Lần đầu tổ chức diễn đàn tiêu thụ ngao, hàu các tỉnh ven biển phía Bắc
Ngày 28/11, tại thành phố Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức diễn đàn phát triển thị trường tiêu thụ ngao, hàu tại các tỉnh ven biển phía Bắc trong bối cảnh mới. Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện 8 tỉnh ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và gần 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngao, hàu tham dự diễn đàn.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong đó có ngao, hàu là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, đặc biệt khu vực các tỉnh ven biển phía Bắc đóng góp phần lớn vào sản lượng xuất khẩu. Diễn đàn thúc đẩy thị trường tiêu thụ ngao, hàu các tỉnh ven biển phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh) lần đầu tiên được tổ chức nhằm đánh giá tình hình sản xuất, an toàn dịch bệnh, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm gắn với phát triển thị trường tiêu thụ ngao, hàu. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trao đổi thông tin và giới thiệu một số mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo cơ sở để kết nối, phát triển thị trường, đồng thời trao đổi để tìm giải pháp hiệu quả, phát triển bền vững ngành ngao, hàu tại các tỉnh ven biển phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Tại diễn đàn, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, doanh nghiệp đã thông tin về các vấn đề hiện trạng chế biến tiêu thụ, định hướng phát triển hoạt động sản xuất giống và nuôi thương phẩm ngao, cơ hội mở rộng thị trường và chứng nhận bền vững trong chuỗi giá trị nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng như những khó khăn trong hoạt động chế biến, xuất khẩu ngao, hàu. Ông Đào Trọng Hiếu, Cục chế biến phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, những năm qua diện tích nuôi trồng và sản lượng nuôi trồng thủy sản liên tục tăng trưởng qua các năm. Nếu như năm 2010 diện tích nuôi nhuyễn thể là 23.930 ha, sản lượng đạt 135.011 tấn, đến năm 2019 diện tích nuôi nhuyễn thể đã đạt 41.200 ha, sản lượng đạt 300.000 tấn.Cả nước hiện có khoảng 50 cơ sở chế biến nhuyễn thể 2 mảnh vỏ xuất khẩu với thị trường chủ yếu là các nước EU, Nhật Bản, Mỹ và một số nước châu Á... Năm 2020 sản lượng xuất khẩu khoảng 50.000 tấn, tiêu thụ nội địa 250.000 tấn.
Giá trị kinh tế từ nuôi trồng nhuyễn thể hai mảnh vỏ (trong đó có ngao, hàu) ngày càng cao. Định hướng đến năm 2030, tổng diện tích nuôi ngao của cả nước sẽ đạt 24.550 ha, sản lượng đạt trên 393.000 tấn. Dự báo đến năm 2030 tổng sản lượng xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của cả nước đạt trên 74.000 tấn, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 201 triệu USD.
Với thị trường ngày càng mở rộng, yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn đòi hỏi người sản xuất, đơn vị chế biến phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ, đảm bảo các yêu cầu khắt khe của thị trường nhất là thị trường các nước EU, Nhật Bản, Mỹ.
Tại diễn đàn, các chuyên gia cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức trong nuôi ngao hiện nay. Ông Như Văn Cẩn, đại diện Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, một trong những khó khăn nghề nuôi ngao hàng hoá tập trung tại các tỉnh ven biển, trong đó có các tỉnh phía Bắc hiện nay là nguồn giống.Hàng năm nhu cầu ngao giống của cả nước là 70 tỷ con, trong đó nguồn giống gốc từ sinh sản nhân tạo chỉ đạt 15 -20 tỷ con. Nguồn giống cho nuôi thương phẩm vẫn còn dựa vào tự nhiên nên thiếu tính chủ động về chất lượng và số lượng. Mặt khác, nguồn giống này thiếu sự quản lý, khai thác hợp lý nên đang có nguy cơ cạn kiệt.
Ngoài ra, việc nuôi ngao tại các địa phương ven biển hiện nay còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến ô nhiễm môi trường, phát triển thiếu bền vững. Kết thúc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định, để phát triển nông nghiệp bền vững nói chung, phát triển ngao, hàu nói riêng, các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất và các nhà quản lý cần tập trung vào 6 vấn đề cốt lõi là tìm kiếm thị trường; tăng cường hợp tác; đẩy mạnh các khâu, chuỗi liên kết; đồng thời tìm giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất; đưa ứng dụng, tiến bộ khoa học vào sản xuất; hướng đến chế biến tinh; gia tăng chất lượng sản phẩm, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh. Tại diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức này đã có 5 biên bản ghi nhớ được ký kết giữa các doanh nghiệp, hộ sản xuất ngao nhằm thúc đẩy liên kết trong cung ứng nguồn giống, thu mua và tiêu thụ sản phẩm./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Thuỷ sản An Giang giảm mục tiêu lợi nhuận cho năm 2021
09:11' - 27/11/2020
Công ty đặt mục tiêu doanh thu 700 tỷ đồng và lợi nhuận 12 tỷ đồng.
-
Chứng khoán
Thuỷ sản Minh Phú nắm bắt cơ hội các FTA
09:06' - 18/10/2020
Nhóm phân tích MBS kỳ vọng, với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành tại các thị trường trọng điểm, Minh Phú sẽ hưởng lợi lớn và tận dụng nhanh chóng đà tăng trưởng của ngành xuất khẩu tôm.
-
DN cần biết
Kết nối giao thương giải quyết khó khăn cho nông, thuỷ sản xuất khẩu
17:54' - 18/02/2020
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng vừa có buổi làm việc với phía Ấn Độ nhằm thúc đẩy kết nối doanh nghiệp giải quyết khó khăn cho nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
-
Thị trường
Việt Nam - Ấn Độ bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông, thuỷ sản
14:48' - 18/02/2020
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị Bộ Công Thương Ấn Độ hỗ trợ xúc tiến và tăng cường tiêu thụ các mặt hàng nông thủy sản, trái cây tươi của Việt Nam, đặc biệt là quả thanh long và cá basa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...