Lạm phát toàn cầu "thử thách" các ngân hàng trung ương?
Tuy nhiên, các quan chức ngân hàng trung ương, các nhà hoạch định chính sách cho rằng lạm phát cao chỉ mang tính tạm thời và kiên định các biện pháp hỗ trợ cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Lạm phát tăng mạnh trên khắp thế giới Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ trong tháng Sáu tăng 0,9% so với tháng Năm, mức tăng mạnh nhất trong một tháng và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong khoảng 13 năm trở lại đây. Cũng tại châu Mỹ, theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Canada, tỷ lệ lạm phát của nước này đã tăng lên 3,6% trong tháng 5/2021, mức cao nhất trong một thập niên. Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng mạnh là do chi phí sinh hoạt, thực phẩm, năng lượng và hàng tiêu dùng đều tăng cao hơn so với bình thường.Còn theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), lạm phát của Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia tăng trong tháng 5/2021, lên mức 2,3%, so với mức 2% trong tháng 4/2021. Theo Eurostat, giá năng lượng tăng đột biến và nhiều dịch vụ đắt đỏ hơn đã thúc đẩy lạm phát giá tiêu dùng tại châu Âu.
Đáng chú ý, tỷ lệ lạm phát của Đức -nền kinh tế lớn nhất EU- trong tháng 5/2021 đã tăng lên mức cao nhất trong một thập niên, do giá nhiên liệu tăng lên và những hiệu ứng chỉ xảy ra một lần liên quan đến đại dịch COVID-19.Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết giá tiêu dùng tại nền kinh tế hàng đầu châu Âu này tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng khoảng 0,5% so với tháng 4/2021, khi kinh tế Đức phục hồi sau đợt bùng phát dịch COVID-19.
Tại Anh, số liệu chính thức cho thấy, lạm phát hàng năm ở mức 2,5% trong tháng 6/2021, cao hơn mục tiêu của Ngân hàng trung ương (BoE) đặt ra trước đó, trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa trở lại theo từng giai đoạn khiến giá hàng hóa, cũng như giá nhiên liệu động cơ và giá dầu tăng vọt. Ở châu Á, lạm phát tiêu dùng của Hàn Quốc trong tháng 6/2021 vẫn gần mức “đỉnh” của 9 năm và ở mức trên 2% trong tháng thứ ba liên tiếp, làm gia tăng sức ép lên các nhà hoạch định chính sách phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.Theo số liệu thống kê chính thức của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK), giá tiêu dùng tại nước này tăng 2,4% trong tháng 6/2021, so với mức tăng 2,6% trong tháng 5/2021, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2012.
Tại Mỹ Latinh, Chính phủ Brazil cho biết tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng 5/2021 đã đạt mức 8%, mức cao nhất theo tháng kể từ năm 2016, tiếp tục vượt mức trần của mục tiêu 5,25% mà ngân hàng trung ương nước này đưa ra trước đó.Các nước trong khu vực như Brazil mất nhiều năm đương đầu với siêu lạm phát, còn các nước khác như Argentina vẫn đang phải đối mặt với lạm phát ở mức hai con số.
Chờ đợi quyết sách từ các ngân hàng trung ương Việc giá cả tăng mạnh tại Mỹ được cho là hệ quả tất yếu khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi từ trạng thái suy giảm được ghi nhận trong năm 2020 do tác động của các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh, dẫn tới đình trệ các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng giá cả có thể tiếp tục tăng trong vài tháng tới, nhưng vẫn nhận định lạm phát cao chỉ là tạm thời và sẽ giảm dần, quay trở lại ngưỡng bình thường trong trung hạn. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trong tháng Bảy cho biết, lạm phát ở nước này sẽ vẫn ở mức "cao" trong những tháng tới nhưng sẽ giảm khi các nút thắt về nguồn cung và các vấn đề khác được giải quyết.Trong phiên điều trần trước Quốc hội, ông Powell cũng cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn còn "một chặng đường dài phía trước" để trở lại trạng thái toàn dụng lao động sau đại dịch COVID-19, vì vậy Fed đảm bảo rằng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã nhiều lần nói rằng lạm phát cao hơn ở Eurozone gần đây chủ yếu là do "các yếu tố tạm thời" liên quan đến đại dịch và ECB sẽ không sớm thắt chặt chính sách tiền tệ siêu lỏng. Cũng trong cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách ngày 22/7, bà Lagarde đã đề cập đến mục tiêu lạm phát mới của ECB mà bà mô tả là mục tiêu "đơn giản hơn" và "cân đối hơn". Điều này đồng nghĩa ECB sẽ cho phép lạm phát tạm thời cao hơn hoặc thấp hơn mức mục tiêu trước khi có hành động can thiệp. Tại cuộc họp, ECB đã giữ nguyên chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn cho Eurozone, nhấn mạnh việc cần tiếp tục hỗ trợ khu vực này để đạt được mục tiêu lạm phát mới do ngân hàng trung ương đề ra. Tại Anh, ông Richard Hughes, Chủ tịch Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR), cơ quan giám sát tài chính công tại Anh, mới đây nhận định lạm phát tăng được cho là hiện tượng tạm thời do sự điều chỉnh để nền kinh tế trở lại các mức hoạt động bình thường.OBR cũng không kỳ vọng đà tăng lạm phát sẽ duy trì trong thời gian dài. Ủy ban Chính sách tiền tệ của BoE cho biết chưa có ý định thắt chặt chính sách tiền tệ ít nhất cho đến khi có bằng chứng rõ ràng về những tiến bộ đáng kể của nền kinh tế và đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững.
Tại Mỹ Latinh, các ngân hàng trung ương khu vực đang chịu sức ép lớn hơn trong việc tăng lãi suất. Các ngân hàng trung ương Brazil và Mexico, hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, đã tăng lãi suất. Tại Brazil, vào đầu tháng 5/2021, Ngân hàng trung ương nước này đã nâng lãi suất lần thứ hai trong năm 2021 lên mức 3,5% nhằm kiếm chế lạm phát, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh bị đại dịch COVID-19 tàn phá. Động thái trên đã cho thấy mức độ cảnh báo về lạm phát đối với các nhà hoạch định chính sách trong khu vực. Sức ép lạm phát tại Mỹ Latinh đối nghịch với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, nơi các ngân hàng trung ương phần lớn vẫn chưa hành động, khi nhu cầu yếu trong lúc các nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau những tác động của đại dịch. Hàn Quốc được cho là quốc gia châu Á đầu tiên rút dần các chính sách kích thích tiền tệ được triển khai trong giai đoạn dịch bệnh và bắt đầu bình thường hóa việc nới lỏng chính sách. Thống đốc BoK Lee Ju-yeol cho biết ngân hàng này sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối năm nay./.>>Điều hành lạm phát thích ứng từng giai đoạn của nền kinh tế
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Fed: Lạm phát của Mỹ có thể tăng cao và kéo dài hơn
07:50' - 29/07/2021
Ngày 28/7, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nhận định lạm phát có thể tăng cao hơn và kéo dài hơn so với dự kiến khi nền kinh tế Mỹ phục hồi sau suy thoái do dịch COVID-19 gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát có thể ảnh hưởng tới chiến lược tăng trưởng nóng của Canada
15:18' - 28/07/2021
Cam kết để nền kinh tế tăng trưởng nóng của Ngân hàng Canada (ngân hàng trung ương (BoC) sẽ được kiểm chứng thông qua lạm phát vốn ở mức cao trong một thập kỷ qua.
-
Tài chính
Singapore nâng dự báo lạm phát năm 2021 lên 1-2%
07:50' - 27/07/2021
Cơ quan Tiền tệ Singapore (tức ngân hàng trung ương - MAS) và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đã nâng dự báo mức lạm phát chung cả năm 2021 lên 1-2%, tăng so với dự báo trước đó 0,5-1,5%.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa
07:49'
Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đổi mới tài chính và chiến lược huy động vốn cho tăng trưởng xanh toàn cầu
12:07' - 17/04/2025
Các vấn đề về chính sách tài chính thu hút đầu tư từ khu vực công và tư nhân, làm thế nào để xây dựng các chính sách tài chính hiệu quả, tạo ra môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng Phố Wall thắng lớn nhờ thị trường biến động mạnh
09:54' - 17/04/2025
Kết quả kinh doanh tổng hợp của JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Bank of America và Citigroup đánh dấu sự phục hồi của mảng giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản dừng kế hoạch phát tiền mặt cho người dân khi vật giá leo thang
09:18' - 17/04/2025
Ngày 16/4, Nhật Bản quyết định bỏ kế hoạch phát tiền mặt cho toàn bộ người dân như một trong những biện pháp giảm tác động tiêu cực đến chính sách thuế quan của Mỹ và tình trạng vật giá leo thang.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dù lãi lớn, ngân hàng Mỹ vẫn thận trọng trước tác động từ thuế quan
09:00' - 16/04/2025
Giới lãnh đạo ngành ngân hàng cho biết, mặc dù còn quá sớm để thấy được đầy đủ tác động của thuế quan, nhưng người tiêu dùng và doanh nghiệp đã bắt đầu phản ứng và ngày càng thận trọng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hơn 100.000 tỷ đồng được dành cho vay ưu đãi nông, lâm, thủy sản
17:23' - 15/04/2025
Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được triển khai đến khi doanh số cho vay đạt 100.000 tỷ đồng theo mức đăng ký của các ngân hàng thương mại.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quý I/2025: Lợi nhuận khởi sắc nhưng phân hóa rõ nét
08:02' - 15/04/2025
Nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với những con số cho thấy đà tăng trưởng ổn định và triển vọng tích cực cho cả năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá
21:40' - 14/04/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu còn nhiều yếu tố khó lường, việc doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro tỷ giá được xem là yếu tố then chốt để tiết giảm chi phí trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế quan Mỹ gây thêm khó khăn cho quyết định lãi suất của ECB
19:42' - 14/04/2025
Giới chuyên gia nhận định chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ đang làm tăng thêm sự khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách của ECB khi phải quyết định có nên hạ lãi suất một lần nữa hay không.