LHQ cảnh báo về những tác động gián tiếp của dịch COVID-19
Trong phiên họp ngày 17/9 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách vấn đề nhân đạo Mark Lowcock cảnh báo nạn đói trầm trọng, kế sinh nhai bị hủy hoại, giáo dục suy yếu, hoạt động chủng ngừa bị gián đoạn, tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng là những tác động gián tiếp mà đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19 gây ra đối với nhiều nước.
Ông Mark Lowcock hối thúc HĐBA LHQ và các nước thành viên LHQ hành động ngay lập tức nhằm giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực và thúc đẩy hoạt động viện trợ nhân đạo. Ông Mark Lowcock nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đang làm gia tăng nhu cầu nhân đạo. Theo ông Mark Lowcock, tình hình diễn biến xấu hơn, đỉnh dịch COVID-19 chưa tới song đã gây ra nhiều tác động gián tiếp.
Ông Lowcock chỉ rõ các cơ quan viện trợ nhân đạo đang hoạt động quá sức bởi các nhu cầu viện trợ khác nhau và việc thiếu hỗ trợ tài chính sẽ khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Trước tình hình này, ông Mark Lowcock đề xuất một số biện pháp, theo đó trước hết thúc đẩy các giải pháp chính trị thông qua đối thoại và hòa bình nhằm chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang; thứ hai, đảm bảo các bên liên quan tôn trọng luật nhân đạo quốc tế; và cuối cùng là giảm thiểu tác động của các cuộc xung đột vũ trang và liên quan đến bạo lực đối với hoạt động kinh tế, trong đó có huy động sự hỗ trợ của các thể chế tài chính quốc tế. Cũng theo ông Lowcook, điều quan trọng hơn cả là tăng cường các hoạt động nhân đạo, có bước đi lớn hơn để hỗ trợ các nền kinh tế đang đối mặt với nạn đói diện rộng và nghiêm trọng. Ông Lowcook dẫn chứng tình hình tại CHDC Congo với gần 22 triệu người đang trong tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng do dịch COVID-19 khiến những tác động của cuộc xung đột kéo dài hàng thập niên qua thêm nghiêm trọng.Tại Đông Bắc Nigeria, tình trạng bạo lực do các nhóm vũ trang gây ra khiến nhu cầu viện trợ nhân đạo cho người dân tăng cao. Trong khi đó, hơn 1 triệu người tại các nước trong khu vực Sahel, phần lớn trong số này sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, phải rời bỏ nhà cửa do các vụ tấn công bạo lực. Ông Lowcook nhấn mạnh tổng cộng 14 triệu người đang hứng chịu khủng hoảng hoặc mức độ khẩn cấp về mất an ninh lương thực và đây con số cao nhất trong 10 năm qua.
Cùng ngày, Viện Thống kê và Địa lý Brazil (IBGE) cho hay ít nhất 10,3 triệu người dân nước này đã bị thiếu đói trong giai đoạn năm 2017-2018. Điều này đồng nghĩa chỉ có 63,3% số hộ dân Brazil được đảm an ninh lương thực. Theo IBGE, trong số này, 7,7 triệu người sinh sống tại khu vực đô thị, số còn lại sống tại khu vực xa xôi hẻo lánh. Số liệu thống kê không bao gồm người vô gia cư, do vậy con số thực tế sẽ cao hơn./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Xét nghiệm COVID-19 cho người có nhu cầu xuất cảnh
15:35' - 18/09/2020
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm COVID-19 cho người có nhu cầu xuất cảnh.
-
Kinh tế tổng hợp
Canada lo ngại mất khả năng kiểm soát dịch COVID-19
11:20' - 18/09/2020
Người đứng đầu Cơ quan Y tế công cộng Canada, bà Theresa Tam bày tỏ lo ngại quốc gia Bắc Mỹ này có thể để mất khả năng duy trì số ca mắc COVID-19 trong tầm kiểm soát.
-
Kinh tế tổng hợp
Cập nhật COVID-19 sáng 18/9: Ấn Độ có số ca mắc mới và tử vong cao nhất thế giới
09:33' - 18/09/2020
Đến 8 giờ sáng 18/9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 30 triệu ca mắc COVID-19, trong đó số ca tử vong là hơn 950 nghìn ca. Án Độ có số ca mắc mới và tử vong cao nhất thế giới.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản cần cân nhắc gì để vượt khó thời dịch COVID-19?
08:29' - 18/09/2020
Hiện doanh nghiệp đang phải rà soát lại các dự án và triển khai kế hoạch dài hơi hơn; đồng thời các nhà đầu tư thận trọng khi chọn kênh rót vốn phù hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.