Lạm phát đang giảm nhưng chưa đủ
Trước đại dịch, ý tưởng về tỷ lệ lạm phát hàng năm là 10% trong khu vực đồng euro dường như là một câu chuyện khó tin. Nhưng trong tháng 11/2022, đó lại là một tin vui, khi lạm phát tăng lên 10,6%.
Điều tương tự cũng diễn ra đối với Mỹ. Khi lạm phát đạt đỉnh, tốc độ tăng lãi suất dự kiến cũng chậm lại. Vào hai ngày 14-15/12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm, tức là giảm tốc so với mức tăng 0,75 điểm phần trăm phổ biến gần đây.Trên toàn cầu, lạm phát đã bắt đầu giảm, chủ yếu do giá năng lượng đã giảm kể từ mùa Hè và các chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đang hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên, lạm phát vẫn còn cách mục tiêu 2% của các ngân hàng trung ương rất xa. Có ba lý do cho thấy giới chức các nước vẫn phải vật lộn để sớm đạt được mục tiêu của mình.Đầu tiên là sự khan hiếm người lao động. Trong khi tin tức về giá cả là tốt, dữ liệu tiền lương mới nhất lại đáng lo ngại. Ở Mỹ, thu nhập trung bình mỗi giờ đã cho thấy dấu hiệu giảm nhẹ kể từ tháng 8/2022. Nhưng các số liệu cập nhật được công bố vào ngày 2/12 đã đảo ngược bức tranh này, mức tăng trưởng hàng năm là 5,1% trong ba tháng qua, gần như phù hợp với các cuộc khảo sát khác. Kể từ khi dữ liệu được đưa ra, thị trường chứng khoán ở Mỹ đã giảm, dự đoán chính sách tăng lãi suất sẽ kéo dài. Ở Anh, tiền lương đang tăng với tốc độ tương tự, và một làn sóng đình công có thể dẫn đến sự gia tăng lớn hơn nữa. Thị trường lao động của khu vực đồng euro, mặc dù không quá nóng, nhưng đủ nóng để khiến các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng lạm phát giá năng lượng có thể ảnh hưởng đến phần còn lại của nền kinh tế, khi người lao động mặc cả để có mức lương cao hơn để bù đắp chi phí sinh hoạt gia tăng.Vấn đề thứ hai là chính sách tài khóa. Biện pháp này sẽ giúp các ngân hàng trung ương hạ nhiệt thị trường lao động nếu các chính phủ giảm thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) gần đây của Mỹ chỉ tạo ra một vết lõm nhỏ trong việc vay nợ của chính phủ và chính quyền của ông Biden đang cố gắng xóa các khoản nợ của sinh viên. Châu Âu đang phung phí trợ cấp năng lượng bất chấp cảnh báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức khác rằng, sẽ là không khôn ngoan khi kích thích các nền kinh tế thiếu năng lực sản xuất dự phòng. Đó cũng là một sai lầm mà Mỹ đã mắc phải vào năm 2021, khi “Kế hoạch giải cứu nước Mỹ” của Tổng thống Joe Biden khiến nền kinh tế phát triển quá nóng. Nếu EU duy trì các biện pháp của mình trong suốt năm 2023, chi phí, sau khi trừ các khoản thuế được huy động để tài trợ cho các khoản cứu trợ, sẽ đạt gần 2% GDP. Nhìn chung, quá trình thắt lưng buộc bụng được ca ngợi nhiều của Anh sẽ không bắt đầu cho đến năm 2025, do mức trần giá năng lượng đắt đỏ của nước này.Gần 2/3 chi tiêu năng lượng của EU là kiểm soát giá cho tất cả mọi người, điều này rất tốn kém và không khuyến khích tiết kiệm năng lượng. Chỉ 1/5 các khoản chi được sử dụng dưới hình thức phân phối lại có mục tiêu cho người nghèo - cách tiếp cận được đề xuất bởi những tổ chức như IMF. Ngay cả Đức, quốc gia chỉ giới hạn mức giá tối đa 80% so với mức sử dụng trước đây của một hộ gia đình, vẫn đang vay để tài trợ cho chương trình này.Nguy cơ cuối cùng là lạm phát năng lượng quay trở lại vào năm 2023. Năm nay, các nền kinh tế châu Âu đã được hưởng lợi từ sự cạnh tranh yếu ớt đối với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) khan hiếm trên toàn cầu, một phần là do nền kinh tế Trung Quốc đã bị cản trở bởi chính sách Zero COVID của nước này. Nhưng Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch. Nếu nền kinh tế của nước này mở cửa trở lại và phục hồi, giá khí đốt có thể tăng vào năm 2023. Cuộc chiến chống lạm phát của các ngân hàng trung ương đã diễn ra khá quyết liệt, nhưng các ngân hàng sẽ vẫn phải chống chọi lại lạm phát trong một thời gian dài./.- Từ khóa :
- lạm phát
- ngân hàng trung ương
- lãi suất
- tăng lãi suất
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo EU hối thúc hành động để giải quyết quan ngại về luật giảm lạm phát của Mỹ
09:23' - 05/12/2022
Ngày 4/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi hành động để giải quyết những quan ngại liên quan đến Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đức và Pháp đặt mục tiêu đưa lạm phát ở Eurozone trở lại mức 2%
08:14' - 05/12/2022
Giới chức Ngân hàng Trung ương Đức và Pháp ngày 4/12 tuyên bố hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu này quyết tâm đưa lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trở lại mức mục tiêu 2%.
-
Tài chính
Lạm phát làm xói mòn giá trị thực của tiền lương tối thiểu
08:30' - 04/12/2022
Các ước tính cho thấy rằng bất chấp những điều chỉnh danh nghĩa đang diễn ra, lạm phát giá tăng nhanh đang nhanh chóng làm xói mòn giá trị thực của tiền lương tối thiểu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.