Liên kết để giữ vững thị phần-Bài 2: Giữ vững thị phần
Điều này cho thấy, ngành bán lẻ Việt Nam rất lạc quan nhưng cũng đầy thách thức khi thị phần đang đe dọa rơi vào tay các đối thủ châu Á.
Một loạt các thương hiệu lớn đang đặt mục tiêu “bành trướng” tại Việt Nam tới 2020 như Lotte đặt mục tiêu phát triển 60 siêu thị trên cả nước; Aeon sẽ mở 20 Trung tâm thương mại tại Việt Nam, hoặc Wal Mart của Mỹ hay Auchan của Pháp cũng tuyên bố sẽ tham gia vào thị trường.
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, có thể đến cuối năm nay sẽ có 2 trung tâm Robins của Central Group tại Việt Nam nhưng đây không phải là con số cuối cùng.Bởi, Việt Nam là một trong những "điểm đến" mà nhà đầu tư này công bố sẽ dành 1,3 tỷ USD để mở cửa hàng, trung tâm mua sắm, mua bán và sáp nhập ở Đông Nam Á trong 3 năm tới; trong đó, 80% ngân sách sẽ được rót vào Cental Retial và Central Pattana, 20% còn lại đầu tư vào ngành thực phẩm, khách sạn, lĩnh vực thời trang.
Sự xuất hiện của hệ thống phân phối hiện đại của Thái Lan sẽ tạo điều kiện cho hàng Thái Lan vào Việt Nam theo đường chính thống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và qua đó sẽ đẩy hàng Thái ra thị trường nhiều hơn, được người tiêu dùng chấp nhận dễ dàng hơn.
Với đà phát triển như hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa 2 nước có khả năng sẽ tăng lên 15 tỷ USD vào năm 2020.
Để giữ vững thị phần trên sân nhà, bà Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng, các doanh nghiệp cần vượt qua các thách thức từ mô hình mua sắm truyền thống sang hình thức mua sắm hiện đại; cần nghiên cứu thêm chiến lược phát triển của các tập đoàn đa quốc gia, hiệp hội các nhà bán lẻ trên thế giới; cần đầu tư vào chuỗi các cửa hàng, siêu thị bán lẻ, liên kết để phát triển các hình thức bán lẻ mới như siêu thị thực phẩm, cửa hàng tiện lợi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nên tăng cường hợp tác để giữ vững thị phần, tránh việc hàng hóa ngoại lấn át và cạnh tranh giá cả. Việt Nam đang khuyến khích người Việt dùng hàng Việt.Do đó, phải quy định trong siêu thị, cửa hàng phải bán bao nhiêu phần trăm là hàng trong nước, bao nhiêu là hàng nước ngoài. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và các siêu thị lớn nhỏ của Việt Nam cần có những biện pháp kiểm soát hàng nhập để kích thích sự phát triển của hàng Việt Nam chất lượng cao, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước phát triển./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Gần 4.900 doanh nghiệp "hồi sinh" trong tháng 1/2016
11:35' - 29/01/2016
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 1/2016, cả nước có 4.872 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
VASEP: Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ có nhiều khởi sắc
17:12' - 25/01/2016
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ năm 2016 sẽ có nhiều khởi sắc nhờ những tín hiệu tích cực từ kết quả thuế chống bán phá giá POR9 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam - thị trường lớn thứ ba của Ford trong khu vực ASEAN
05:30' - 25/01/2016
Trong năm 2015, doanh số bán lẻ của Ford tại thị trường ASEAN đạt mức kỷ lục 103.975 chiếc, tăng 3,3% so với năm trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ đầu tư bài bản hơn cho chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
19:13' - 22/01/2016
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, năm 2016, để công tác xúc tiến thương mại đạt được hiệu quả, Bộ sẽ xây dựng chương trình XTTM quốc gia có bài bản, chuyên nghiệp hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần thêm các tác phẩm báo chí tầm vóc, phản ánh được những bước chuyển mình to lớn của Đảng, dân tộc
22:10' - 20/01/2025
Tổng Bí thư chúc mừng các tác giả, tập thể tác giả, các cơ quan, đơn vị xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng chung khảo và trao giải “Búa liềm vàng” lần thứ IX ngày hôm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc
21:30' - 20/01/2025
Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Cộng hoà Séc: Nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược
21:30' - 20/01/2025
Sáng 20/1, sau Lễ đón chính thức trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp hẹp và hội đàm với Thủ tướng Séc Petr Fiala.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
20:21' - 20/01/2025
Hai địa phương đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Cộng hoà Séc
19:43' - 20/01/2025
Hiện nay, Cộng hoà Séc là đối tác thương mại lớn thứ 10, nhà đầu tư lớn thứ 13 của Việt Nam tại Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Séc
18:17' - 20/01/2025
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 20/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định thúc đẩy nội lực kinh tế trong năm 2025
16:58' - 20/01/2025
Năm 2025, Bình Định tiếp tục phát huy những tiềm năng lợi thế, thúc đẩy nội lực của nền kinh tế, làm mới, bổ sung các động lực tăng trưởng...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Thuỵ Sĩ: Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại
16:20' - 20/01/2025
Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu và ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thuỵ Sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới
15:45' - 20/01/2025
Phát biểu tại buổi gặp mặt các đồng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.