Ký cam kết thúc đẩy phát triển ngành gỗ Việt Nam theo hướng bền vững
Nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật của Việt Nam, thực hiện đầy đủ các cam kết Quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký liên quan đến phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như thể hiện trách nhiệm xã hội, môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày 9/11, tại Tp. Hồ Chí Minh, các hiệp hội gỗ trong cả nước đã ký cam kết thúc đẩy phát triển ngành gỗ Việt Nam theo hướng bền vững.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thông tin, tham gia ký cam kết có Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng với các hiệp hội gỗ Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Chi hội Gỗ dán và Chi hội Dăm gỗ. Theo đó, các hiệp hội cùng cam kết tuân thủ đầy đủ Nghị định 102/2020/NĐ-CP (Nghị định VNTLAS) ngày 1/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS) để đảm bảo toàn bộ các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến gỗ được thực thi hợp pháp. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng trong nước và gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro thấp; ưu tiên nguồn gỗ nguyên liệu được khai thác từ các diện tích rừng được quản lý bền vững.Cùng đó, thúc đẩy phát triển thị trường nội địa theo hướng sử dụng gỗ hợp pháp, đẩy mạnh thực hiện truy xuất nguồn gốc gỗ, kêu gọi chuyển đổi từ gỗ nguyên liệu đầu vào từ nguồn rủi ro nhập khẩu sang gỗ rừng trồng trong nước, sản phẩm gỗ từ rừng trồng, và từ gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro thấp.
Các hiệp hội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ các hành vi gian lận thương mại và đầu tư núp bóng trong ngành gỗ, kêu gọi các hoạt động thương mại và đầu tư minh bạch, có trách nhiệm, đem lại giá trị cao cho ngành.Các hiệp hội cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan chung tay xây dựng một nền lâm nghiệp bền vững, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, khuyến khích mở rộng diện tích rừng có chứng chỉ bền vững, hỗ trợ phát triển sinh kế cho các cộng đồng sống dựa vào rừng.
Mở rộng liên kết với các hộ trồng rừng theo hướng sản xuất và thương mại gỗ bền vững, hài hòa về lợi ích, tạo thêm giá trị gia tăng cho các hộ trồng rừng và các cơ sở sản xuất trong làng nghề gỗ.
Song song đó, cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ ủng hộ Chính phủ Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn gỗ nhập khẩu, đặc biệt là gỗ nhiệt đới nhập khẩu từ các nguồn được xác định là rủi ro theo Nghị định VNTLAS; kiến nghị ban hành chính sách mua sắm công đồ gỗ theo hướng loại bỏ hoàn toàn các loại gỗ rủi ro cao ra khỏi các gói mua sắm công; ưu tiên các sản phẩm được làm từ gỗ rừng trồng… Theo ông Đỗ Xuân Lập, để triển khai các nội dung trong cam kết này, mỗi hiệp hội sẽ tiến hành xây dựng chương trình hành động theo lộ trình và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả các hoạt động.Các chương trình hành động bao gồm việc hợp tác với các cơ quan quản lý nhằm đề xuất, phản biện và triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan tới sự phát triển bền vững của ngành gỗ.
Các hiệp hội cũng tích cực vận động, đào tạo và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thành viên, khuyến khích doanh nghiệp liên kết, bao gồm liên kết với các hộ trồng rừng và các doanh hộ làng nghề.Đồng thời, xác định các hoạt động ưu tiên về bảo vệ rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ sinh kế cộng đồng và truyền thông nhằm quảng bá cho hình ảnh của ngành gỗ, góp phần thúc đẩy phát triển ngành gỗ Việt có trách nhiệm và bền vững.
Bên cạnh việc cam kết nói không với gỗ bất hợp pháp, các hiệp hội ngành gỗ cũng đang tích cực vận động để thành lập Quỹ “Việt Nam Xanh” với sứ mệnh thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về ngành gỗ thông qua các hoạt động cụ thể. Ông Nguyễn Chánh Phương, Thành viên Ban vận động thành lập Quỹ “Việt Nam Xanh” cho biết, mục tiêu của Quỹ“Việt Nam Xanh” là thể hiện trách nhiệm và cam kết của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, hoạt động sản xuất và thương mại hợp pháp, bền vững về mặt lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội. Nguồn kinh phí của Quỹ Việt Nam Xanh được vận động từ đóng góp của trực tiếp các hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành gỗ và các nhà tài trợ khác. Quỹ sẽ ưu tiên tài trợ cho các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng nguồn tài nguyên sinh học; hỗ trợ các hoạt động phát triển sinh kế cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia bảo vệ rừng. Ngoài ra, Quỹ Việt Nam Xanh cũng chú trọng thúc đẩy liên kết giữa các hộ sản xuất đồ gỗ tại các làng nghề và các doanh nghiệp trong ngành nhằm mở rộng thị trường, đẩy nhanh việc chuyển đổi nguyên liệu từ các loại gỗ quý nhập khẩu sang các loại gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu từ các nguồn rủi ro thấp.Thông qua đó truyền thông để thay đổi nhận thức và thói quen của cộng đồng về sử dụng gỗ hợp pháp và bền vững.
Quỹ Việt Nam Xanh hiện đang trong quá trình kêu gọi đóng góp và sẽ ra mắt chính thức vào ngày 1/12 trong sự kiện Lễ kỷ niệm 75 thành lập ngành Lâm nghiệp được tổ chức tại Nghệ An./.- Từ khóa :
- hiệp hội gỗ
- ngành gỗ Việt Nam
- xuất khẩu gỗ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để giám sát quản trị rừng và thương mại gỗ bền vững
21:23' - 21/10/2020
Quản trị rừng là một tiến trình mang tính xã hội cao đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia không chỉ của chính quyền mà còn của nhiều bên ở các cấp khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nguồn nguyên liệu gỗ - Bài cuối: Tính toán đầu tư phù hợp
20:00' - 11/10/2020
Các tỉnh, thành khu vực miền Trung đều có “tham vọng” và quyết tâm rất lớn về trồng gỗ lớn FSC, khi xem phát triển rừng loại này là “chìa khóa” để phát triển bền vững ngành lâm nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nguồn nguyên liệu gỗ - Bài 2: Khuyến khích nhưng chưa đủ sức hút với người dân
16:54' - 11/10/2020
Chính sách hỗ trợ của nhà nước về trồng rừng gỗ lớn FSC chưa đủ mạnh cũng là trở ngại trong việc thu hút người dân và doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nguồn nguyên liệu gỗ - Bài 1: Lợi ích kép từ rừng gỗ lớn
16:05' - 11/10/2020
Các tỉnh, thành khu vực Trung Trung bộ đang trở thành “thủ phủ” của cả nước, về trồng rừng gỗ lớn đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC).
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên với Etihad Airways
17:53'
Vietnam Airlines và Etihad Airways chính thức triển khai hợp tác chương trình khách hàng thường xuyên.
-
Doanh nghiệp
Sắp diễn ra hội thảo xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ
17:10'
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 16/7 tới, Cục sẽ tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ dưới hình thức trực tuyến.
-
Doanh nghiệp
Bộ ba "vàng" của Phú Mỹ - PVFCCo cho sản xuất nông nghiệp bền vững
16:45'
Sự kết hợp giữa phân sinh học Sumagrow Inside với NPK Phú Mỹ và phân hữu cơ Phú Mỹ tạo nên bộ ba vàng giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, giảm sâu bệnh và làm chậm quá trình suy thoái đất.
-
Doanh nghiệp
Quản trị biến động xuyên suốt trong điều hành của Petrovietnam
15:36'
Trước một thế giới thay đổi ngày một nhanh và khó đoán định, Petrovietnam xác định “quản trị biến động” là phương thức quan trọng và xuyên suốt trong điều hành doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận nửa đầu năm của Lọc dầu Bình Sơn vượt 93% kế hoạch
12:44'
6 tháng đầu năm 2025, lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị thành viên của Petrovietnam ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 93% kế hoạch.
-
Doanh nghiệp
Giải ngân đầu tư của Petrovietnam tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
11:51'
Trong 6 tháng đầu năm 2025, giải ngân đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, tăng 31,2% so với thực hiện năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Bưu điện Việt Nam triển khai nhiều giải pháp thích ứng với thay đổi địa giới hành chính
09:45'
Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí.
-
Doanh nghiệp
SCG cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero
09:29'
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đang hoạt động tại Việt Nam chia sẻ chiến lược và mô hình Thành phố Carbon thấp, cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero.
-
Doanh nghiệp
Sandbox Fintech mở thêm cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
19:45' - 02/07/2025
Các giải pháp được phát triển thông qua đổi mới công nghệ, đặc biệt với sự hỗ trợ của sandbox sẽ giúp nâng khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn