Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi)
Cân nhắc, thận trọng
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Trên cơ sở xin ý kiến các đại biểu, Quốc hội đã thống nhất mở rộng phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và đổi tên dự án Luật thành dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Tại phiên họp, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến là vấn đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Luật Giáo dục hiện hành quy định: Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, có đủ điều kiện theo quy định thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, hiện có 2 loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là cần thiết để đánh giá mức độ đạt chuẩn giáo dục phổ thông của học sinh, cung cấp dữ liệu quốc gia cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh chính sách giáo dục và là nguồn thông tin tham khảo cho các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyển sinh.Kỳ thi này còn có ý nghĩa cung cấp chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho mục đích liên thông và hội nhập hệ thống giáo dục quốc tế. Việc tổ chức thi do Chính phủ quyết định phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Loại ý kiến thứ hai đề xuất không tổ chức thi mà nên xét và cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông để phù hợp với mục tiêu, tính chất của cấp học này; tương thích với xu hướng đổi mới đánh giá theo quá trình; giảm áp lực, tốn kém do thi cử mang lại.Điều chỉnh này cũng tạo điều kiện tốt hơn đối với các trường hợp người học theo học trình độ trung cấp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có tích lũy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định được học lên các trình độ cao hơn.
Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ủng hộ ý kiến thứ nhất. Nhấn mạnh Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia vừa qua để lại nhiều dư âm đang phải xử lý, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, đây là vấn đề liên quan đến nhiều đối tượng, cần thận trọng, xin thêm ý kiến của cử tri, chuyên gia...Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị lùi dự án Luật thêm kỳ họp nữa, đến Kỳ họp thứ 7 mới quyết thì “chín” hơn và cũng để cử tri thấy Quốc hội thận trọng tìm giải pháp trước tình hình vừa qua. Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải nêu quan điểm: Có ý kiến cho rằng việc thi để cấp bằng là cần thiết, là cơ sở đánh giá mức độ đạt chuẩn. Tuy nhiên cũng có quan điểm đề nghị không thi mà chỉ xét cấp bằng. “Có ý kiến cử tri đặt vấn đề tại sao phải tổ chức thi khi mà 98% đỗ, 2% trượt, gây tốn kém khi tổ chức cả một kỳ thi. Nhưng cũng có ý kiến băn khoăn nếu không thi thì việc dạy và học thế nào để đảm bảo nghiêm túc, chất lượng?”. Là người có 15 năm giảng dạy và tham gia chấm thi ở trường đại học, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải ủng hộ phương án kỳ thi “2 trong 1” xuất phát từ mục đích đỡ gây tốn kém, áp lực cho thí sinh và gia đình, đồng thời, mang tinh thần nghiêm túc của kỳ thi đại học trước đây ảnh hưởng vào kỳ thi phổ thông. Qua đó, chọn được học sinh cũng như tăng tính cạnh tranh của các trường đại học. Ngoài ra, bà Hải đề xuất phương án thứ ba, tức là tổ chức hai kỳ thi. Theo đó, thi trung học phổ thông làm cơ sở tham khảo cho các trường đại học, trường nào muốn tổ chức thi riêng sẽ thi riêng. Nhấn mạnh thi trung học phổ thông là vấn đề liên quan đến toàn dân, tác động lớn đến xã hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến đề nghị, nên lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân vì còn ý kiến khác nhau. Từ đó, khi đưa ra quyết định sẽ hợp lòng dân, đồng thời, nhân dân cũng sẽ đánh giá cao quyết sách của Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chỉ rõ, từ thực tiễn xảy ra thời gian qua cần tiếp tục tổng kết, đánh giá, nghiên cứu lấy thêm ý kiến nhân dân để chọn ra giải pháp thi cử ổn định. “Đây là dự án luật quan trọng, tác động lớn đến mọi đối tượng và toàn xã hội, được nhân dân, cử tri, đại biểu Quốc hội quan tâm, cũng là thách thức với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.Những vấn đề lớn, chính sách cụ thể cần thêm thời gian phân tích, đưa ra giải pháp khả thi trong điều kiện bối cảnh kinh tế xã hội nước ta”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và đề nghị thông qua dự án Luật theo quy trình 3 kỳ họp, tiếp tục trình Quốc hội xin ý kiến tại Kỳ họp 6 và thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ rõ: Từ dự án luật sửa đổi một số điều thành dự án luật sửa đổi toàn diện nên giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhân dân, sau đó tổng hợp, hoàn thiện trình Quốc hội. Sau khi xảy ra tiêu cực thi cử tại một số tỉnh thời gian qua thì nhân dân rất quan tâm luật này, không thể không lấy ý kiến rộng rãi vì vấn đề này “đụng” tới từng nhà”. Quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học Tại phiên họp chiều 8/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Theo báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng làm rõ khái niệm tự chủ là quyền được tự xác định mục tiêu, lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định, có trách nhiệm giải trình về các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, các hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. Liên quan đến trách nhiệm giải trình, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng quy định chi tiết các nội dung mà nhà trường phải thực hiện công khai, minh bạch với người học, xã hội, cơ quan quản lý và các bên có lợi ích liên quan, đặc biệt là trách nhiệm thực hiện kiểm toán độc lập về tài chính, thực hiện công khai về chất lượng, công khai mức học phí, các khoản thu phí dịch vụ của nhà trường cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện các quy định, cam kết bảo đảm chất lượng hoạt động. Về tự chủ đại học, các đại biểu đề nghị quy định rõ nội dung, mức độ, lộ trình, thời gian, các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tự chủ phù hợp với điều kiện, năng lực của từng cơ sở giáo dục đại học ở từng loại hình, khu vực, gắn với việc đổi mới, quản trị đại học.Bên cạnh đó, đề nghị tăng cường kiểm định, công khai chất lượng đào tạo; làm rõ các yêu cầu, nội dung, phương thức thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.
Một số ý kiến tại phiên họp đề nghị quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước trong điều kiện thực hiện tự chủ của các trường đại học, tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản trị của cơ sở giáo dục đại học; xem xét xóa bỏ cơ chế chủ quản đối với trường đại học; tái cấu trúc mạng lưới theo hướng tinh gọn, hiệu quả; quy định rõ về xếp hạng đại học theo thông lệ quốc tế, có cơ chế cho chuyển đổi mục đích hoạt động của các loại hình trường./.>>>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học là vấn đề bắt buộc
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
12:40' - 08/08/2018
Sáng 8/8, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 26.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Đảng đoàn Quốc hội
12:39' - 07/08/2018
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị đã thực hiện kiểm tra tại Đảng đoàn Quốc hội về kết quả việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII).
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ ngày 8-13/8
19:06' - 03/08/2018
Từ ngày 8-13/8, Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIV sẽ diễn ra tại Hà Nội. Theo dự kiến Chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17'
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41'
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.