Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý
Chiều 12/2, trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc xây dựng Luật này nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy Chính phủ kiến tạo phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dự thảo Luật gồm 5 chương, 32 điều (so với Luật hiện hành giảm 2 chương, giảm 18 điều), bảo đảm tính kế thừa và khái quát cao theo yêu cầu đổi mới xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư và Quốc hội, bảo đảm ổn định và tuổi thọ lâu dài trong hệ thống pháp luật. Theo đó, dự thảo Luật thiết kế nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ thực hiện theo quy định của Hiến pháp; đồng thời, làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng: Trình Quốc hội quyết định các nội dung cơ bản, quan trọng; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền; trình Chủ tịch nước quyết định đặc xá theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của Chính phủ. “Việc xác định nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gắn với hoàn thiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất sẽ bảo đảm nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp với cơ quan thực hiện quyền lập pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp”, Bộ trưởng Nội vụ nói.Điểm mới trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ (Điều 10 dự thảo Luật) đó là Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực. Chính phủ phân công phạm vi quản lý nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ; phân cấp thẩm quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo phạm vi quản lý, bảo đảm phân định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ và người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ.
Chính phủ quyết định các chính sách phát triển ngành, vùng, địa phương, trừ những chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và chính quyền địa phương, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và các mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua.
Đối với những vấn đề đã phân quyền cho chính quyền địa phương, thì chính quyền địa phương chủ động quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân quyền.
Liên quan đến hoàn thiện các nội dung mang tính nguyên tắc về phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương (Điều 7, Điều 8, Điều 9 dự thảo Luật), Bộ trưởng Nội vụ cho hay, về phân quyền, dự thảo Luật đã xác định nguyên tắc phân quyền; trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.
Về phân cấp, thực hiện theo nguyên tắc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người được phân cấp chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Dự thảo Luật đã làm rõ về chủ thể phân cấp; nguyên tắc phân cấp; thẩm quyền và trách nhiệm của các chủ thể khi thực hiện phân cấp.
Đồng thời, dự thảo Luật làm rõ chủ thể, cách thức, nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền và các điều kiện mang tính nguyên tắc trong việc thực hiện ủy quyền.
Đây là điểm mới nổi bật, mang tính nguyên tắc căn bản, cốt lõi để các Luật khác trong hệ thống pháp luật, làm căn cứ quy định về phân cấp và lần đầu tiên được quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương.
Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban này tán thành với việc bổ sung quy định tại các Điều 7, 8 và 9 về phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, những nội dung về phân quyền, phân cấp, ủy quyền được thể hiện ở dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Cụ thể, về chủ thể nhận phân cấp, khoản 1 Điều 8 của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) xác định các chủ thể nhận phân cấp ở địa phương bao gồm: HĐND, UBND, Chủ tịch UBND; trong khi đó, khoản 5 Điều 14 của dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định: “UBND cấp tỉnh được đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương”, có thể dẫn đến mở rộng phạm vi các chủ thể ở địa phương nhận phân cấp từ trung ương.
Đồng thời, Điều 50 của Luật Thủ đô quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc xem xét, quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định một số nội dung về phân cấp, ủy quyền khác với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Do đó, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát để quy định thống nhất chủ thể nhận phân cấp ở địa phương và các nguyên tắc chung về phân cấp, ủy quyền, bảo đảm thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý giữa trung ương và địa phương.
Các vấn đề cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của luật khác hoặc những vấn đề cần phải linh hoạt để phù hợp với thực tiễn thì không nên quy định cứng trong 2 luật này mà để pháp luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật điều chỉnh.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Cơ quan trình dự án luật phải chịu trách nhiệm đến cùng
14:24' - 12/02/2025
Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết
12:42' - 12/02/2025
Lạm phát là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định vĩ mô cũng như đời sống người dân và chi phí của doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
18:13'
Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo các dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
18:13'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc
15:01'
Ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên với yêu cầu "6 hơn"
11:11'
Sáng 16/3, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công và phát động thi đua xây dựng đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên
11:01'
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 1 tổ chức Lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện
10:10'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ban hành Công điện số 1822/CĐ-BCT về việc bảo đảm vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện.
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD trong ngày đầu thực hiện mô hình hải quan mới
08:26'
Đến thời điểm 17h00 ngày 15/3 (ngày đầu tiên thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới của cơ quan hải quan) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD, với trên 20,3 nghìn tờ khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phát triển công nghiệp quốc phòng trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
20:02' - 15/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành về kết quả hoạt động nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đề nghị Giáo sư Thomas Vallely tham vấn để quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ cân bằng, hài hòa, bền vững
17:07' - 15/03/2025
Việt Nam đã và đang tích cực triển khai các biện pháp để góp phần giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ, trong đó có vấn đề thâm hụt thương mại.