Liên kết xây dựng hệ thống và Trung tâm Logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
"Liên kết xây dựng hệ thống và Trung tâm Logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" là nội dung chính tại Hội thảo do Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, UBND thành phố Đà Nẵng và Nhóm Tư vấn hợp tác Phát triển vùng duyên hải miền Trung phối hợp tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, ngày 9/11.
Hội thảo nhằm mục đích phân tích, đánh giá tiềm năng, cơ hội và thách thức trong việc phát triển hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đồng thời đề xuất các giải pháp, các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống và trung tâm logistics trong thời gian tới.
Theo báo cáo của UBND thành phố Đà Nẵng, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 5 đơn vị hành chính gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nhanh và bền vững lĩnh vực logistics nói riêng...
Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định vùng miền Trung - Tây Nguyên hình thành và phát triển 6 Trung tâm Logistics hạng I, hạng II và 1 Trung tâm Logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế...
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung cho biết, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã xác định những định hướng phát triển cụ thể như: tập trung nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, ngành điện tử và công nghệ thông tin; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến; ngành dệt may, da giày...
Đồng thời, chú trọng tới dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng ở các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển, dịch vụ logistics phục vụ hoạt động cảng biển, sân bay, khai thác biển và các thành phố trong vùng.
Trong đó, dịch vụ logistics được xem như là một ngành đặc biệt quan trọng, có nhiệm vụ khai thác các lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (lợi thế về hạ tầng giao thông, hạ tầng cảng biển) để phát triển và đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế...
Để đạt được các mục tiêu trên, ông Thiên cho rằng, không nên xác định vai trò của ngành logistics như một ngành dịch vụ đơn thuần, với chức năng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tương đương như những ngành dịch vụ hay công nghiệp chế biến, chế tạo khác.
Điểm nhấn đặc biệt ở đây chính là vai trò của hệ thống logistics trong một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng cao đang bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Ngọc, Quyền Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phát triển hệ thống các Trung tâm logistics là yêu cầu cấp thiết trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Để đạt được mục đích này, cần đồng bộ hóa thiết kế và các quy hoạch liên quan cũng như đồng bộ hóa vận hành hệ thống các trung tâm logistics, lộ trình đầu tư và huy động các nguồn lực phát triển các trung tâm logistics trong vùng này.
Đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích thu hút khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào các trung tâm logistics; thành lập khu thương mại tự do bên trong hoặc bên cạnh một số trung tâm logistisc lớn trong vùng.../.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Cảng Hải Phòng liên doanh khai thác dịch vụ logistics với hãng tàu Heung-A
15:33' - 14/10/2016
Liên doanh sẽ là nơi tập kết hàng hoá trung chuyển xuất nhập khẩu, cung cấp các dịch vụ khác nhau giúp giảm khối lượng công việc cho cảng biển, tránh tắc nghẽn tại các cảng ở Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ muốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực logistics
21:05' - 28/07/2016
Ngày 28/7, UBND thành phố Cần Thơ đã tổ chức họp Ban Chỉ đạo xuất khẩu thành phố nhằm phân tích, đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt chưa quan tâm tới phát triển thị trường logistics
15:16' - 18/05/2016
Thị trường cơ sở hạ tầng kỹ thuật (logistics) Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP; trong đó vận tải chiếm từ 50 - 60%, thấp hơn nhiều so với nhu cầu phát triển kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.