Làm việc từ xa có tiếp tục sau khi COVID-19 đã được kiểm soát?
Một câu hỏi lớn đã nhận được nhiều sự chú ý từ hàng triệu nhân viên đang làm việc từ xa ở Mỹ sau một năm nhiều gián vì đoạn đại dịch COVID-19: Liệu xu hướng cho phép làm việc từ xa - ít nhất là một vài ngày trong tuần – có được kéo dài sau khi COVID-19 đã được kiểm soát?
Hôm 17/3, một trong những tập đoàn khổng lồ của Mỹ, Ford Motor Co., đã đưa ra câu trả lời của riêng mình: Họ cho phép khoảng 30.000 nhân viên trên toàn thế giới đang làm việc tại nhà có thể tiếp tục làm từ xa vô thời hạn, với thời gian linh hoạt được cấp quản lý chấp thuận.Những nhân viên này sẽ có phong cách làm việc “kết hợp”: chủ yếu sẽ làm từ xa và chỉ tới văn phòng để tham dự các cuộc họp nhóm và các dự án cần tương tác trực tiếp.
Thông báo của Ford đã gửi đi một trong những tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy đại dịch COVID-19 đã thay đổi văn hóa làm việc của người Mỹ bằng cách xóa bỏ mọi kỳ thị và khuyến khích áp dụng công nghệ cho phép làm việc từ xa. Xu hướng ngày càng phổ biến Ford chỉ là cái tên mới nhất trong danh sách các công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà nhiều hơn sau đại dịch. Trước Ford, Salesforce, Facebook, Google và các công ty công nghệ khác cho biết họ sẽ tiếp tục chính sách làm việc tại nhà vô thời hạn.Tập đoàn bán lẻ Target Corp. cũng sẽ chuyển địa điểm văn phòng chính khỏi trung tâm thành phố Minneapolis vì họ đang chuyển sang mô hình hỗn hợp cho 3.500 nhân viên của mình.
Có nhiều bằng chứng khác cho thấy xu hướng làm việc từ xa sẽ tiếp tục trở nên phổ biến hơn nữa tại Mỹ so với một năm trước. Báo cáo mới nhất từ trang web việc làm Indeed cho biết các tin đăng tuyển dụng đề cập đến “công việc từ xa” đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi đại dịch bắt đầu. Các vị trí việc làm như vậy vẫn đang tăng lên ngay cả khi Chính phủ Mỹ tăng tốc triển khai tiêm chủng và tốc độ lây lan của COVID-19 được xác nhận đang giảm. Ông Jed Kolko, nhà kinh tế trưởng tại Indeed, cho biết những chỉ dấu trong thông tin tuyển dụng cho thấy các nhà tuyển dụng ngày càng cởi mở hơn với làm việc từ xa, ngay cả khi một số nhân viên được phép quay trở lại nơi làm việc. Tỷ lệ các bài đăng tuyển dụng trên nền tảng của Indeed đề cập đến “công việc từ xa” hoặc “làm việc tại nhà” đã đạt 7% vào tháng 2/2021, tăng so với mức chỉ dưới 3% cách đây một năm. Nhưng trong một số ngành, mức tăng còn ấn tượng hơn nhiều, bao gồm cả những ngành vốn có truyền thống không hoan nghênh điều này. Ví dụ được Indeed đưa ra là trong ngành dịch vụ pháp lý, các vị trí đăng tuyển công việc làm từ xa bao gồm trợ lý luật sư và trợ lý pháp lý đã tăng từ mức dưới 5% trong nửa cuối năm 2019 lên 16% vào nửa cuối năm 2020. Còn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đối với các công việc như chuyên gia thẩm định rủi ro và bảo lãnh khoản vay, các tin đăng tuyển cho vị trí làm việc từ xa đã tăng từ 4% lên gần 16%.Một nghiên cứu vào tháng trước của ông Alexander Bick, nhà kinh tế học tại Đại học Bang Arizona và hai đồng nghiệp cho thấy gần 13% nhân viên tham gia khảo sát có kế hoạch làm việc tại nhà toàn thời gian sau đại dịch. Con số trên gần gấp đôi so với mức 7,6% vào tháng 2/2020. Ngoài ra, 25% khác dự kiến làm như vậy ít nhất một ngày mỗi tuần, tăng từ mức 17% trước đại dịch.
Còn theo nghiên cứu của công ty tư vấn PwC, các quản lý cấp cao nhận định rằng làm việc từ xa đã tỏ ra thành công trong thời kỳ đại dịch. Trong số 133 quản lý của các công ty lớn tham gia khảo sát, khoảng 55% cho biết họ dự kiến cho phép nhân viên tiếp tục làm việc từ xa. Chỉ 17% nói rằng họ muốn nhân viên quay lại văn phòng càng sớm càng tốt. 26% khác cho biết họ muốn nhân viên làm việc từ xa có giới hạn, song thừa nhận rằng văn hóa này đã trở nên phổ biến với nhân viên. “Mặt trái” của xu hướng làm việc từ xa Đại dịch COVID-19 đã tạo ra động lực để các tập đoàn thử nghiệm mô hình hoạt động từ xa trên quy mô lớn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng suất lao động không những không bị ảnh hưởng bởi hình thức này, mà thậm chí trong một số trường hợp, chỉ số còn được cải thiện đáng kể nhờ tiết kiệm thời gian đi lại. Tuy nhiên, xu hướng này vẫn có những ảnh hưởng nhất định. Bà Daryl Fairweather, nhà kinh tế trưởng tại công ty môi giới bất động sản Redfin, cho biết đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh một xu hướng xuất hiện từ trước đó: Ngày càng có nhiều người Mỹ tìm kiếm những ngôi nhà rẻ hơn ở các thành phố và vùng ngoại ô thưa dân cư. Điều này được thể hiện qua số liệu cho thấy ngay cả khi số lượng nhà để bán đã giảm trên toàn quốc trong năm 2020, nguồn cung nhà ở New York, San Francisco và Los Angeles đã tăng lên. Số nhà có sẵn ở các thành phố ven biển lớn khác, chẳng hạn như Seattle, Boston và Washington tuy cũng suy giảm nhưng ở mức nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình trên toàn quốc. Những biến động như vậy có thể gây ra thay đổi về tình trạng cư trú của người dân và ảnh hưởng đến kinh tế của các khu vực thành phố lớn. Một số nhân công có tay nghề cao có thể di cư từ các thành phố ven biển đắt đỏ về các thành phố hoặc thị trấn nhỏ có giá cả phải chăng hơn.Các văn phòng có thể thu hẹp diện tích và chủ yếu dùng cho các dự án cần hợp tác trực tiếp. Ngoài ra, doanh thu từ thuế của các thành phố lớn có thể sụt giảm do ngày càng ít công nhân làm việc tại các quán bar, nhà hàng và quán cà phê.
Ngay cả khi những người làm việc từ xa không chuyển đi, nhiều thành phố cũng bị ảnh hưởng về mặt tài chính. Một nghiên cứu học thuật ước tính rằng chi tiêu của người lao động tại các doanh nghiệp ở trung tâm thành phố sẽ giảm từ 5% đến 10% sau đại dịch. Điều cần chú ý nữa là cơ hội làm việc từ xa linh hoạt là không đồng đều giữa các ngành nghề. Xu hướng này chủ yếu tập trung một cách không cân đối cho nhóm lao động có học vấn cao với mức lương tốt. Các công việc được trả lương thấp hơn thường yêu cầu nhân viên phải làm việc tại chỗ hoặc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Bên cạnh đó, xu hướng này cũng không đồng đều giữa các nhóm sắc tộc. Theo phân tích dữ liệu chính phủ của công ty nghiên cứu Conference Board, hơn 1/3 nhân viên gốc châu Á và 1/4 gốc da trắng làm việc tại nhà vào tháng 1/2021. Trong khi đó, con số này cho nhóm nhân viên gốc da màu và Tây Ban Nha lần lượt chỉ là 19% và 14%./.>>>Công nghệ số cho phép các nền kinh tế tránh bị ngưng trệ hoàn toàn
Tin liên quan
-
Thị trường
Canada trở thành điểm đến hấp dẫn nhất đối với lao động quốc tế
13:54' - 09/03/2021
Canada đã vượt qua Mỹ, trở thành điểm đến mong muốn nhất đối với lao động quốc tế.
-
Công nghệ
Văn phòng làm việc trực tuyến Microsoft Mesh xoá bỏ ranh giới thực và ảo
10:01' - 04/03/2021
Ngày 2/3, Tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ Microsoft đã công bố nền tảng tạo môi trường làm việc trong tương lai, xóa bỏ mọi ranh giới thực và ảo Microsoft Mesh.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đường mía xuất xứ từ Thái Lan
22:29' - 19/03/2025
Cục Phòng vệ thương mại vừa có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
-
DN cần biết
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử của nhà thuốc qua VNeID
19:23' - 19/03/2025
Chiều 19/3, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Dữ liệu Dân cư và Căn cước công dân (RAR) thuộc Cục Cảnh sát và Công ty Dược phẩm Pharmacity ký hợp tác về dịch vụ xác thực điện tử của Pharmacity qua VNeID.
-
DN cần biết
Người chơi huyện vùng cao Hà Giang trúng hơn 22 tỷ đồng khi mua xổ số điện toán Vietlott
18:31' - 19/03/2025
Anh V.V.M, thuê bao VinaPhone đến từ một huyện vùng cao của Hà Giang với giá trị giải thưởng hơn 22,8 tỷ đồng của Vietlott.
-
DN cần biết
VietNam Expo 2025: Cơ hội thúc đẩy mục tiêu xuất khẩu
16:51' - 19/03/2025
VietNam Expo 2025 diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế 91 Trần Hưng Đạo Hà Nội, dự kiến quy tụ khoảng 500 doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ trưng bày 550 gian hàng.
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu dùng và xuất khẩu
15:42' - 18/03/2025
Sản phẩm lương thực thực phẩm của TP. Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung đã có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau, kể cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…
-
DN cần biết
Khai mạc Triển lãm Food & Hospitality Hanoi 2025
12:02' - 18/03/2025
Triển lãm năm nay diễn ra từ ngày 18 - 20/3, quy tụ hơn 170 doanh nghiệp trong nước và quốc tế như: Ấn Độ, Ba Lan, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ...
-
DN cần biết
Việt Nam là thị trường cung cấp thuỷ sản lớn thứ 2 cho Brazil
14:00' - 17/03/2025
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Brazil vẫn có xu hướng tăng, do đó thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới.
-
DN cần biết
Chống gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử
19:18' - 14/03/2025
Thực tế kiểm tra, kiểm soát trên thị trường có thể thấy, hầu hết các sản phẩm có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
DN cần biết
Thực phẩm phải được công nhận trước khi nhập khẩu vào Malaysia
10:36' - 14/03/2025
Malaysia dự thảo Sửa đổi Quy định về Thực phẩm. Theo đó, yêu cầu thực phẩm nhập khẩu phải được sản xuất tại các cơ sở thực hiện áp dụng Chương trình đảm bảo an toàn thực phẩm được Bộ Y tế công nhận.