Làm sao để đưa thương hiệu nông sản sạch Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính?
Ngày 18/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh long tổ chức Hội thảo “Nông sản sạch Việt Nam - Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh - Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững”.
Tại hội thảo, các các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung thảo luận, đánh giá về việc nâng cao sản lượng và tiêu chuẩn chất lượng nông sản sạch Việt Nam - giải pháp từ yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất; nông sản sạch Việt Nam - giải bài toán về niềm tin từ người tiêu dùng; xây dựng thương hiệu nông sản Việt - bài học kinh nghiệm và chiến lược phát triển; xây dựng logistics trong nông nghiệp - giải pháp đảm bảo cung ứng nguồn nông sản trên thị trường trong và ngoài nước…Theo các chuyên gia kinh tế, nông sản là một trong những ngành hàng quan trọng, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Nông sản Việt Nam được xuất đến hơn 180 quốc gia, bao gồm các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Ngoài các mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, trong những năm gần đây các loại trái cây nông sản nhiệt đới cũng tạo sức hút mạnh trên thị trường thế giới bởi tính đặc trưng và mức cạnh tranh thấp.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long Văn Hữu Huệ cho biết: Nông sản Việt hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những thị trường khó tính với sự cạnh tranh cao. Các mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều rào cản kỹ thuật khắt khe từ khâu sản xuất đến tiêu dùng, điều này phần nào giảm đi tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường.
Tại Vĩnh Long, tỉnh có diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 78% tổng diện tích đất tự nhiên, thời gian qua địa phương đã quan tâm đến sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch;trong đó sản xuất hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất vẫn còn nhiều thách thức, nhất là tình trạng sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa xây dựng được vùng sản xuất tập trung; chất lượng sản phẩm chưa đồng đều và mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, nhất là các nước phát triển.PGS. TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, thị trường nông sản sạch ở Việt Nam đang phát triển những vẫn còn nhiều thử thách. Các vấn đề như thiếu kiến thức về sản xuất nông nghiệp bền vững, thiếu cơ sở hạ tầng và nguồn lực tài chính, cạnh tranh từ sản phẩm nông nghiệp không an toàn vẫn là những trở ngại lớn. Ngoài ra, người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa quen với việc chi trả cao hơn cho sản phẩm sạch, dẫn đến tình trạng tiêu thụ sản phẩm sạch còn thấp. Do đó, nâng cao nhận thức và xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước.
Theo ông Lê Nguyễn Đoan Khôi, chuỗi cung ứng minh bạch sẽ là chìa khóa để xây dựng niềm tin. Hệ thống truy xuất nguồn gốc minh bạch giúp người tiêu dùng dễ dàng xác minh thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất và chất lượng của nông dân. Ngoài ra, sự minh bạch trong chuỗi cung ứng cũng giúp người tiêu dùng dễ dang truy cập thông tin về các tiêu chuẩn và chứng nhận sản phẩm. Tiến sĩ La Bảo Trúc Ly, Trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ cho hay, chi phí logistics hiện chiếm 20-25% giá trị hàng hóa, cao hơn so với các nước trong khu vực, khiến nông sản Việt Nam khó cạnh tranh. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ về thuế và khuyến khích đầu tư tư nhân vào hạ tầng logistics. Đồng thời, việc đầu tư số hóa và áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp cải thiện liên kết chuỗi cung ứng và giảm chi phí. Để phát triển được hệ thống logistics nông sản hiệu quả toàn diện thì cẩn phải có lộ trình và sự phối hợp giữa giải pháp các bên cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp dịch vụ logistics và các nhà sản xuất hàng hóa. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Thanh Đức Hải, Trường Kinh tế (Trường Đại học Cần Thơ), việc không xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản trong thời gian dài đã khiến các sản phẩm nông sản trong nước chỉ biết đi theo hướng xuất khẩu nguyên liệu thô với lợi ích kinh tế mang lại rất thấp. Việc xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của một doanh nghiệp đã khó, thương hiệu nông sản của một địa phương đặc thù còn khó hơn.Điều này cho thấy, hướng đi của thị trường nông sản Việt lúc này chính là việc phát triển những thương hiệu nông sản có chất lượng cao, bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Điều quan trọng là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa người nông dân, chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong việc hỗ trợ các chính sách, vốn đầu tư và khoa học công nghệ trong xây dựng và phát triển thương hiệu./.
- Từ khóa :
- Vĩnh long
- thương hiệu
- nông sản sạch
Tin liên quan
-
Thị trường
Khánh Hòa thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
21:00' - 17/11/2024
Chuỗi liên kết sản xuất thời gian qua đã đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất rau quả và nuôi trồng thủy sản.
-
Thị trường
Nam Định xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản
20:35' - 17/11/2024
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại nông sản an toàn năm 2024 nhằm tạo cơ hội quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắc Ninh đẩy mạnh đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
14:56' - 08/11/2024
Bắc Ninh sẽ tăng cường đào tạo kỹ năng khai thác các ứng dụng thương mại điện tử; đề xuất phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử và tích hợp thanh toán điện tử.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi
08:57'
Giá năng lượng và kim loại đồng loạt tăng mạnh, trong đó giá dầu thô bứt phá nhờ những diễn biến mới trên thị trường quốc tế.
-
Thị trường
Bắc Giang gắn chuỗi liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm
07:30'
Bắc Giang đã duy trì và phát triển mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất liên kết, tạo thuận lợi để phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có thế mạnh.
-
Thị trường
Bắc Ninh tháo gỡ khó khăn cho phát triển hệ thống chợ
17:34' - 18/11/2024
Bắc Ninh yêu cầu rà soát, củng cố hệ thống chợ trên địa bàn của địa phương mình, trên cơ sở rà soát tổng thể hiện trạng hệ thống các chợ đang hoạt động, nguồn lực đầu tư.
-
Thị trường
Giá cam cao nhất trong khoảng 10 năm gần đây
11:21' - 18/11/2024
Thời điểm này, những vườn cam ở Hà Tĩnh đang bước vào mùa thu hoạch. Sản lượng lớn cùng với giá bán tăng cao, từ 30.000 - 60.000 đồng/kg tùy loại, giúp nông dân có thu nhập ổn định.
-
Thị trường
Giá đậu tương quay đầu giảm mạnh trong tuần qua
09:12' - 18/11/2024
Giá đậu tương đã quay đầu giảm hơn 3% xuống 367 USD/tấn, gần như xóa sạch mức tăng của tuần trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê và ca cao tăng cao bất ngờ
09:08' - 18/11/2024
Trên thị trường cà phê, giá Arabica đã tăng vọt gần 12% lên hơn 6.200 USD/tấn, là mức tăng hàng tuần mạnh nhất trong gần 8 tháng qua, đồng thời thiết lập mức đỉnh mới trong hơn 13 năm.
-
Thị trường
Khánh Hòa thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
21:00' - 17/11/2024
Chuỗi liên kết sản xuất thời gian qua đã đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất rau quả và nuôi trồng thủy sản.
-
Thị trường
Nam Định xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản
20:35' - 17/11/2024
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại nông sản an toàn năm 2024 nhằm tạo cơ hội quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ
11:25' - 17/11/2024
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm nhẹ do lo ngại về nhu cầu nhập khẩu của Indonesia và thị trường giao dịch chậm.