Lạng Sơn chống buôn lậu, gian lận thương mại vào những khu vực “nóng”
Đây là nội dung chính được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 9 tháng và phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2019 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn ra ngày 24/10.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, Nguyễn Công Trưởng cho biết, những tháng cuối năm 2019 và dịp trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 tiềm ẩn những diễn biến phức tạp theo thời vụ tại khu vực biên giới Lạng Sơn.
Do đó, các lực lượng chức năng, đặc biệt là Biên phòng, Công an, Hải quan cần tiếp tục triển khai các biện pháp tăng cường quân số, chủ động ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới và cửa khẩu; không để hình thành khu vực “nóng”, các ổ nhóm buôn lậu lớn và phức tạp.
Những cán bộ, chiến sĩ có biểu hiện tiêu cực, làm ngơ, tiếp tay cho buôn lậu sẽ bị xử lý nghiêm.
Lực lượng Hải quan tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu, không để các đối tượng buôn lậu trà trộn hàng lậu, hàng cấm vào những lô hàng nhập khẩu; giám sát, xác nhận thực xuất hàng Tạm nhập tái xuất đúng quy trình.
Trong nội địa, các lượng lượng như Công an, Quản lý thị trường tập trung kiểm soát tốt trên khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên Quốc lộ 1A và 1B; kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt lưu tâm không để xuất hiện các vụ việc bán hàng đa cấp.
Ngoài ra, các đơn vị tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu.
Thảo luận tại hội nghị, lãnh đạo các huyện, thành phố và đại diện các lực lượng chức năng đều cho rằng, công tác phòng chống buôn lậu vẫn luôn tiền ẩn nhiều sự phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như sự ủng hộ của nhân dân.
Cục Trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Văn Trường cho hay, tình hình buôn lậu các sản phẩm gia súc (nầm lợn, lòng lợn…) có chiều hướng tăng trở lại, các đối tượng thường xuyên di chuyển địa điểm nên gây khó khăn cho các lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ.
Còn Đại tá Vũ Hồng Quang, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn thông tin, thời gian gần đây đã có một số vụ việc các đối tượng buôn lậu chống đối, hành hung cán bộ thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu với sự manh động và liều lĩnh hơn.
Theo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, trong 9 tháng, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn giảm so với cùng kỳ năm 2018.
Tuy nhiên, một số mặt hàng lậu, hàng cấm có dấu hiệu gia tăng như sản phẩm gia súc, pháo nổ, hàng may mặc, thực phẩm công nghệ, hàng hoá giả nhãn hiệu, giả nguồn gốc xuất xứ...
Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn chủ yếu diễn ra tại khu vực biên giới. Các đối tượng buôn lậu chủ yếu vận chuyển, mang vác hàng lậu, hàng cấm qua các khu vực đường mòn, lối mở trên địa bàn các khu vực biên giới như Tân Thanh, Tân Mỹ, Đồng Đăng.
Lợi dụng kẽ hở liên quan đến thủ tục hải quan, hóa đơn bán hàng... để khai báo sai về số lượng, giá, chủng loại hàng hóa.
9 tháng, các lực lượng 389 tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra, xử lý 4.809 vụ; phạt vi phạm hành chính 3.773 vụ, với tổng số tiền phạt là gần 95 tỷ đồng; khởi tố 319 vụ, với 455 đối tượng./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Quản lý thị trường và Bộ đội biên phòng phối hợp chống buôn lậu vùng biên
22:51' - 19/10/2019
Nhằm tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ở khu vực biên giới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã ký Quy chế phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk.
-
Thị trường
Buôn lậu tại biên giới Tây Nam diễn biến phức tạp
12:09' - 03/10/2019
Nhằm đẩy lùi nạn buôn lậu, lực lượng chức năng đã chủ động triển khai các giải pháp kiểm tra, xử lý các đối tượng đầu nậu buôn lậu, các đường dây buôn lậu có tổ chức, buôn lậu liên tỉnh.
-
Kinh tế và pháp luật
Lắp hàng rào chống buôn lậu dọc bờ sông biên giới Ka Long
09:08' - 24/09/2019
Thành phố Móng Cái sẽ nhanh chóng triển khai việc lắp đặt hàng rào tại một số khu vực dọc bờ sông biên giới Ka Long để tăng cường phòng chống buôn lậu qua biên giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…