Lao đao bởi thép giá rẻ “đội lốt” Crom
Trong những tháng gần đây, lượng phôi thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc đang tăng mạnh đã tác động xấu tới thị trường thép trong nước. Đặc biệt là việc tái diễn gian lận thương mại, nhập khẩu thép “đội lốt” thép hợp kim để hưởng chênh lệch thuế suất.
Theo ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, các doanh nghiệp sản xuất phôi thép và cả các đơn vị sản xuất thép cán sẽ khó đứng vững trong tương lai.
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, lượng phôi thép nhập khẩu về Việt Nam tính đến ngày 15/9/2015 là hơn 1,13 triệu tấn, trị giá trên 421 triệu USD, tăng 290% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm trên 75% tổng lượng phôi nhập cả nước.
Nhiều công ty thương mại đã nhập khẩu phôi thép Trung Quốc khai là phôi thép hợp kim chứa nguyên tố Crom (Crom ừ 0,3% trở lên) với mã HS 7224.90.00 để hưởng thuế suất 0%, thay vì chịu thuế suất 9% như thép xây dựng thông thường mã HS 7207.11.00.
Chỉ tính riêng trong tháng 9 năm 2015, lượng phôi thép kê khai mã HS 7224.90.00 nhập từ Trung Quốc là hơn 62.000 tấn, trị giá hơn 20 triệu USD. Với mức chênh lệch thuế giữa 2 mã hàng hóa, số tiền thất thu ngân sách nhà nước là khoảng 42 tỷ đồng.
Hiệp hội Thép cho hay, về bản chất, phôi thép chứa hàm lượng rất nhỏ Crom sẽ không khác biệt gì với phôi thông thường và vẫn dùng để cán thép xây dựng thông dụng.
Tương tự như trước năm 2014, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu rất nhiều thép xây dựng hợp kim chứa hàm lượng rất nhỏ Boron để trốn thuế và vẫn dùng như thép xây dựng.
Trước phản ứng mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam và các nhà sản xuất thép thuộc Hiệp hội Thép Đông Nam Á áp dụng các biện pháp phòng vệ, Chính phủ Trung Quốc đã huỷ bỏ chính sách hoàn thuế đối với một số sản phẩm thép hợp kim chứa Boron từ đầu năm 2015.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc đã thay thế Boron bằng Crom để tiếp tục được hưởng hoàn thuế khi xuất khẩu. Khi vào Việt Nam, các sản phẩm thép Crom này còn được hưởng thuế suất 0% nên có giá bán rất thấp.
Ông Hồ Nghĩa Dũng cho hay, với công suất sản xuất phôi thép trong nước đạt gần 11 triệu tấn, các doanh nghiệp mới chỉ sản xuất cầm chừng 60% công suất. Song lượng phôi thép giá rất thấp từ Trung Quốc về Việt Nam đã và đang đe doạ các nhà máy luyện thép trong nước, nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất, bán dưới giá thành để có thể cạnh tranh và duy trì sản xuất, dẫn đến bị thua lỗ nặng.
Theo ông Mai Văn Hà, Giám đốc Công ty cổ phần Thép Hoà Phát, hiện tại mỗi tháng Việt Nam cần khoảng 500.000 tấn phôi thép để sản xuất thép xây dựng, tương đương 6 triệu tấn/năm. Nếu hành vi gian lận này không được ngăn chặn thì chỉ trong một thời gian ngắn, toàn bộ nhu cầu phôi thép này sẽ được thay thế bằng phôi nhập khẩu mạo danh hợp kim chứa Crom.
Điều này sẽ gây thất thu ngân sách rất lớn, khoảng hơn 3.600 tỷ đồng thuế nhập khẩu mỗi năm kéo theo nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng vọt, tiêu tốn hàng tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng trong nước đã sản xuất được.
Nghiêm trọng hơn là sẽ đánh trực tiếp vào ngành luyện kim của Việt Nam, ngành sản xuất phôi thép được nhà nước khuyến khích đầu tư. Đồng thời, buộc các nhà sản xuất phôi thép từ quặng sắt, phế liệu đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.
Tổng giám đốc Công ty Khoáng sản và luyện kim Việt Trung, ông Bùi Thanh Bình bày tỏ, giá phôi thép từ Trung Quốc giảm mạnh từ 320 USD/tấn xuống còn 260 USD/tấn, cùng với các gian lận thương mại từ các đơn vị kinh doanh thép đã gây áp lực rất lớn cho doanh nghiệp trong nước.
Trong tháng 9 và 10, sản lượng tiêu thụ của công ty Việt Trung đã bị giảm 50% so với những tháng trước đó, dẫn đến tồn kho hơn 40.000 tấn. Việc này ảnh hưởng lớn đến nguồn tài chính để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Rõ ràng, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường xuất khẩu do nhu cầu trong nước suy giảm, dự kiến mỗi năm xuất khẩu hơn 100 triệu tấn thép, thì đây sẽ là vấn đề rất đáng lo ngại.
Do đó, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành thép đều cho rằng, các cơ quan nhà nước cần nhanh chóng ngăn chặn hành vi trốn thuế, gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh để tránh thất thu ngân sách và bảo vệ ngành thép trong nước.
Tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam Nghiêm Xuân Đa cũng kiến nghị, ngoài sửa đổi bổ sung Thông tư liên tịch số 44 và kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp để truy thu thuế, xử phạt thì các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường hơn công tác kiểm tra sau thông quan nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh.
Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, các thông tư, văn bản này không phải đũa thần để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu thép giá rẻ vì với giá thép vô cùng rẻ tràn vào, gần như các công cụ kỹ thuật là không có tác dụng ngăn chặn.
- Từ khóa :
- thép Trung Quốc
- thép trong nước
- thép giá rẻ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân sách mất hàng nghìn tỷ vì tôn thép giả
15:27' - 27/11/2015
Ngân sách nhà nước bị mất đi hàng nghìn tỷ đồng do những chiêu trò gian lận của một số doanh nghiệp, đơn vị phân phối, đại lý mặt hàng tôn thép phủ màu, mạ màu.
-
Hàng hoá
Sản xuất thép xây dựng cao nhất từ trước đến nay
15:54' - 14/11/2015
Sản xuất các sản phẩm thép của doanh nghiệp thành viên tháng 10/2015 đạt hơn 1,3 triệu tấn, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2014 và tăng 7% so với tháng trước.
-
Xe & Công nghệ
Tôn, thép giá rẻ của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam
15:19' - 15/10/2015
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, hiện nay, các mặt hàng tôn, thép trên thị trường Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài đang gia tăng mạnh mẽ về sản lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.