Liệu có quá sớm để cho rằng kinh tế thế giới đang suy thoái?
Những ngày này, mọi người đều bi quan về triển vọng kinh tế thế giới. Chuyên gia kinh tế Steven Blitz tại công ty nghiên cứu đầu tư TS Lombard (Vương quốc Anh) dự báo Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ đối mặt với suy thoái trong năm nay.
Dự báo này được đưa ra một ngày sau khi Ngân hàng Bank of America đưa ra cảnh báo tương tự. Ngân hàng Goldman Sachs dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) sẽ giảm trong cả quý III và quý IV năm nay.Các tìm kiếm trên Google của người Mỹ về cụm từ “suy thoái kinh tế” chưa bao giờ cao đến vậy. Các nhà giao dịch đang bán đồng - kim loại được xem là chỉ dấu sức khỏe của ngành công nghiệp, và mua USD - một dấu hiệu cho thấy họ đang lo lắng, đồng thời tính toán chi phí cho việc cắt giảm lãi suất vào năm 2023.
The tờ The Economist, tình hình xấu hiện nay là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Để ứng phó với đại dịch COVID-19, Mỹ đã kích thích nền kinh tế quá mức, gây lạm phát không chỉ trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ khi nhu cầu tiêu dùng cao đối với hàng hóa đã phá vỡ chuỗi cung ứng thế giới.
Những nỗ lực dập dịch COVID-19 của Trung Quốc khiến các vấn đề này trầm trọng hơn. Cuộc xung đột ở Ukraine khiến giá cả hàng hóa tăng vọt. Để đối phó với lạm phát, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã tăng lãi suất, với mức tăng trung bình 1,5 điểm phần trăm.
Sau cuộc họp kết thúc vào ngày 27/7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lần thứ tư chỉ trong 5 tháng qua, với mức tăng 75 điểm cơ bản.
Căn nguyên của những lo ngại về suy thoái là nỗi sợ hãi về hậu quả của việc thắt chặt tiền tệ. Kể từ năm 1955, đã có ba giai đoạn mà lãi suất ở Mỹ tăng cao đúng như dự kiến: năm 1973, 1979 và 1981. Sau mỗi đợt lãi suất lên cao, suy thoái diễn ra trong vòng sáu tháng sau.
Vậy liệu suy thoái sẽ lại xảy ra? Tăng trưởng tại các nền kinh tế giàu trên thế giới, chiếm 60% GDP toàn cầu, chắc chắn đã chậm lại kể từ giữa năm 2021, khi các hạn chế phòng dịch COVID-19 được dỡ bỏ.Ngân hàng Goldman Sachs đưa ra “chỉ dấu hoạt động hiện tại”, một thước đo về sức khỏe kinh tế dựa trên một loạt chỉ số. Chỉ số này đã chậm lại trong những tuần gần đây.
Các cuộc khảo sát của tập đoàn S&P Global (Mỹ) với các nhà sản xuất ở Mỹ và Eurozone cho thấy các nhà sản xuất đang bi quan hơn bất cứ lúc nào kể từ những ngày đầu của đại dịch.
The Econonomist nhận định có vẻ còn quá sớm để tuyên bố suy thoái, ngay cả khi các nhà thống kê cho biết GDP của Mỹ đã giảm trong quý II. Trước đó, một loạt yếu tố bất thường đã khiến GDP giảm trong quý đầu tiên, mặc dù hoạt động cơ bản của nền kinh tế vẫn mạnh. Còn quá sớm để thấy được tác động từ việc thắt chặt của Fed với nền kinh tế. Hầu hết các nhà kinh tế dựa vào thông tin từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) để tìm hiểu xem liệu nền kinh tế có thực sự suy thoái hay không. Ủy ban xác định chu kỳ kinh doanh của NBER xem xét các chỉ số ngoài GDP để đưa ra nhận định đó, bao gồm số lượng việc làm và sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu của The Economist chỉ ra rằng vẫn có sự tăng trưởng ở các nước giàu. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng rõ ràng đang chậm lại, câu hỏi lớn là tình hình sẽ tồi tệ đến đâu. Những người lạc quan chỉ ra sức mạnh của các hộ gia đình và doanh nghiệp.Mặc dù công chúng bi quan về nền kinh tế hiện này còn nhiều hơn so với thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch, các hộ gia đình ở các nước giàu có thể vẫn có khoảng 3.000 tỷ USD trong khoản tiết kiệm “dư thừa” tích lũy trong đại dịch.
Tại Mỹ, số dư tiền mặt của các hộ gia đình nghèo vào tháng Ba cao hơn 70% so với năm 2019, theo JPMorgan Chase Institute, một tổ chức tư vấn thuộc ngân hàng JPMorgan.
Hơn nữa, người dân dường như tự tin về tài chính cá nhân hơn là về tình trạng của nền kinh tế. Khoảng 1/3 các hộ gia đình ở Liên minh châu Âu (EU) lạc quan về tài chính của họ hơn so với mức trung bình.Ở Mỹ, tỷ lệ người dân tin rằng họ sẽ không thể đáp ứng các cam kết nợ trong ba tháng tới thấp một cách không bình thường. Các công cụ theo dõi chi tiêu của người tiêu dùng từ Ngân hàng trung ương Anh (đối với Anh) và JPMorgan Chase (đối với Mỹ) vẫn có vẻ khá mạnh.
Chính phủ nhiều nước cũng đang chi tiền để giúp người nghèo đối phó với tình trạng giá năng lượng đang tăng cao. Trong khu vực Eurozone, các chính phủ đang kích thích kinh tế tương đương khoảng 1% GDP. Vào tháng Năm, Viện Nghiên cứu Tài khóa tính toán khoản chi lớn như vậy sẽ bù đắp cho các hộ gia đình nghèo nhất trước sự gia tăng của chi phí sinh hoạt. Hành vi của các doanh nghiệp cũng cho thấy dấu hiệu tích cực. Tại các nền kinh tế giàu, số lượng vị trí tuyển dụng trống vẫn ở mức cao kỷ lục. Ở Australia, con số này cao hơn gấp đôi mức trước đại dịch, theo dữ liệu từ trang web tuyển dụng Indeed. Ở Mỹ, mỗi người thất nghiệp có hơn hai vị trí việc làm để so sánh. Kết quả là thị trường lao động bị thắt chặt. Có thể thấy một số bằng chứng về tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng ở Cộng hòa Czech (Séc). Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp trong toàn bộ thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện nay đã thấp hơn so với mức trước đại dịch. Tại một nửa các quốc gia thành viên OECD, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động đang có việc làm - một thước đo rộng hơn về sức khỏe thị trường lao động, đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Những con số này không phù hợp với một cuộc suy thoái đang rình rập. Sự sụt giảm đầu tư trong quá khứ đóng một vai trò lớn trong suy thoái kinh tế. Trong các giai đoạn suy thoái kể từ những năm 1980 đối với Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), khoảng 1/2 sự sụt giảm GDP trong các quý tăng trưởng âm là do thu hẹp chi tiêu vốn. Nhưng theo dữ liệu do JPMorgan tổng hợp cho Mỹ, Eurozone và Nhật Bản, đầu tư đã yếu đi, nhưng không quá nghiêm trọng.Gần đây, thậm chí chi tiêu vốn đã bùng nổ, khi các công ty đổ tiền vào công nghệ làm việc từ xa và củng cố chuỗi cung ứng. Giờ đây, một số doanh nghiệp tin rằng họ đã đầu tư quá mức vào công suất trong khi số khác muốn tiết kiệm tiền mặt. Một phân tích về điều kiện tín dụng và tính thanh khoản của công ty do tổ chức tư vấn Oxford Economics thực hiện cho thấy tốc độ đầu tư hàng năm vào nhóm G7 có thể giảm khoảng 0,5% trong nửa cuối năm nay. Điều này không tốt, song chưa đủ để tạo ra suy thoái. Trong các đợt suy thoái trước đây, đầu tư giảm mạnh hơn nhiều.
Thật không may, các dữ liệu tích cực về kinh tế không giúp tăng niềm tin khi các nhà đầu tư lo ngại về tác động của thắt chặt tiền tệ. Có vẻ như tin tức dưới bất kỳ hình thức nào đều có thể truyền tải thông điệp về một cuộc suy thoái. Các số liệu xấu xác nhận nguy cơ suy thoái đang đến gần.Các dữ liệu, bao gồm tăng lương, cho thấy các ngân hàng trung ương không thành công trong việc làm chậm quá trình này, đòi hỏi các ngân hàng tiếp tục thắt chặt, và điều này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế. Chỉ những dấu hiệu cho thấy lạm phát đang giảm mới thực sự xua tan nỗi lo về suy thoái.
Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu tích cực. Dữ liệu do Fed New York tổng hợp cho thấy những khó khăn trong chuỗi cung ứng, bao gồm chi phí vận tải toàn cầu, đã giảm bớt. Giá xăng tại Mỹ hiện giảm 3% một tuần. Công ty tư vấn Alternative Macro Signals xây dựng “chỉ số áp lực lạm phát tin tức”, công cụ chỉ ra liệu luồng tin tức có cho thấy áp lực giá đang tăng hay không. Các chỉ số này của Mỹ và Anh đã giảm gần đây. Tuy nhiên, hy vọng lạm phát giảm nhanh gần như chắc chắn sẽ tiêu tan. Mức tăng giá thực phẩm và năng lượng trước đó vẫn chưa hoàn toàn gộp vào tỷ lệ lạm phát chính. Morgan Stanley ước tính lạm phát của các nước giàu sẽ đạt đỉnh 8% trong quý III/2022. Tăng trưởng tiền lương không có dấu hiệu giảm bớt. Trong các cuộc họp trực tuyến về doanh số, các công ty vẫn thảo luận về cách làm thế nào để chuyển chi phí cao sang khách hàng. Dữ liệu tổng hợp mà các nhà kinh tế thu được là hữu ích. Tuy nhiên, vẫn còn bài học cũ, đó là khó phát hiện những cuộc suy thoái trên thực tế. Bức tranh thời kỳ hậu phong tỏa phòng dịch COVID-19 càng khiến phát hiện này khó hơn. Hầu như không ai nghĩ rằng tình trạng thiếu lao động sẽ xảy ra vào năm ngoái, hoặc lạm phát sẽ từ tồi tệ trở nên tồi tệ hơn vào năm 2022./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Kinh tế thế giới sẽ đón nhận những gì từ lập trường “diều hâu” của Fed?
19:26' - 30/06/2022
Lạm phát tại Mỹ đã chạm mức cao nhất trong hơn 40 năm qua, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tháng Sáu.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàng trăm CEO dự báo bi quan về kinh tế thế giới
18:49' - 18/06/2022
Hơn 60% giám đốc điều hành (CEO) của các công ty trên toàn cầu dự báo suy thoái tại khu vực mà các công ty của họ hoạt động trong vòng 12-18 tháng tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.