Lãi suất ngân hàng liệu có giảm thêm?
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã khẳng định quyết tâm Chính phủ sẽ nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm nay như Quốc hội đề ra. Nhân tố đóng góp cho việc hiện thực mục tiêu này là nguồn vốn đang được doanh nghiệp, giới chuyên gia kỳ vọng sẽ giữ được ổn định và có thể giảm trong thời gian tới.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ đầu năm đến nay nằm trong xu hướng giảm dần, tháng sau giảm so với tháng trước. Cụ thể tháng 1/2017, CPI tăng 0,46% so với tháng trước, thì tháng 2 mức tăng là 0,23%, tháng 3 là 0,21%, tháng 4 không tăng so với tháng 3 và tháng 5 lần đầu tiên kể từ đầu năm đã giảm 0,53% so với tháng trước.
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ cũng đánh giá, tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực.
Riêng đối với lĩnh vực tiền tệ, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ rõ, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, mặt bằng lãi suất cho vay từ năm 2016 đến nay được giữ ổn định, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong cân đối vĩ mô, thị trường tiền tệ và diễn biến lạm phát.
Đặc biệt từ cuối tháng 9/2016, một số tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm từ 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm từ 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, qua đó tiếp tục hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ vậy, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng trưởng tích cực, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế .
Hiện mặt bằng lãi suất huy động VND kỳ hạn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng từ 4,8-5,4%/năm; kỳ hạn từ 6-12 tháng ở mức 5,4-6,5%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng từ 6,5-7,2%/năm. Lãi suất cho vay VND phổ biến khoảng từ 6-9%/năm đối với ngắn hạn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Riêng khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4-5%/năm.
“Như vậy, mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm mạnh chỉ bằng 40% lãi suất so với cuối năm 2011, phù hợp với mục tiêu điều hành, diễn biến tiền tệ và lạm phát, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền – TCTD và khách hàng vay,” Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết.
Theo Luật sư – TS Bùi Quang Tín (Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh), ngoài yếu tố lạm phát giảm, lãi suất liên ngân hàng hiện ở mức thấp nhất trong 3 tháng gần đây và đang ở mức xấp xỉ 5%, cho thấy thanh khoản của các ngân hàng dồi dào, đặc biệt đối với nguồn vốn ngắn hạn dưới 3 tháng.
Đây là bệ đỡ về nguồn vốn giúp cho các ngân hàng thương mại có thể giảm lãi suất cho vay ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Với 10 ngân hàng thí điểm thực hiện basel II (là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng), như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam… sẽ hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán…
Theo đó, lượng vốn từ các ngân hàng này và một số ngân hàng khác cho vay lĩnh vực phi sản xuất sẽ giảm đồng nghĩa với giảm áp lực cung vốn từ hệ thống ngân hàng. Từ đó, có điều kiện tăng nguồn vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Theo Luật sư Bùi Quang Tín, với các dấu hiệu này, khả năng lãi suất cho vay sắp tới sẽ được ổn định và nếu có điều kiện giảm được từ 0,5-1% sẽ là lý tưởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm nay.
BaoViet Bank chi nhánh Hải Phòng. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS.Nguyễn Trí Hiếu cũng nhận định chính sách tiền tệ đã đạt được những thành công đáng kể, kiểm soát lạm phát tốt, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế với những công cụ giữ ổn định tỉ giá, đẩy lùi hiện tượng vàng hóa và đô la hóa. Thanh khoản VND của hệ thống tổ chức tín dụng được đảm bảo, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, với những nỗ lực của NHNN và Chính phủ để hạ lãi suất hỗ trợ các doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh hơn, lãi suất cho vay vẫn chưa hạ ở mức độ mong muốn, trong khi lãi suất huy động lại có chiều hướng tăng.
Với điều kiện thị trường hiện nay, lãi suất ngân hàng cả huy động lẫn cho vay trong thời gian tới sẽ khó giảm thêm thậm chí còn tăng vào nửa năm sau năm 2017 do thị trường ẩn chứa những điều kiện không thuận lợi.
Chuyên gia này phân tích, tỷ lệ lạm phát hiện nay khoảng 4% và cho cả năm lạm phát dự kiến sẽ tăng lên đến 5%. Với mức lãi suất huy động thường cao hơn 2% so với tỷ lệ lạm phát thì lãi suất huy động kỳ vọng sẽ là 7%. Như vậy, để đảm bảo được chi phí hoạt động và có lãi, chênh lệch lãi suất phải ở mức 3%, do đó, lãi suất cho vay phải khoảng từ 9-10% trở lên.
Thêm nữa, Chính phủ đặt quyết tâm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay là 6,7% như Quốc hội đề ra, theo đó sẽ cần phải đẩy một lượng vốn vay vào nền kinh tế. Muốn vậy, các ngân hàng phải tăng huy động vốn và kéo theo việc phải tăng lãi suất để đáp ứng được nguồn tiền cần thiết để cho vay.
Thêm vào đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ vẫn ở mức cao cũng ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất. Kể từ đầu năm 2017 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công trên 97,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Theo đó, mức lãi suất huy động kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 20 năm, 30 năm từ 5,03% đến 7,55%.
Trên thị trường tài chính, chuyên gia này phân tích: Trái phiếu kho bạc nhà nước, nguồn tài trợ chính cho chi tiêu và đầu tư của Chính phủ, cạnh tranh trực tiếp với tiền gửi ngân hàng. Nếu các ngân hàng huy động tiền gửi với lãi suất bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ thì nhiều thành phần kinh tế sẽ mua trái phiếu Chính phủ thay vì gửi tiền ngân hàng có hệ số rủi ro bằng 0% trong khi gửi tiền ngân hàng vẫn có rủi ro, nhất là khi Chính phủ và Quốc hội đang xem xét việc cho ngân hàng phá sản.
Vì vậy, để thu hút nguồn vốn huy động các ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất huy động tăng sẽ kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng.
Cũng theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, mặt bằng lãi suất tiếp tục chịu những tác động bất lợi từ thị trường tài chính thế giới. Quyết định tăng lãi suất của Fed cũng tác động đến tỉ giá và lãi suất của tiền đồng. Lãi suất đồng đô la tăng sẽ tạo áp lực lên tỉ giá tiền đồng với đô la.
Để hạn chế tác dụng phụ của việc tỉ giá tăng, các ngân hàng sẽ phải tăng hay ít nhất giữ nguyên lãi suất tiền đồng để hạn chế việc chuyển dịch tiền gửi bằng tiền đồng sang đô la.
Trở về tình hình tài chính nội địa, yếu tố nợ xấu buộc các ngân hàng thương mại phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro do đó tăng chi phí hoạt động, dẫn đến việc lãi suất cho vay tăng để bù trừ cho chi phí vốn và chi phí hoạt động cho xu hướng tăng.
"Thêm vào đó, cũng chính vì nợ xấu mà dòng vốn khả dụng không quay trở lại với ngân hàng, buộc các ngân hàng phải huy động mới để trả lại các khoản huy động trước đây. Với tổng dư nợ xấu lên đến khoảng 600 nghìn tỷ đồng, các ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi, tránh tình trạng mất thanh khoản do nợ xấu", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho hay.
Hiện dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang được bàn thảo trên nghị trường kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Nhiều ý kiến kỳ vọng dự thảo Nghị quyết đi vào cuộc sống sẽ sớm giải quyết vấn đề nợ xấu, tháo gỡ nút thắt vốn tín dụng cho thị trường.
TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nếu dự thảo Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp này, chỉ đến quý I/2018, có thể giảm được 0,75 điểm % lãi suất. Và dự kiến trong 3 - 4 năm thì gần như toàn bộ phần nợ xấu đang nằm ở Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và ở các tổ chức tín dụng sẽ được xử lý xong.
Luật sư, TS Bùi Quang Tín cũng bày tỏ hy vọng với sự cấp thiết trong xử lý nợ xấu hiện nay, Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được phê chuẩn và sớm thực thi.
“Như vậy sớm nhất trong quý IV/2017 lãi suất cho vay sẽ thay đổi, cùng lúc với nhu cầu vốn cho sản xuất tăng dịp cuối năm, sẽ là cơ hội tốt cho nền kinh tế”- Luật sư Bùi Quang Tín cho biết.
Về phía nhà điều hành, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên.
Theo đó, sẽ đặc biệt quan tâm các dự án hiệu quả, các doanh nghiệp, dự án đầu tư có chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các sản phẩm thương hiệu Việt Nam cạnh tranh được trong khu vực và thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp sạch, các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được ngành ngân hàng chú ý tạo điều kiện về nguồn vốn.
Bên cạnh đó, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cách thức cấp tín dụng theo hướng có sự chọn lọc ưu tiên phân loại doanh nghiệp góp phần vào các chương trình tái cơ cấu sản xuất.
Về lãi suất, NHNN sẽ tiếp tục bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành lãi suất ổn định, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
VietinBank dẫn đầu nhóm ngân hàng Việt lọt Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới
15:12' - 26/05/2017
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) là ngân hàng Việt Nam số 1 trong Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới 2017 (Forbes Global 2000) của Tạp chí Forbes (Mỹ).
-
Ngân hàng
Các vụ mất tiền trong tài khoản: Hé lộ lỗ hổng bảo mật của ngân hàng?
18:40' - 14/05/2017
Việc thẻ ATM DongA Bank của anh Nguyễn Minh Dương mới đây bị mất 129 triệu đồng trong tài khoản trong lúc chiếc thẻ vẫn đang được ngân hàng giữ phải chăng đã hé lộ lỗ hổng trong bảo mật ngân hàng.
-
Ngân hàng
70% ngân hàng tại Bình Dương cho vay, hỗ trợ người nuôi lợn
17:25' - 12/05/2017
Các tổ chức tín dụng tại Bình Dương cho vay gần 540 tỷ đồng đối với 2.151 khách hàng cá nhân và hộ gia đình vay để chăn nuôi heo.
-
Ngân hàng
Cho vay nông nghiệp công nghệ cao, ngân hàng phải tính đến hiệu quả đầu tư
11:46' - 06/05/2017
Gói tín dụng nông nghiệp công nghệ cao đang được kỳ vọng sẽ mang đến “làn gió mới” cho nông nghiệp nước nhà trong bối cảnh nông sản chưa thoát khỏi bi kịch “được mùa, rớt giá”.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17'
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28'
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba điểm yếu đối với sự ổn định tài chính toàn cầu
07:44' - 23/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa cảnh báo rằng hệ thống tài chính toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng tăng khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump khiến thị trường rung chuyển.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tái thiết niềm tin để trái phiếu doanh nghiệp trở lại đường đua
18:50' - 22/04/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ có thể cất cánh nếu đồng thời giải quyết tốt các nút thắt ngắn hạn và cấu trúc dài hạn.