Lãng phí nhiều khi còn lớn hơn cả tham nhũng
Việc các đại biểu Quốc hội thảo luận, đóng góp cho báo cáo sẽ giúp cho Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương làm tốt hơn nữa công tác này.
Tham gia thảo luận tại tổ, qua báo cáo sơ bộ, hầu hết đại biểu Quốc hội lựa chọn thực hành tiết kiệm, chống lãng phí làm chuyên đề giám sát tối cao diễn ra trong bối cảnh Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đang tiến hành rất mạnh mẽ công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng đây là vấn đề không chỉ được chú ý xem xét trong một năm, mà còn phải được tiền hành giám sát xuyên suốt cả nhiệm kỳ, bởi lãng phí nhiều khi còn lớn hơn cả những thất thoát, tham nhũng. Lấy dẫn chứng về tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai, Chủ tịch Quốc hội cho rằng các địa phương cần phải rà soát lại trên địa bàn có bao nhiêu dự án “treo”. Theo Chủ tịch Quốc hội, có những dự án đang “treo” hàng chục năm qua, vì nhiều lý do khách quan, chủ quan.Có doanh nghiệp vào giữ đất nhưng không có năng lực tài chính hoặc không có kỹ thuật, không có năng lực để thực hiện dự án. “Nếu Quốc hội tập trung rà soát, giải quyết được vấn đề này, tạo chuyển biến lớn, thì sẽ tạo ra nguồn lực hết sức lớn”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cũng tham gia thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng vấn đề tiết kiệm đã được thể chế bằng nhiều quy phạm pháp luật nhưng thực tế vẫn xảy ra lãng phí nhiều.Thủ tướng đặt ra yêu cầu phải có kỷ luật về tiết kiệm cho chặt chẽ hơn. “Tôi nghĩ chỗ này chúng ta vừa phải có giáo dục, nâng cao nhận thức, vừa phải có thể chế, kỷ luật kỷ cương thì chúng ta mới có thể làm được tiết kiệm này một cách hiệu quả hơn”. Theo Thủ tướng, tới đây việc chi tiêu đi lại, điện nước, xe cộ… cần siết chặt hơn.
Thủ tướng cho biết thêm chỉ số Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) ở nước ta vào loại rất cao, phấn đấu nhiều năm chưa kéo xuống được. Điều này gây lãng phí và kéo dài thời gian, làm cho nguồn lực hao hụt. Ghi nhận báo cáo của Chính phủ rất chi tiết, tương đối đầy đủ về các lĩnh vực trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) cho rằng Báo cáo cần làm nổi bật hơn nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ban hành thực hiện định mức, tiêu chuẩn chế độ. Đại biểu Tân cũng đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh những bất cập trong công tác thi tuyển công chức-viên chức ở các địa phương. Theo đại biểu, trong điều kiện các địa phương được giao chỉ tiêu biên chế hằng năm rất ít như hiện nay, việc tổ chức các kỳ thi tuyển riêng lẻ theo từng địa phương sẽ gây lãng phí thời gian và nguồn lực tổ chức.Đại biểu cho rằng Bộ Nội vụ sớm nghiên cứu việc tổ chức chung một kỳ thi tuyển công chức-viên chức toàn quốc với tiêu chuẩn chung và địa phương sau đó thực hiện việc tuyển dụng theo kết quả của kỳ thi và trên cơ sở các vị trí công tác chuyên môn.
* Nâng cao chất lượng lập dự toán, công tác chuẩn bị đầu tư Thảo luận về phê chuẩn quyết toán ngân ngân sách nhà nước năm 2019, các đại biểu cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ. Các đại biểu ghi nhận những phát triển trong kinh tế vĩ mô, bội chi ngân sách trong tầm kiểm soát.Về tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, đa số các đại biểu cho rằng so với những năm trước, tình trạng này mặc dù chưa được giải quyết dứt điểm song đã được khắc phục nhiều.
Đại biểu Chẩu Văn Lâm (Tuyên Quang) cho rằng việc thu, chi ngân sách, bội chi nợ công được thể hiện rất chi tiết, cụ thể và rõ ràng trong Tờ trình của Chính phủ. Đại biểu đồng tình với những hạn chế mà Tờ trình chỉ ra như mặc dù năm 2019, 12/12 chỉ tiêu thu ngân sách đạt/vượt nhưng cơ cấu, một số khoản thu ngân sách chưa đạt; tình trạng thất thu ngân sách vẫn còn. Ở góc độ địa phương, tình trạng chuyển gộp các khoản thu từ năm nay sang năm tiếp theo vẫn còn nhiều.Theo đại biểu, nếu khắc phục được vấn đề này sẽ tạo hiệu ứng tốt cho thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Và muốn khắc phục được những tồn tại trên thì cần phải nâng cao chất lượng lập dự toán, công tác chuẩn bị đầu tư.
Đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hải Phòng) thể hiện sự băn khoăn về việc nguồn thu ngân sách nêu trong báo cáo vượt hơn 10% nhưng chủ yếu từ đất và tài nguyên. Chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao và vượt mục tiêu đề ra, trong đó có nguyên nhân liên quan đến tổ chức biên chế, tinh giản bộ máy. Theo đại biểu, tới đây, cần đẩy mạnh việc phân cấp phân bổ ngân sách cho các địa phương. Theo chương trình, trong chiều 24/7, Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Sau đó, đại biểu Quốc hội thảo luận ở đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Rút ngắn 8 ngày so với dự kiến
19:11' - 24/07/2021
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chiều 24/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình và được Quốc hội thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội nói về quyết định giãn cách xã hội của Hà Nội
15:40' - 24/07/2021
Thành phố Hà Nội đã quyết định thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6h ngày 24/7/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội sẽ có Nghị quyết về một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
15:27' - 24/07/2021
Chính phủ vừa có Tờ trình số 260/TTr-CP về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về các giải pháp phòng, chống COVID-19
11:15' - 24/07/2021
Sáng 24/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì nghe đại diện các cơ quan có liên quan báo cáo về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.