LesEchos: Tại sao chính sách tiền tệ là chưa đủ

05:33' - 31/07/2016
BNEWS Những động thái của cơ quan tiền tệ không thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của nền kinh tế, hơn nữa, các chính sách mới phải chú trọng vào vực dậy các dự án đầu tư công.
LesEchos: Tại sao chính sách tiền tệ là chưa đủ. Ảnh minh họa: TTXVN

Nhật báo LesEchos của Pháp số ra mới đây có bài phân tích “Tại sao chính sách tiền tệ là chưa đủ” của tác giả Marie-Helene Duprat. Theo đó tác giả nhận định những động thái của cơ quan tiền tệ không thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của nền kinh tế, hơn nữa, các chính sách mới phải chú trọng vào vực dậy các dự án đầu tư công.

Tám năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, nền kinh tế phương Tây vẫn đang sử dụng phương thức bơm tiền truyền thống. Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, các ngân hàng trung ương lớn đã hạ lãi suất bằng không hoặc gần bằng không, trước khi chuyển sang các công cụ thông thường khác, như nới lỏng định lượng và lãi suất âm.

Mức lãi suất âm này, được thể hiện qua những thước đo tiền tệ không chính thống, ngày nay đã được áp dụng bởi các ngân hàng trung ương của Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng tiền chung Eurozone.

Theo một báo cáo dựa trên thực trạng nền kinh tế hỗn hợp, chính sách tiền tệ đã được quản lý để ổn định tín dụng nhưng nó không đủ để giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy lạm phát. Nếu các ngân hàng trung ương thi hành các chính sách tiền tệ thực sự hữu dụng, chính phủ đã có thể thắt chặt các hoạt động kinh tế và ngăn chặn giảm phát.

Mức lãi suất thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với khoản nợ lớn, lãi suất bằng không là không đủ để thúc đẩy cho vay và chi tiêu. Nhà chức trách và các thể chế kinh tế ngày càng nghiêm túc hơn trong việc giải quyết các khoản nợ. Điều đó đã khiến nhu cầu thiếu hụt nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng trên, biện pháp thường được triển khai là cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Khi lãi suất bằng không hoặc âm, số tiền tạo ra được bù đắp bằng cách tích trữ thay vì chi tiêu hoặc đầu tư. Từ năm 2008, nền kinh tế của các nước phát triển đã rơi vào tình trạng này, khiến cho việc vực dậy nền kinh tế đang nợ nần chồng chất gặp phải thách thức rất lớn.

Nguy cơ của chính sách nới lỏng cung tiền quá mức

Thực tế là chính sách tiền tệ không đủ để giải quyết tất cả mọi vấn đề. Và hiện nay có một nguy cơ thực sự rằng nếu chính phủ chỉ áp dụng duy nhất chính sách tiền tệ, chi phí cận biên sẽ lớn hơn lợi ích cận biên dự kiến. Bởi vì cung tiền lớn cũng có cái giá của nó, đó là rủi ro xuất phát từ việc các nhà đầu tư tìm kiếm lợi suất dẫn đến nguy cơ bong bóng tài sản, xói mòn lợi nhuận ngân hàng, thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm giảm.

Các nghiên cứu chỉ ra một khi tỷ suất an toàn âm, các chính sách can thiệp hiệu quả nhất là chính sách tài khóa mở rộng để tạo ra một “cú sốc cầu” tích cực. Ngoài ra, bên cạnh những cải cách cơ cấu cần thiết, việc vực dậy hoạt động đầu tư công (bao gồm cả cơ sở hạ tầng và giáo dục) là rất cần thiết để giải quyết tình trạng thiếu nhu cầu trong ngắn hạn.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục