Lạm phát “hạ nhiệt” kéo theo làn sóng hạ lãi suất toàn cầu
Và 8 trong số 10 quốc gia và khu vực có đồng tiền mạnh hàng đầu thế giới dự kiến sẽ hạ lãi suất cơ bản trong năm nay. Đây là sự thay đổi chính sách tiền tệ toàn cầu sau chu trình khoảng hai năm tăng lãi suất chưa từng có bắt đầu từ 2022.
10 quốc gia và khu vực có đồng tiền mạnh hàng đầu thế giới đề cập đến các quốc gia phát hành các loại tiền tệ được giao dịch phổ biến và có tác động nhất gồm: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Canada, Thụy Sỹ, Australia, Thụy Điển và Na Uy.
Ngày 6/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ và hạ lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm. Đây là lần thay đổi định hướng chính sách tiền tệ đầu tiên trong 1 năm 11 tháng, kể từ tháng 7/2022, thời điểm ECB bắt đầu tăng lãi suất.
Một ngày trước đó, Ngân hàng trung ương Canada (BoC) đã trở thành ngân hàng đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hạ lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm từ 5% xuống 4,75%. Như vậy đây là lần đầu tiên sau 4 năm Canada hạ lãi suất kể từ tháng 3/2020, ngay sau khi đại dịch bùng phát. BoC cho biết quyết định hạ lãi suất là do tốc độ gia tăng giá cả tiêu dùng (CPI) của Canada gần đây đã giảm xuống còn 2,7% so với năm trước.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có khả năng sẽ đóng băng lãi suất cơ bản tại cuộc họp vào ngày 20 tháng này cho tới trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7/2024. Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế, đặc biệt là giá cả tiêu dùng trong tháng 5/2024 đã chạm mức thấp nhất trong sáu tháng, làm tăng kỳ vọng về việc nước này sẽ sớm cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Trong số 10 quốc gia và khu vực có đồng tiền mạnh nhất, 8 quốc gia chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất trong năm, ngoại trừ Nhật Bản, nước đã để lãi suất bằng 0 lần đầu tiên sau 17 năm, và Australia, nơi giá cả vẫn chưa ổn định. Trong số đó, 5 nền kinh tế (Trung Quốc, Canada, Thụy Sỹ, Thụy Điển và EU) đã bắt đầu hạ lãi suất chính sách, còn 3 quốc gia còn lại (Mỹ, Anh và Na Uy) cũng dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản ít nhất một lần trong năm nay.
- Từ khóa :
- nhật báo Meilkyungje
- lạm phát
- dịch COVID-19
- lãi suất
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019
20:11' - 06/06/2024
Ngày 6/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã chính thức hạ lãi suất chủ chốt xuống 3,75%, đánh dấu lần cắt giảm đầu tiên kể từ năm 2019.
-
Hàng hoá
Triển vọng Fed hạ lãi suất thúc đẩy các thị trường châu Á chiều 6/6
16:18' - 06/06/2024
Cả thị trường dầu và chứng khoán châu Á đều khởi sắc chiều 6/6, trước những dự đoán ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng Chín.
-
Tài chính & Ngân hàng
Canada hạ lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
10:07' - 06/06/2024
Đây là lần đầu tiên BoC hạ lãi suất kể từ tháng 3/2020. Với quyết định này, Canada trở thành quốc gia đầu tiên trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nới lỏng lãi suất sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật về tiền kỹ thuật số stablecoin
11:05'
Thượng viện Mỹ ngày 17/6 đã thông qua một dự luật nhằm thiết lập khung quản lý đối với loại tiền mã hóa gắn với đồng USD, còn gọi là stablecoin.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tấn công mạng nhắm vào ngân hàng nhà nước ở Iran
08:12'
Hãng thông tấn Fars của Iran cho biết: "Một cuộc tấn công mạng đã nhắm vào cơ sở hạ tầng của Ngân hàng Sepah, gây gián đoạn các dịch vụ trực tuyến của định chế tài chính này".
-
Tài chính & Ngân hàng
Kho bạc Nhà nước giảm 465 đầu mối khi vận hành mô hình hai cấp
20:17' - 17/06/2025
Việc chuyển đổi được thực hiện đồng bộ, bài bản, đảm bảo hoạt động ổn định trên toàn quốc, không gây gián đoạn nghiệp vụ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%
16:20' - 17/06/2025
Tại cuộc họp về chính sách tiền tệ diễn ra vào ngày 17/6, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tăng tốc “ly hôn” đồng bạc xanh, châu Á tìm hướng đi riêng cho dòng chảy tài chính
09:07' - 17/06/2025
Giới đầu tư và các nhà hoạch định chính sách bắt đầu nhận ra rằng đồng USD có thể và đã bị sử dụng như một công cụ gây áp lực – thậm chí là một "vũ khí" – trong các cuộc đàm phán thương mại.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần làm việc bận rộn của các ngân hàng trung ương toàn cầu
14:15' - 16/06/2025
Trong tuần tới, hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất khi tiếp tục theo dõi tác động từ những gián đoạn thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc thành lập đội ứng phó khẩn cấp cho thị trường tài chính
08:09' - 16/06/2025
Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ kích hoạt một nhóm ứng phó khẩn cấp chung có sự tham gia của các cơ quan chính phủ liên quan để theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cơ hội nào cho ngành bảo hiểm trong nửa cuối năm 2025?
19:11' - 15/06/2025
Bước sang năm 2025, thị trường bảo hiểm đang ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc trở lại sau giai đoạn đầy biến động.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD trước nguy cơ giảm mạnh
14:32' - 15/06/2025
Gói tài chính khổng lồ của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến đồng USD giảm giá tới 5% và làm giá cổ phiếu chao đảo nếu điều khoản có hiệu lực.