Lãnh đạo thế giới cam kết "hành động tham vọng" vì mục tiêu phát triển bền vững
Bốn năm sau khi thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi một thập kỷ "hành động đầy tham vọng" để hoàn tất các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.
Tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc (LHQ) về các mục tiêu phát triển bền vững ngày 24/9 tại thành phố New York, Mỹ, một tuyên bố chính trị đã được nhất trí thông qua, trong đó các quốc gia thành viên LHQ cam kết huy động tài chính, tăng cường thực thi các chính sách quốc gia và tăng cường các thể chế để đạt được mục tiêu phát triển bền vững theo đúng tiến độ và không để ai bị bỏ lại phía sau.
Chủ tịch kỳ họp thứ 74 của Đại hội đồng LHQ - ông Tijjani Muhammad-Bande nêu rõ: "Chương trình nghị sự 2030 là một kỳ tích của chủ nghĩa đa phương, và chủ nghĩa đa phương là cách duy nhất để chúng tôi giải quyết những thách thức toàn cầu phức tạp mà các thế hệ hiện tại và tương lai phải đối mặt... Một thập kỷ hành động là cơ hội để chúng tôi thực hiện lời hứa lịch sử của Chương trình nghị sự 2030 và đảm bảo hành động toàn cầu, toàn diện và chia sẻ trách nhiệm. Chúng tôi phải hành động - cùng nhau phấn đấu, với thành quả dành cho tất cả mọi người".
Trong tuyên bố, các quốc gia thành viên LHQ cùng khẳng định quyết tâm từ nay đến năm 2030 sẽ "chấm dứt nghèo đói ở khắp mọi nơi; chống lại sự bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia, xây dựng xã hội hòa bình, công bằng và toàn diện; tôn trọng, bảo vệ, thực hiện quyền con người, đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái; đảm bảo sự bảo vệ lâu dài đối với hành tinh và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất".
Ngoài ra, trong số các mục tiêu hành động được công bố và ủng hộ tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ về các mục tiêu phát triển bền vững còn bao gồm: Brazil cam kết giảm 1/3 tỷ lệ tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm vào năm 2030; Phần Lan khẳng định sẽ đạt được tính trung hòa carbon vào năm 2035; và Mexico tuyên bố sẽ cung cấp truy cập Internet cho tất cả mọi người trong xã hội.
Hội nghị sẽ bế mạc vào ngày 25/9./.
Xem thêm:
>>Tổng thống Trump chỉ trích quyết định luận tội của Hạ viên Mỹ
>>Những kịch bản chi phối các trục quan hệ trong một thế giới đa cực
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên: Báo cáo của Liên hợp quốc về tấn công mạng là "bịa đặt"
18:18' - 01/09/2019
Triều Tiên đã phản bác một báo cáo của Liên hợp quốc cho rằng các vụ tấn công mạng của Bình Nhưỡng nhằm gây quỹ phục vụ cho các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẽ không đóng góp tài chính cho toà án IRMCT của Liên hợp quốc
09:33' - 18/07/2019
Nga tuyên bố sẽ không đóng góp tài chính cho "Cơ chế còn lại của các tòa án hình sự quốc tế" (IRMCT) - một tòa án của Liên hợp quốc, cho đến khi tòa án này tiến hành xét xử một cách công bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
19:07' - 08/06/2019
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: "Đối tác vì Hòa bình bền vững: Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực cho nỗ lực chung của quốc tế vì hòa bình, an ninh, phát triển và tiến bộ".
-
Kinh tế Việt Nam
Những đóng góp của Việt Nam tại HĐBA Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009
05:31' - 27/05/2019
Từ ngày 1/1/2008 đến 31/12/2009, lần đầu tiên, Việt Nam đảm nhiệm vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hợp tác với cơ quan điều tra
13:39'
Ngày 11/8, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các luật sư và đại diện của ông “đang hợp tác đầy đủ” với cơ quan chức năng.
-
Kinh tế Thế giới
Ứng cử viên Thủ tướng Anh đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng
12:32'
Tờ The Times dẫn lời Ứng cử viên Thủ tướng Anh nêu rõ kế hoạch bao gồm biện pháp giảm thuế giá trị gia tăng để giúp mỗi hộ gia đình sẽ tiết kiệm được khoảng 200 bảng Anh (244 USD).
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức có thể "mắc cạn" do mực nước sông Rhine xuống thấp
08:29'
Nền kinh tế Đức có nguy cơ rơi vào tình trạng “mắc cạn” khi mực nước sông Rhine xuống mức thấp gây khó khăn cho việc vận tải hàng hóa trên sông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xác nhận FBI đang điều tra cựu Tổng thống Donald Trump
07:46'
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland xác nhận các đặc vụ Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã khám xét nhà riêng của cựu Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Vị trí của Ấn Độ trong chiến lược phục hồi chuỗi cung ứng của Nhật Bản
05:30'
Các nhà phân tích lập luận rằng Ấn Độ có thể trở thành điểm đến hợp đồng sản xuất cho các công ty hàng đầu của Mỹ, thì cũng có tiềm năng trở thành điểm đến thay thế cho chuỗi cung ứng của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Giá sản xuất của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng Bảy
22:09' - 11/08/2022
Giá sản xuất của Mỹ đã bất ngờ giảm trong tháng 7/2022, giữa bối cảnh chi phí cho các sản phẩm năng lượng giảm và lạm phát của nhà sản xuất cơ bản dường như đang có xu hướng đi xuống.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc phạt 11 nhà sản xuất thép gần 200 triệu USD do ấn định giá thầu
19:13' - 11/08/2022
Hàn Quốc quyết định áp dụng khoản phạt tổng cộng 256,5 tỷ won (tương đương 197,5 triệu USD) đối với nhà sản xuất thép số 2 của nước này, Hyundai Steel Co., và 10 công ty khác, do ấn định giá thầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
12:56' - 11/08/2022
Hàng ngày châu Âu vẫn ghi nhận vài chục nghìn ca mắc mới và hàng trăm ca tử vong do COVID-19. Khi mùa Thu và mùa Đông tới, con số này được dự báo sẽ tăng gấp nhiều lần.
-
Kinh tế Thế giới
Costa Rica chính thức đề nghị gia nhập CPTPP
10:19' - 11/08/2022
Ngày 10/8, Tổng thống Costa Rica Rodrigo Chaves tuyên bố nước này chính thức đề nghị gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).