Liệu có bước ngoặt cho kinh tế thế giới trong năm 2020?
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hồi tháng trước cho biết, thương mại và đầu tư suy yếu đã cản trở hoạt động kinh tế trong hai năm qua, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
OECD dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong năm tới, xuống 2,9% - mức thấp nhất kể từ đợt suy thoái toàn cầu năm 2009. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra lạc quan hơn khi dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm 2020, song cảnh báo kinh tế có khả năng giảm tốc và chưa chắc đã phục hồi trở lại.
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một, nhưng các mức thuế quan đã được áp dụng từ trước đó vẫn có hiệu lực, và chưa thể hóa giải những tác động của các biện pháp này chỉ trong một sớm một chiều.
OECD cũng đề cập đến sự chậm trễ trong chính sách của chính phủ các nước trước tình hình biến đổi khí hậu và sự phát triển của công nghệ. Nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư đang phải điều chỉnh chiến lược khí hậu của mình kể cả khi Tổng thống Trump vẫn “làm ngơ” trước tình trạng này.
Tại thời điểm mà chủ nghĩa dân túy và làn sóng biểu tình đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, chính trị sẽ tiếp tục là một ẩn số đối với nền kinh tế trong năm 2020. Tổng thống Trump bước vào chiến dịch tranh cử Tổng thống khi bóng đen của việc luận tội vẫn còn bủa vây, và nước Anh có thể sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào tháng tới, sau chiến thắng của Thủ tướng Boris Johnson trong cuộc bầu cử vừa qua.
Cùng lúc đó, sự nổi lên của các ông lớn công nghệ với lượng dữ liệu khổng lồ có khả năng sẽ tái định hình thế giới công việc khi trí tuệ nhân tạo khai thác dữ liệu đó.
Đấu trường trực tuyến đã nổi lên như một mặt trận khác trong các cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Trump khơi mào, sau khi ông đe dọa đánh thuế đối với hàng hóa của Pháp, vì Paris ban hành thuế kỹ thuật số đối với các ông lớn công nghệ đến từ Mỹ như Amazon, Facebook và Google. Châu Âu đang đe dọa sẽ có một đáp trả chung trong vấn đề này.
Hồi tháng Bảy vừa qua, Quốc hội Pháp đã thông qua dự luật đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số nhằm vào các "ông lớn" công nghệ và trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên áp dụng loại thuế này. Theo đó, Pháp sẽ đánh thuế 3% đối với các công ty công nghệ có doanh thu trên 25 triệu euro (27,86 triệu USD) tại thị trường Pháp và 750 triệu USD (830 triệu USD) trên toàn cầu.
Việc đánh thuế nhằm vào tổng doanh thu thay vì lợi nhuận, bởi các doanh nghiệp thường kê khai lợi nhuận tại các "thiên đường thuế" thấp như Ireland hoặc Luxembourg để hưởng lợi cao.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính mười năm trước, chính sách của các ngân hàng trung ương đã dẫn đến lãi suất âm ở nhiều nước, bóp nghẹt khả năng sinh lời của các ngân hàng và thổi phồng nợ của khu vực tư nhân.
Các ngân hàng trung ương tại châu Âu và Nhật Bản lâu nay thường sử dụng "chính sách lãi suất âm" để thúc đẩy nền kinh tế và hỗ trợ lạm phát. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhìn chung không tin tưởng việc sử dụng công cụ này tại Mỹ.
Trong báo cáo nghiên cứu kinh tế mới nhất công bố ngày 26/8, các nhà nghiên cứu tại Fed chi nhánh San Francisco cho rằng chính sách lãi suất âm không phù hợp với kinh tế Mỹ.
Báo cáo nghiên cứu cho hay khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) năm 2016 chuyển sang thực thi chính sách lãi suất âm, lạm phát thực sự đã giảm chứ không tăng như kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách.
Mặc dù đà giảm này có thể là sự phản ứng trước các điều kiện kinh tế ngày càng xấu đi, nhưng điều đó đã nêu bật sự bất ổn liên quan đến tính hiệu quả của "chính sách lãi suất âm" với vai trò là các công cụ thúc đẩy tăng trưởng khi lạm phát dự báo được neo ở các mức thấp.
Trong bối cảnh tăng trưởng đang giảm tốc, cuộc tranh luận về sự phân bố của cải có thể sẽ còn trở nên gay gắt hơn. Năm 2018, theo tổ chức Oxfam, 26 nhà tỷ phú đang nắm giữ số tài sản bằng với một nửa nghèo nhất của thế giới.
Nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ Steve Eisman cho rằng thế giới sẽ không rơi vào một cuộc khủng hoảng nữa, nhưng kịch bản tốt nhất mà chúng ta có thể kỳ vọng là đà giảm tốc tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chủ động giải quyết bất đồng thương mại với Mỹ
17:01' - 29/12/2019
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 29/12 khẳng định đã "chủ động giải quyết" các bất đồng thương mại với Mỹ trong năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
EU có thể phải gia hạn thời gian đàm phán thương mại với Anh hậu brexit
18:34' - 27/12/2019
Theo Chủ tịch EC, sẽ khá hợp lý để hai bên đánh giá tình hình vào giữa năm 2020 và sau đó cân nhắc về việc kéo dài thời gian chuyển tiếp nếu thấy cần thiết.
-
Doanh nghiệp
Xúc tiến thương mại phát triển thị trường trọng điểm
13:25' - 24/12/2019
Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy xuất khẩu và đưa kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt mốc dự kiến 500 tỷ USD trong năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
USMAC: “Trò chơi cùng thắng” hiếm hoi của Mỹ trên mặt trận thương mại
06:30' - 21/12/2019
Theo đánh giá của tờ The Business Times, việc mô tả Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được Mỹ, Canada và Mexico ký kết năm 1994 là “có ý nghĩa lịch sử” dường như hơi cường điệu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bưu điện Mỹ tạm ngừng nhận bưu kiện từ Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc)
13:58'
Bưu điện Mỹ (USPS) tạm thời ngừng chấp nhận các bưu kiện vận chuyển từ Bưu điện Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) từ ngày 4/2.
-
Kinh tế Thế giới
WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại
13:26'
Cơ quan Phúc thẩm của WTO, bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế, đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019, do Mỹ liên tục chặn các đề cử thành viên.
-
Kinh tế Thế giới
Quy mô thương mại dịch vụ của Trung Quốc lần đầu tiên vượt 1.000 tỷ USD
13:03'
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Trung Quốc năm 2024 đã tăng lên mức kỷ lục 7.500 tỷ nhân dân tệ (1.032 tỷ USD), tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Các cơ quan Liên hợp quốc lo ngại về nguồn tài trợ
10:40'
Các cơ quan của Liên hợp quốc đã đưa ra đánh giá về việc Mỹ cắt giảm nguồn tài trợ nhân đạo, đồng thời kêu gọi Washington tiếp tục có những đóng góp trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
5 năm sau Brexit: Ngày càng nhiều người Anh ủng hộ quay trở lại EU
10:13'
Cuộc thăm dò do YouGov thực hiện mới đây cho thấy chỉ 33% số người Anh được hỏi cho rằng Brexit là quyết định đúng đắn, mức thấp nhất kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân vào năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch đóng cửa USAID
07:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đồng thời ký văn bản dừng hợp tác với một số tổ chức trong Liên hợp quốc (LHQ).
-
Kinh tế Thế giới
Ngành công nghệ lao đao do chính sách thuế quan của Mỹ
18:12' - 04/02/2025
Nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế lên chất bán dẫn, giá các sản phẩm điện tử có thể tăng mạnh hơn nữa trong bối cảnh người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với áp lực lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ xem xét lại khoản thuế 700 triệu bảng với các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ
15:46' - 04/02/2025
Anh đang chuẩn bị xem xét lại khoản thuế 700 triệu bảng Anh (869,05 triệu USD) đối với các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại dường như đang leo thang toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cảnh báo khiếu nại Mỹ lên WTO
15:21' - 04/02/2025
Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Phó Thông khẳng định, Trung Quốc cực lực phản đối việc Mỹ tăng thuế tùy tiện và cho rằng điều này vi phạm các quy định của WTO.