Lấy ý kiến về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP
Theo Bộ Công Thương, sau 8 năm kể từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu khởi xướng đàm phán Hiệp định RCEP, ngày 15/11/2020, 10 quốc gia ASEAN và 5 nước đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand chính thức ký kết Hiệp định RCEP.
Hiệp định có hiệu lực sẽ tạo ra thị trường quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Cùng với đó, Hiệp định RCEP sẽ tiến tới loại bỏ khoảng 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm; sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ.
Đặc biệt, Hiệp định RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia.
Với Hiệp định RCEP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực; đồng thời, được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.
Do đó, để thực thi Hiệp định RCEP, Bộ Công Thương đã soạn thảo dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định.
Cụ thể, liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, dự thảo nêu rõ, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành bởi tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu, dựa trên đơn đề nghị của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc người đại diện của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng bản viết hoặc điện tử cho tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu theo quy định nội luật của nước thành viên xuất khẩu.
Đặc biệt, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có mẫu chung được thống nhất bởi các nước thành viên; có số tham chiếu cụ thể thể hiện bằng tiếng Anh; chữ ký và con dấu của tổ chức cấp của nước thành viên xuất khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có giá trị trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành.
Về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, dự thảo quy định, cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu có thể tiến hành kiểm tra, xác minh theo những phương thức gửi thư đề nghị yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin. Hoặc, gửi thư đề nghị yêu cầu nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin.
Mặt khác, gửi thư đề nghị cho tổ chức cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cung cấp thêm thông tin; kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu bằng việc quan sát quá trình sản xuất sản phẩm và kiểm tra các chứng từ, tài liệu chứng minh xuất xứ của hàng hóa bao gồm các dữ liệu kế toán mà bất kỳ cơ chế mà các nước thành viên thoả thuận.
Ngoài ra, cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu có thể tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả xác minh.
Nước thành viên nhập khẩu sẽ cho phép thông quan hàng hóa, nhưng có thể yêu cầu việc thông quan tuân thủ theo quy định nội luật.
Liên quan tới Hiệp định RCEP, ở góc độ xuất nhập khẩu hàng hóa, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đã có những Hiệp định FTA riêng rẽ. Tuy nhiên, Hiệp định RCEP có thể coi là một bản vừa là nâng cấp vừa đặt ra những yêu cầu cao hơn.
“Khi Hiệp định RCEP có hiệu lực nó sẽ tạo ra những sung lực mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam. Vì hiện nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Á vẫn là một quan hệ thương mại tự do quan trọng, đóng góp những nguồn hàng lớn, đặc biệt là về mặt nguyên liệu giúp cho chúng ta có thể duy trì sản xuất và xuất khẩu”, ông Trần Thanh Hải nhận định.
Theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương), Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi nền kinh tế khu vực sau dịch COVID-19.
Bởi với Hiệp định RCEP, khi được 15 thành viên thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.
Hơn nữa, với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và áp dụng một quy tắc xuất xứ chung giữa 15 nước, thay vì áp dụng năm bộ quy tắc xuất xứ theo năm hiệp định tự do thương mai của ASEAN+1 như hiện nay giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại.
Bởi vậy, việc thiết lập hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.
Những năm qua, ASEAN đã đa phương hoá quan hệ song phương với các đối tác trước đây, qua đó khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đặt ra các điều kiện về thương mại với các đối tác.
Do vậy, Hiệp định RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu của ASEAN ổn định lâu dài. Trước tình hình thế giới đầy biến động gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây, việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo Hiệp định RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam. Từ đó, góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu.
Mặt khác, Hiệp định RCEP sẽ tạo nên một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp và tạo nên môi trường thương mại công bằng trong khu vực.
Tuy nhiên, để khai thác triệt để lợi ích do Hiệp định RCEP mang lại, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ cam kết của hiệp định, nhất là các cam kết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo các doanh nghiệp phải chuẩn bị chiến lược phòng thủ như củng cố thị trường trong nước, nâng cao chất lượng mặt hàng, nhận diện thương hiệu của mình chuẩn xác. Với chiến lược tấn công, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch mở cửa thị trường, thậm chí thị trường quen với mặt hàng có lợi thế.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động nắm bắt và chuẩn bị trước về các tác động bất lợi mà Hiệp định RCEP gây ra, nhất là việc gia tăng cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẽ thông qua RCEP vào cuối năm 2021
15:36' - 21/09/2021
Malaysia cam kết hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào giữa tháng 12 năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Hiệp định RCEP dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2022
21:22' - 15/09/2021
BNEWS/TTXVN đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh về những ưu tiên của ASEAN trong hợp tác kinh tế và nội dung thảo luận về việc phê chuẩn và dự kiến đi vào thực thi Hiệp định RCEP.
-
Kinh tế Thế giới
Ký kết RCEP là thành tựu nổi bật của ASEAN
17:49' - 06/08/2021
Trọng tâm của những thành tựu mà ASEAN đạt được trong thời điểm toàn cầu bất ổn chưa từng có này là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Malaysia tiên phong.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP
16:57' - 25/06/2021
Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo nước này đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một quốc gia phê chuẩn Hiệp định RCEP
18:32' - 09/04/2021
Singapore mong muốn các nước tham gia ký kết cũng sớm phê chuẩn RCEP để thúc đẩy tiến trình thực thi hiệp định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19'
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51'
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
18:36'
Theo các chuyên gia, việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là rất cần thiết để tăng công suất cho hệ thống, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026
18:17'
Chiều 18/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ
17:55'
Sáng 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khoá XV: Bổ sung 2 Phó Thủ tướng và 2 Phó Chủ tịch Quốc hội
17:31'
Ngày 18/2, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm chức Phó Thủ tướng với ông Mai Văn Chính và ông Nguyễn Chí Dũng; bỏ phiếu kín bầu bầu Phó Chủ tịch Quốc hội với ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Đề án công nhận huyện Văn Giang (Hưng Yên) là đô thị loại III
16:40'
Theo Báo cáo thẩm tra số 56/BC-KTNS của Ban Kinh tế - Ngân sách trình HĐND tỉnh Hưng Yên, đô thị Văn Giang có tổng số điểm các tiêu chí đạt 88,31/100 điểm, đủ điều kiện đạt tiêu chí đô thị loại III.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý dược cần chặt chẽ nhưng đảm bảo thông thoáng
15:27'
Việc ghi nhận ý kiến, tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi của Luật Dược rất quan trọng, đảm bảo cơ sở và chất lượng văn bản luật được tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực giải phóng xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong tháng 3/2025
14:53'
Từ nay đến cuối tháng 2/2025, các đoàn sẽ gặp gỡ người dân vùng dự án để tuyên truyền, vận động các hộ bàn giao mặt bằng.