Liên hợp quốc kêu gọi giải quyết căng thẳng thương mại thông qua WTO
Một hệ thống thương mại dựa trên các quy tắc, công bằng và không phân biệt đối xử không chỉ vì lợi ích của tất cả các đối tác thương mại, mà còn cần thiết để bảo vệ lợi ích của các nền kinh tế nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.
Đây là khẳng định của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres trước đại diện các quốc gia thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 10/5 tại trụ sở WTO ở Geneva (Thụy Sĩ).
Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO, với sự hiện diện của Tổng giám đốc WTO Roberto Azevêdo và Chủ tịch Đại Hội đồng WTO Sunanta Kangvalkulkij, Tổng Thư ký LHQ Guterres kêu gọi các thành viên WTO khơi dậy tinh thần hợp tác quốc tế.Ông Guterres khẳng định đóng góp của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững là "không thể phủ nhận", song cảnh báo rằng căng thẳng thương mại leo thang trong năm qua đe dọa sự tăng trưởng thương mại quốc tế và nền tảng của bản thân hệ thống thương mại đa phương vốn dựa trên các quy tắc.
Ông Guterres nhấn mạnh:"Khi căng thẳng thương mại gia tăng thì không có người chiến thắng, chỉ có người thua cuộc, đặc biệt là trong số các nước đang phát triển."
Tổng Thư ký Guterres hoan nghênh những nỗ lực của các thành viên WTO trong việc tăng cường và cập nhật các khía cạnh khác nhau của hệ thống WTO nhằm giải quyết tốt hơn các thách thức đặt ra bởi thực tế kinh tế mới và công nghệ mới, cũng như tiến hành các đàm phán thương mại, tăng cường minh bạch và giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn. Ông Guterres nhấn mạnh các nỗ lực cải cách của WTO cần được dẫn dắt bởi các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của LHQ.Ông đánh giá cao các sáng kiến khác nhau đã được triển khai tại WTO nhằm hướng đến các lĩnh vực liên quan đến SDGs, như loại bỏ trợ cấp thủy sản không lành mạnh, giúp các nước đang phát triển tiếp cận thuốc generic với giá phải chăng hơn, cải thiện tính minh bạch trong trợ cấp nông nghiệp, tăng cường nỗ lực để đạt được an ninh lương thực và tuân thủ các thực hành nông nghiệp bền vững.
Tổng Thư ký LHQ nêu rõ: "Nếu muốn cải cách WTO thì cải cách phải rõ ràng, chất lượng, công bằng, chính đáng và bền vững".
Về phần mình, Tổng giám đốc WTO Roberto Azevêdo nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương như là một lực lượng mạnh mẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, phát triển, ổn định và hòa bình.Tuy nhiên, ông Azevêdo lưu ý: "Hệ thống đa phương cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Vấn đề đặt ra là hiệu quả của hợp tác toàn cầu trong bối cảnh hiện nay".
Ông Azevêdo nói thêm: "Căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn đang diễn ra trong chính WTO. Chúng tôi đang nỗ lực giải quyết các tranh chấp cũng như khẩn trương giảm căng thẳng".Theo ông Azevêdo, một số người coi cải cách WTO là một bước thiết yếu để giải quyết những căng thẳng đó.
Ông khẳng định: "Rõ ràng, hiện nay chúng ta có cơ hội để đổi mới và tăng cường chủ nghĩa thương mại đa phương trong những năm tới"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU: WTO là nơi tốt nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại
20:41' - 06/04/2019
EU tin rằng WTO là nơi tốt nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại, song cơ quan này cần được cải tổ để giải quyết những vấn đề liên quan tới Mỹ cũng như các mối quan tâm riêng của họ.
-
Kinh tế Thế giới
WTO: Tự do hóa thương mại đối mặt với nhiều thách thức
13:37' - 05/04/2019
Trong một môi trường chính trị như hiện nay, con đường phía trước của tự do hóa thương mại toàn cầu sẽ nhiều khó khăn và thách thức.
-
Kinh tế Thế giới
WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu
18:36' - 02/04/2019
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo tăng trưởng kim ngạch thương mại toàn cầu trong năm 2019 sẽ thấp hơn so với năm 2018, viện dẫn lý do bất ổn kinh tế và căng thẳng thương mại gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.