Những kịch bản chi phối các trục quan hệ trong một thế giới đa cực
Theo nhận định của báo The Business Times, khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung ở New York để chuẩn bị cho các cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, họ sẽ có rất nhiều vấn đề để thảo luận ngoài những vấn đề như biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Đặc biệt, trước tình trạng đối địch đang leo thang giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, chắc chắn nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của tổ chức này là giúp thế giới tránh một cuộc chiến tranh lạnh khác.
Một số chuyên gia lập luận rằng chúng ta giờ đây đang sống trong một thế giới đa cực, trong đó các nước trung bình quan trọng có đủ sức mạnh để chi phối các vấn đề toàn cầu.
Theo quan điểm này, trong khi thế giới không còn bằng phẳng, nó có nhiều trung tâm trong các lĩnh vực như dòng tài chính, thương mại, quản lý dữ liệu lớn và Internet... Cấu trúc trung tâm và các vệ tinh này đem lại nhiều hình thức hợp tác và cạnh tranh khác nhau giữa các chính phủ.
Mô hình này đem lại một diện mạo đáng tin cậy về vai trò của các nước như Ấn Độ, Đức, Nga, Brazil và Nhật Bản trong hệ thống toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, quan điểm về thế giới đa cực này cũng chỉ phần nào làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của sự mất cân bằng quyền lực rất lớn giữa G-2 và phần còn lại.
Ấn Độ tương đương Trung Quốc về mặt dân số, nhưng GDP của nước này (tính theo giá thị trường) chỉ bằng khoảng 20% GDP của Trung Quốc. Hơn nữa, năng lực quân sự và công nghệ của Ấn Độ, mặc dù ấn tượng, nhưng cũng còn cách xa Trung Quốc hay Mỹ. Điều tương tự cũng xảy ra với các nước trung bình quan trọng khác.
Mỹ và Trung Quốc bị chia rẽ bởi hệ tư tưởng và có quan hệ đối kháng nhau. Về kinh tế, nhiều thập kỷ toàn cầu hóa đã làm cho hai nước trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn rất nhiều.
Sự phụ thuộc lẫn nhau này vừa trở thành một tài sản chiến lược vừa là một món nợ, bởi cả hai bên đều có thể tìm kiếm lợi ích địa chính trị bằng việc vũ khí hóa các mạng lưới toàn cầu như chuỗi cung ứng, cơ chế minh bạch tài chính cũng như cơ sở hạ tầng viễn thông.
Hai diễn biến có thể làm thay đổi bức tranh hiện nay. Thứ nhất, Trung Quốc và Mỹ mỗi bên đều có thể phát triển theo cách đưa họ đến gần nhau hơn về hệ tư tưởng.
Chính quyền mới của Mỹ sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 có thể hướng theo một tiến trình mang xu hướng quốc tế hơn, trong khi sự tiến bộ nổi bật về mặt kinh tế của Trung Quốc có thể tiến tới tự do hóa chính trị dần dần. Tuy nhiên, một triển vọng như vậy không có khả năng trở thành hiện thực trong tương lai gần.
Thứ hai, một Liên minh châu Âu (EU) hội nhập hơn có thể trở thành siêu cường thứ ba trong thế giới G-3 và đóng vai trò cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc. Châu Âu có các nguồn lực cần thiết về kinh tế, tài chính, công nghệ và con người. Chủ nghĩa đa phương đã ăn vào máu của lục địa này.
Một cách lý tưởng hơn đó là cả hai diễn biến trên diễn ra đồng thời. Nếu một châu Âu hội nhập hơn và một nước Mỹ hướng ngoại tăng cường mối quan hệ của họ và một lần nữa ủng hộ chủ nghĩa đa phương, coi đó là cách tốt nhất để duy trì hòa bình và đem lại điều tốt đẹp chung cho toàn cầu, thì khi đó việc Trung Quốc đứng ngoài tiến trình này sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Tuy nhiên, về lâu dài, sức mạnh của Trung Quốc có thể đối địch được với sức mạnh của Mỹ và châu Âu cộng lại. Mặc dù những dự đoán kinh tế dài hạn cần phải được xem xét một cách thận trọng, nhưng những đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế châu Âu (OECD) về tăng trưởng GDP thực cho rằng đến năm 2040, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ lớn bằng nền kinh tế của Mỹ và EU-27 cộng lại.
Đương nhiên, GDP chỉ là một tham số, nhưng những thước đo khác liên quan đến công nghệ hay các kỹ năng cũng đem lại những kết quả tương tự.
Kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm nay diễn ra giữa những lo ngại đồng thời. Qua những tranh chấp thương mại đang leo thang, Mỹ và Trung Quốc đang gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể cho bản thân họ và các nước khác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc xuất 10.000 tấn thịt lợn từ kho dự trữ quốc gia
22:37' - 19/09/2019
Bộ Thương mại Trung Quốc đã xuất 10.000 tấn thịt lợn từ kho dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo nguồn cung thịt trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh sắp tới.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc tăng giá bán lẻ xăng và dầu diesel từ ngày 19/9
20:36' - 18/09/2019
Ủy ban Cải cách và Phát triển Nhà nước Trung Quốc (NDRC) ngày 18/9 cho biết Bắc Kinh sẽ tăng giá bán lẻ mặt hàng xăng và dầu diesel bắt đầu từ ngày 19/9.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Anh vẫn giữ vị thế trung tâm ngoại tệ và phái sinh lãi suất lớn nhất thế giới
11:05' - 18/09/2019
Vương quốc Anh vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới về ngoại hối và phái sinh lãi suất bất chấp những lo ngại cho rằng nước này có thể sẽ để mất vị thế đó do việc rời EU, còn gọi là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Trung Quốc nên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ trước bầu cử
10:42' - 18/09/2019
Tổng thống Donald Trump cho biết, chính quyền của ông có thể ký kết một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, hoặc có thể phải đợi đến sau bầu cử.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ chỉ tháo gỡ về hình thức?
17:51' - 17/09/2019
Mỹ và Trung Quốc sẽ tái khởi động đàm phán thương mại vào cuối tuần này, song giới phân tích nhận định rằng bất cứ thỏa thuận nào đạt được tại cuộc đàm phán này có thể chỉ mang tính hình thức.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới đi lên sau khi Trung Quốc và Mỹ "nới lỏng" thuế quan
08:11' - 12/09/2019
Sự lạc quan trên thị trường chứng khoán New York diễn ra giữa bối cảnh Trung Quốc thông báo sẽ miễn áp thuế bổ sung đối với 16 loại mặt hàng của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.