Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến động lực tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản
Ngày 9/3, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong 3 tháng cuối năm 2022 thực tế chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức 0,6% được báo cáo trước đó.
Tăng trưởng GDP thực tế trong quý IV/2022 tăng 0,02% so với quý trước đó, thấp hơn so với mức 0,2% từng được công bố. GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trở lại sau mức giảm ngoài dự kiến trong quý III/2022, song vẫn thiếu động lực tăng trưởng.
Lạm phát leo thang tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, ngay cả khi nhu cầu đối với dịch vụ, vốn “ảm đạm” trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hiện đã phục hồi và góp phần hỗ trợ tiêu dùng.
Cụ thể, tiêu dùng tư nhân, động lực chính của tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, tăng 0,3%, thấp hơn so với mức 0,5% được công bố trước đó. Chi tiêu vốn, một động lực quan trọng khác của nền kinh tế, giảm 0,5%, không đổi so với báo cáo sơ bộ. Đầu tư công giảm 0,3%, thấp hơn so với mức giảm 0,5% từng được công bố.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang cân nhắc triển khai các biện pháp bổ sung nhằm giảm lạm phát trong bối cảnh các hộ gia đình đang cảm nhận rõ sức ép của giá cả hàng hóa leo thang. Với dự báo lạm phát sẽ giảm vào cuối năm nay, ngân hàng trung ương Nhật Bản đang duy trì chính sách lãi suất siêu thấp./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed cảnh báo áp lực lạm phát tại Mỹ lan rộng
07:47' - 09/03/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 8/3 cảnh báo rằng nước này vẫn phải đối mặt với áp lực lạm phát "lan rộng".
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB cam kết nỗ lực hết sức để kiểm soát lạm phát
21:39' - 08/03/2023
Ngày 8/3, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cam kết "làm bất cứ điều gì cần thiết" để hạ nhiệt lạm phát và khôi phục sự ổn định giá cả.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu: Lương cao hơn sẽ kéo dài lạm phát? - Bài cuối: Trách nhiệm không của riêng ai
16:01' - 07/03/2023
Tình trạng khan hiếm công nhân đang thúc đẩy sự điều chỉnh rất cần thiết trong cán cân quyền lực giữa tư bản và lao động, và rằng tiền lương phải tăng lên để bảo vệ mức sống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ khởi sắc đặt ra thách thức cho tân Tổng thống
15:54'
Tổng thống Mỹ tiếp theo có thể sẽ tiếp quản một nền kinh tế đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, đây lại là một thách thức không nhỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua sít sao chưa từng có
14:46'
Truyền thông Mỹ nhận định, rất khó dự đoán kết quả của cuộc bầu cử nếu chỉ dựa trên dữ liệu khảo sát số phiếu bầu sớm.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:10'
EU áp thuể bổ sung với xe điện nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, điều tra nền tảng thương mại điện tử Temu, giá vàng thế giới liên tục phá đỉnh... là một số sự kiện kinh tế nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ đến Trung Đông
09:41'
Quân đội Mỹ ngày 2/11 thông báo máy bay ném bom B-52 của nước này đã đến Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Nga tăng mạnh lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu
21:45' - 02/11/2024
Nguồn cung cấp khí đốt Nga cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Moldova, quá cảnh qua Ukraine, trong tháng 10/2024 đã tăng lên mức gần mức tối đa có thể về mặt kỹ thuật.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại biên giới của Thái Lan đạt gần 40 tỷ USD
21:44' - 02/11/2024
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, thương mại biên giới và xuyên biên giới của đất nước Chùa Vàng tiếp tục đà tăng trưởng trong tháng 9/2024, đạt mức tăng trưởng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Iraq cắt giảm xuất khẩu dầu thô
10:50' - 02/11/2024
Ngày 1/11, Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết nước này đã giảm sản lượng dầu và cắt giảm xuất khẩu dầu thô xuống còn 3,3 triệu thùng/ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể trở thành trung tâm lương thực toàn cầu
09:10' - 02/11/2024
Thái Lan đang thảo luận với Nga để thúc đẩy quá trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chuyển hướng khỏi thị trường nông sản Mỹ
07:48' - 02/11/2024
Trung Quốc đã giảm mua hàng Mỹ và mua thêm ngũ cốc từ Brazil, Argentina, Ukraine và Australia, ngay cả khi nước này tăng cường sản xuất trong nước.