Liệu đã đến lúc các doanh nghiệp Singapore mở rộng ra bên ngoài?
Là một trong những nền kinh tế mở cửa thương mại nhất thế giới, các doanh nghiệp Singapore cảm nhận sâu sắc những tác động tiêu cực, khó khăn về kinh tế và sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu so với các quốc gia khác trong khu vực.
Theo cuộc khảo sát Navigator mới nhất của HSBC, chỉ có khoảng 65% doanh nghiệp Singapore dự báo doanh số của họ sẽ tăng trong 12 tháng tới. Tỷ lệ này thấp hơn đáng kể so với các nước khác trên toàn cầu cũng như trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với con số lần lượt là 79% và 77%.
Vì vậy, với tất cả các dữ liệu kinh tế suy giảm gần đây và những trở ngại địa chính trị đang diễn ra, liệu bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để các công ty có trụ sở tại Singapore tìm kiếm việc mở rộng hoạt động ra quốc tế? Suy nghĩ một cách đơn giản thì câu trả lời là “có”. Thực tế, khảo sát Navigator của HSBC cho thấy các doanh nghiệp Singapore đang tìm kiếm những đối tác ở nơi khác để thu hẹp khoảng cách tăng trưởng.Điều quan trọng cần xem xét trước khi mở rộng hoạt động kinh doanh là hiểu rõ tăng trưởng nằm ở đâu. Trong thập kỷ qua, Singapore nằm trong số ít các khu vực trên thế giới có tốc độ tăng trưởng liên tục 5%. Có thể thấy, Đông Nam Á là một khối thương mại có xu hướng phát triển trên toàn cầu.Cuộc khảo sát cho thấy 81% doanh nghiệp của ASEAN dự báo sẽ có tăng trưởng trong năm tới, rõ ràng là khác biệt so với niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp Singapore. Các thị trường lớn ở ASEAN như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia được đánh giá là những thị trường đầu tư đầy tiềm năng.
Với Thái Lan, trọng tâm chính là Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC) với việc phát triển ba tỉnh miền Đông và xây dựng các ngành công nghiệp điện tử, ô tô và chế biến thực phẩm. Các lĩnh vực này thu hút tới hơn 2,6 tỷ USD nguồn vốn đề nghị đầu tư trong năm 2019, tăng 107% so với cùng kỳ năm ngoái.Indonesia có phạm vi và sự đa dạng vốn là “đặc trưng duy nhất” trong ASEAN. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Indonesia có sức hấp dẫn lớn đối với Singapore bởi “đảo quốc sư tử” vốn là quốc gia trung chuyển trao đổi hàng hóa.Nhìn xa hơn, Chính phủ Indonesia đã phân bổ 29 tỷ USD cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng với hơn 200 dự án, bên cạnh việc cải thiện tốc độ áp dụng dịch vụ kỹ thuật số cho khoảng 270 triệu người trẻ tuổi đã lý giải tại sao đây là “chiến trường” cho các nền tảng thương mại điện tử. Singapore nhìn thấy những cơ hội xung quanh lĩnh vực cơ sở hạ tầng, hàng hóa, kỹ thuật số và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, những cơ hội không chỉ giới hạn trong những thị trường hoặc lĩnh vực trên. Trên thực tế, có bốn chủ đề vĩ mô mà Singapore cho là những động lực định hướng cơ hội. Đó là sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong khu vực Đông Nam Á đang diễn ra; quá trình đô thị hóa gia tăng; sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kỹ thuật số và ảnh hưởng của nó đối với người tiêu dùng và thói quen người tiêu dùng; các cấu thành thời tiết biến đổi và sự tập trung lớn hơn vào sự bền vững, kể cả trong nước hoặc trên toàn cầu.Những xu hướng vĩ mô này mang đến vô số cơ hội trên một loạt lĩnh vực bao gồm dịch vụ, sản xuất, phát triển bất động sản thương mại, hậu cần, giao thông và năng lượng tái tạo. Rõ ràng, tất cả những điều này cho thấy rằng "cái gì" và "nơi nào" ở Đông Nam Á là điểm nóng, cũng như việc các công ty "làm thế nào" để tham gia vào các thị trường này.Các phương thức tham gia thị trường thông thường bao gồm liên doanh hoặc sử dụng các đại lý bán hàng địa phương vẫn được áp dụng. Bên cạnh đó, công nghệ và nền kinh tế kỹ thuật số đang được khai thác và cho phép các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường mà không cần có quá nhiều sự hiện diện về mặt vật chất. Các nền tảng kỹ thuật số cung cấp con đường nhanh chóng để thử nghiệm một sản phẩm hoặc một giải pháp tại thị trường địa phương.Quy mô và cơ cấu dân số của ASEAN đầy sức hút đối với các công ty có trụ sở tại Singapore, nhưng điều này chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại. Các rào cản phi thuế quan và thách thức khác như sự phân mảnh rời rạc yếu tố văn hóa và pháp lý, thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao tiếp tục gây khó cho doanh nghiệp. Các khó khăn mới cũng đang nổi lên như là vấn đề bảo đảm an ninh mạng, dữ liệu và mối đe dọa của chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.Rõ ràng, mở rộng ngoài biên giới theo bất kỳ cách thức nào đều cần sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Việc mở rộng hoạt động ra phạm vi quốc tế đòi hỏi những chiến lược quản trị, quản lý rủi ro được cân nhắc kỹ càng.Cụ thể là kết nối với đúng mạng lưới và con người phù hợp để có cái nhìn và đánh giá về thị trường; có sự hiểu biết rõ ràng về chi phí và những biến động, thay đổi về mặt tiền tệ; thúc đẩy chuỗi cung ứng, cả với người mua và người cung cấp; thúc đẩy những thỏa thuận thương mại hiện có; tối ưu hóa nguồn vốn lưu động như một công cụ quản lý rủi ro và thanh khoản./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
JP Morgan: Ngoại hối ký gửi vào các ngân hàng tại Singapore tăng mạnh
12:32' - 04/11/2019
Ngân hàng J.P. Morgan của Mỹ ngày 4/11 cho biết các khoản ngoại hối ký gửi vào các ngân hàng tại Singapore đã tăng mạnh trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế tổng hợp
Tỷ lệ thất nghiệp tại Singapore cao nhất trong 10 năm
14:38' - 25/10/2019
Số liệu sơ bộ của Bộ Nhân lực Singapore (MOM) công bố ngày 24/10 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong quý III/2019 của nước này đã tăng cao nhất kể từ cuối năm 2009.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore: Đằng sau vị trí số một thế giới về năng lực cạnh tranh (Phần 1)
05:30' - 23/10/2019
Singapore đã đánh bật Mỹ khỏi vị trí số một thế giới về Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Đây là sự công nhận đáng giá từ một tổ chức có uy tín trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore duy trì vị trí đứng đầu châu Á về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
06:30' - 20/10/2019
Báo cáo hàng năm của Liên minh về Quyền sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Mỹ vừa công bố Singapore tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu châu Á về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ kể từ năm 2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.