Lấy ý kiến dự thảo hoàn thiện Luật Cạnh tranh (sửa đổi)
Ngày 10/5 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo “Lấy ý kiến dự thảo hoàn thiện Luật Cạnh tranh (sửa đổi)”, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, các hiệp hội ngành nghề và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp.
Giới thiệu sơ lược một số điểm mới của dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi), ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế (VCCI) đánh giá cao tính cần thiết của việc ban hành Luật Cạnh tranh (sửa đổi) trong bối cảnh hướng tới xây dựng nền kinh tế thể chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như trước tình hình hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu và rộng như gần đây.
Quan trọng hơn là Luật Cạnh tranh hiện hành đang bộc lộ rõ những điểm không còn phù hợp như: việc xác định thế nào là một doanh nghiệp có vi phạm quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh.
Trong đó, gồm cả hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền, tập trung kinh tế phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan... Trong khi đó, các yếu tố để xác định thị trường liên quan là không phù hợp với thực tế và gây nhiều khó khăn trong quá trình thực thi.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương bổ sung thêm, các quy định của Luật Cạnh tranh thực sự chưa đi vào cuộc sống, chưa phát huy được sứ mệnh bảo vệ môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Ông Tuấn nhấn mạnh, quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh gặp nhiều khó khăn do các quy định của Luật còn cứng nhắc dẫn tới bỏ sót, bỏ lọt hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, khó chứng minh hành vi vi phạm của doanh nghiệp; chưa có cơ chế và tiêu chí cụ thể để cơ quan cạnh tranh đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi; trong các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế để từ đó ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm, bảo đảm và thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả.
Trước thực trạng đó, dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở và định hướng bảo vệ môi trường cạnh tranh và hoạt động cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Thông qua đó tăng cường hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam.
Đồng thời, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, khách quan trong quá trình tố tụng; kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý, trong đó, nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hiệu quả cho công tác thực thi luật; Nhà nước phải đảm bảo vai trò trung tâm trong hoạt động bảo vệ cạnh tranh trên thị trường.
Ông Đặng Văn Nghĩa, đại diện Trường Đại học Ngoại thương đánh giá cao đạo luật này. Tuy nhiên, cần có các điều kiện miễn trừ vì trong những trường hợp có lý do chính đáng, thì cần cho phép doanh nghiệp tự quyết định giá bán sản phẩm, nói đúng hơn là hạ giá sản phẩm. Doanh nghiệp có quyền quyết định sản lượng và giá bán của mình thì mới đáp ứng đúng tính chất của nền kinh tế thị trường.
Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ thể chế hóa, hiện thực hóa và cụ thể hóa một cách nhanh chóng, kịp thời chủ trương xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp tác, văn minh, cạnh tranh vì mục đích phát triển đất nước và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh mà Nhà nước đề ra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thương hiệu quốc gia – Tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong nước và quốc tế
18:21' - 19/04/2017
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, từ năm 2017, Chương trình Thương hiệu quốc gia sẽ có những điểm mới để phù hợp với sự thay đổi của thị trường, nền kinh tế và quá trình hội nhập.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường bán lẻ: Cạnh tranh khối nội, khối ngoại ngày càng khốc liệt
18:15' - 31/03/2017
Việt Nam vẫn nằm trong Top 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế?
20:38' - 22/02/2017
Mục tiêu của cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh kế hoạch đầu tư kinh doanh của Mirelite Mirsa sang Việt Nam
19:18'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thăm Công ty Mirelite Mirsa - một doanh nghiệp điển hình của thành phố về sản xuất nông nghiệp xanh, sạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá xăng dầu tăng cao: Doanh nghiệp vận tải như “cá bơi trên cạn”
19:13'
Giá xăng dầu tăng cao trong những ngày qua đã khiến cho thị trường hàng hóa và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng nặng nề.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất áp dụng bộ chỉ số khu công nghiệp sinh thái
18:47'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thử nghiệm về khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đà Nẵng cần liên kết phát triển vùng thực chất, hiệu quả
18:46'
Chiều 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận đề nghị Thủ tướng xử lý kỷ luật nhiều cán bộ vi phạm
16:19'
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý kỷ luật hành chính những cán bộ liên quan thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm tựa tạo sinh kế cho người dân
15:03'
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Tây Ninh đã giải ngân kịp thời nguồn vốn giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Xu hướng phát triển mô hình khu công nghiệp xanh đang rõ nét
14:42'
Hiện nay, xu hướng phát triển bền vững hay công nghiệp xanh đang ngày càng trở nên rõ nét.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là điểm đến hứa hẹn của các công ty lớn trên thế giới
13:23'
Việt Nam được cho có thể là điểm đến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát một số dự án tại Đà Nẵng
13:12'
Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã khảo sát Khu đô thị đại học FPT; thăm, khảo sát Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ UAC và khu công viên phần mềm số 2.