LHQ hậu thuẫn ngân hàng và giới đầu tư phát động sáng kiến đầu tư mang tính bền vững
Ngày 31/1, dưới sự hậu thuẫn của Liên hợp quốc (LHQ), gần 20 ngân hàng và nhà đầu tư hàng đầu trên thế giới, sở hữu tổng số tài sản trị giá 5,6 nghìn tỷ USD, đã phát động một sáng kiến trên quy mô toàn cầu nhằm mục đích đầu tư số tiền mà họ đang quản lý cho các dự án sạch, mang tính phổ quát và ít thải khí CO2.
Với sáng kiến này, lần đầu tiên cộng đồng quốc tế sẽ có một bộ những tiêu chí về đầu tư mang tính bền vững được đặt tên là Nguyên tắc cho hoạt động tài chính tạo tác động tích cực.Những nguyên tắc này tạo ra một khuôn khổ chung cho các nhà tài chính và các nhà đầu tư hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cung cấp các khoản vay cho các nhà bán lẻ và bán buôn, đến cho vay công ty và cho vay để đầu tư và quản lý tài sản.
Trong một thông cáo báo chí, người đứng đầu Sáng kiến Tài trợ Môi trường LHQ, ông Eric Usher cho biết từ nay đến hết năm 2030 các quốc gia cần chi mỗi năm từ 5-7 tỷ USD để hiện thực hóa những mục tiêu phát triển bền vững nhằm chấm dứt đói nghèo, đấu tranh với tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.Trong bối cảnh đó, bộ Nguyên tắc cho hoạt động tài chính tạo tác động tích cực là nền tảng quan trọng, góp phần định hướng để các ngân hàng và các nhà đầu tư chuyển hàng trăm tỷ USD mà họ đang nắm giữ vào các dự án sạch, mang tính phổ quát và ít thải khí CO2.
Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, khu vực tài chính cần phải khẩn trương có sự điều chỉnh thích hợp và góp phần đem lại những thay đổi cần thiết trong các mô hình kinh tế và kinh doanh.Các nguyên tắc nêu trên sẽ tạo định hướng để các nhà tài chính và đầu tư phân tích, giám sát và công khai những tác động đối với môi trường và kinh tế của các sản phẩm tài chính và dịch vụ mà họ tiến hành.
Bộ Nguyên tắc cho hoạt động tài chính tạo tác động tích cực được soạn thảo bởi bởi nhóm chuyên viên đánh giá các tác động tích cực của Sáng kiến Tài trợ Môi trường LHQ.Thành viên của nhóm này gồm đại diện của các ngân hàng và các nhà đầu tư hàng đầu trên toàn thế giới - Australian Ethical, Banco Itaú, BNP Paribas, BMCE Bank of Africa, Caisse des Dépôts Group, Desjardins Group, First Rand, Hermes Investment Management, ING, Mirova, NedBank, Pax World, Piraeus Bank, SEB, Société Générale, Standard Bank, Triodos Bank, Westpac và YES Bank.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bài mẫu viết thư UPU 46: Báo động về chất lượng giáo dục châu Phi
15:53' - 16/01/2017
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU đã trải qua 45 mùa và năm 2017 đã bước sang mùa thứ 46. Bài mẫu viết thư UPU 46 dưới đây sẽ đề cập về chất lượng giáo dục châu Phi.
-
Kinh tế & Xã hội
Gợi ý viết thư UPU lần 46 năm 2017: Báo động tình trạng đói nghèo
16:39' - 12/01/2017
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 46, chủ đề: Nếu bạn là cố vấn cho Tổng thư ký LHQ, bạn sẽ viết thư cho ngài ấy về vấn đề nào của thế giới?
-
Kinh tế & Xã hội
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 46: Nếu bạn là cố vấn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
14:38' - 12/01/2017
Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng Thư ký mới của Liên hợp quốc: Vấn đề toàn cầu nào bạn sẽ giúp ông ấy xử lý trước tiên và giải quyết vấn đề đó như thế nào?
-
Kinh tế Việt Nam
Nên loại các "thiên đường thuế" ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu
14:49' - 17/11/2016
Giáo sư Joseph Stiglitz, người đoạt giải Nobel về kinh tế, cho rằng các quốc gia thất bại trong việc chặn đứng các "thiên đường thuế" nên bị gạch tên khỏi hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này