Cuộc đua AI toàn cầu – Bài 1: “Ngôi sao đang lên” DeepSeek
Bài viết đăng tải trên tờ Financial Times nhận định, việc DeepSeek - công ty trí tuệ nhân tạo (AI) non trẻ đến từ Trung Quốc - ra mắt mô hình AI mới đã làm lung lay quan niệm cho rằng Mỹ sẽ luôn là nước nắm quyền phát triển công nghệ này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc đang bắt kịp Mỹ trong cuộc đua AI toàn cầu.
Ngày 27/1, chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ, gần 1.000 tỷ USD đã bị xóa sổ khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu do “cú huých” được tạo ra bởi công ty AI khởi nghiệp ít được biết đến của Trung Quốc có tên gọi là DeepSeek.
DeepSeek đã giới thiệu một mô hình AI mới, được gọi là R1. Những thông tin về R1 do DeepSeek công bố tạo ra một “vụ nổ lớn” gây chấn động các tập đoàn công nghệ Mỹ và trực tiếp đe dọa đến vị thế của những tên tuổi lớn như Nvidia, Google và OpenAI…
Mô hình của DeepSeek có thể dùng để giải quyết các vấn đề khoa học phức tạp và hoạt động ngang bằng với phần mềm tiên tiến từ những gã khổng lồ công nghệ Mỹ, nhưng rõ ràng được phát triển với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với các mô hình đó. Mô hình này đã nhanh chóng vượt qua ChatGPT của OpenAI để trở thành ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên cửa hàng ứng dụng trực tuyến iOS và App Store của Mỹ.
Bên cạnh thách thức về địa chính trị, bước đột phá của DeepSeek có ý nghĩa kép đối với ngành công nghệ. Đầu tiên, nó có khả năng đẩy nhanh quá trình phát triển và ứng dụng AI thương mại, giống như ChatGPT đã làm vào năm 2022. Đồng thời, nó đe dọa phá hủy các giả định về đầu tư, vốn là nền tảng của toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ, bằng cách cho thấy rằng việc phát triển các mô hình AI tiên tiến không đòi hỏi quá nhiều cơ sở hạ tầng và do đó không đòi hỏi nguồn vốn lớn.
Câu hỏi hết sức cấp bách được đặt ra từ California đến Phố Wall: Liệu Trung Quốc có bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực AI vào đúng thời điểm mà nhiều người làm việc trong lĩnh vực này tuyên bố họ đang trên bờ vực của một bước đột phá lịch sử, sẽ đưa máy móc ngang hàng với trí thông minh ở cấp độ con người - một ngưỡng được gọi là trí thông minh nhân tạo tổng quát (AGI)?
Theo ông Eric Schmidt, cựu Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Google, những đổi mới về thuật toán của DeepSeek cho thấy Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh quyết liệt và lợi thế công nghệ của nước Mỹ không còn được đảm bảo. Nhưng chính điều này sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp của Mỹ phải làm cho AI hiệu quả hơn.
DeepSeek được thành lập với tham vọng theo phong cách Thung lũng Silicon. Công ty bắt đầu vào năm 2023 như một dự án phụ của tỷ phú quỹ đầu cơ Liang Wenfeng, ngay khi cuộc đua sao chép ChatGPT đang nóng lên. Kể từ đó, công ty đã trở thành một trong những phòng thí nghiệm AI hàng đầu của Trung Quốc.
“Thung lũng Silicon sáng tạo vì họ dám làm”, ông Liang cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái. Khi ChatGPT ra mắt, cộng đồng công nghệ ở Trung Quốc không tin tưởng vào sự đổi mới tiên phong. Từ các nhà đầu tư đến những công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, tất cả đều nghĩ rằng khoảng cách giữa họ và các doanh nghiệp Mỹ là quá lớn và thay vào đó họ chọn tập trung vào những ứng dụng. Nhưng sự đổi mới bắt đầu bằng sự tự tin.
DeepSeek nổi bật giữa các công ty khởi nghiệp AI tạo sinh của Trung Quốc ở chỗ công ty này không huy động bất kỳ nguồn tài chính bên ngoài nào và do đó không bị ràng buộc bởi những hạn chế này. Là một phòng nghiên cứu thuần túy, gợi nhớ đến những ngày đầu của DeepMind tại Anh và OpenAI tại Mỹ, DeepSeek đã tập trung mọi nỗ lực vào việc thúc đẩy lĩnh vực AI sáng tạo, thay vì cố gắng kiếm tiền. Và mặc dù tự hào vì hoàn toàn dựa vào tài năng trong nước, công ty này đã áp dụng một nền văn hóa thường thấy ở trung tâm công nghệ Mỹ.
Nguồn gốc của DeepSeek là một quỹ đầu cơ định lượng, có nghĩa là công ty này có tài năng kỹ thuật với hiểu biết sâu sắc về chất bán dẫn (chip). Bước đột phá của công ty là thành công rõ ràng trong việc đào tạo các mô hình AI tiên tiến mà không tốn hàng trăm triệu USD như những đối thủ tại Mỹ.
DeepSeek tuyên bố rằng bước đào tạo cuối cùng cho R1 chỉ tốn 5,6 triệu USD. Tuy nhiên, con số này không bao gồm nhiều chi phí khác liên quan đến việc phát triển các mô hình của công ty, bao gồm cơ sở hạ tầng điện toán và những lần chạy đào tạo trước đó, khiến việc so sánh chính xác trở nên khó khăn.
Tiếp theo: Cuộc đua AI toàn cầu – Bài cuối: Cuộc chơi đuổi bắt
- Từ khóa :
- DeepSeek
- trí tuệ nhân tạo
- Thung lũng Silicon
- OpenAI
- NVidia
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Microsoft đào tạo về trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng cho 1 triệu người
06:30' - 02/02/2025
Chủ tịch Microsoft Châu Phi, Lillian Barnard cho biết Microsoft đã đặt mục tiêu cung cấp cơ hội đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI) và an ninh mạng cho 1 triệu người ở Nam Phi vào năm 2026.
-
Công nghệ
Malaysia sử dụng trí tuệ nhân tạo chống tin giả trực tuyến
09:16' - 30/01/2025
Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ kiểm tra thông tin nhằm chống tin giả và cho phép người dùng kiểm tra tính xác thực của tin tức trực tuyến.
-
Công nghệ
Mô hình trí tuệ nhân tạo của Google "khoe" tính năng mới
08:22' - 29/01/2025
Theo trang web về công nghệ DigitalTrends, "gã khổng lồ" công nghệ Google (Mỹ) mới đây đã triển khai rộng rãi tính năng mới trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini AI.
-
Công nghệ
Trí tuệ nhân tạo DeepSeek vượt qua ChatGPT để đứng số một trong App Store
21:29' - 28/01/2025
Ngay sau khi được công bố, ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek đã vượt qua ChatGPT để đứng số một trong App Store của Apple.
-
Công nghệ
Trợ lý trí tuệ nhân tạo mới của OpenAI
07:16' - 26/01/2025
Doanh nghiệp công nghệ OpenAI vừa trình làng Operator, một tác nhân trí tuệ nhân tạo (AI agent) mới với khả năng thực hiện những tác vụ trên web thay cho người dùng.
-
Công nghệ
Khúc quanh của "Táo khuyết" trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo
07:30' - 20/01/2025
Tính năng tóm tắt thông báo chưa nhận được đánh giá cao từ người dùng do Apple Intelligence chưa xử lý tốt các ngôn ngữ mang tính sắc thái.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua AI toàn cầu – Bài cuối: Cuộc chơi đuổi bắt
06:30'
Theo bài viết đăng tải trên tờ Financial Times, Trung Quốc đang đứng trước thời điểm bước ngoặt, có khả năng bắt kịp Mỹ trong cuộc đua AI toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Định hình ngành công nghiệp khai khoáng bền vững
06:30' - 04/02/2025
Viện Lowy (Australia) vừa đăng bài viết có tiêu đề tạm dịch là "Khai thác có trách nhiệm và cơ hội lãnh đạo của Australia tại châu Phi". Nội dung chính của bài viết như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Công thức để châu Á thành công trong lĩnh vực an ninh lương thực
05:30' - 04/02/2025
Trang tin Diễn đàn Đông Á (Australia) mới đây đăng bài viết nhận định chương trình nghị sự phát triển chung của châu Á mang đến cơ hội giải quyết các thách thức toàn cầu, ví dụ như an ninh lương thực.
-
Phân tích - Dự báo
Goldman Sachs: Thuế quan của Mỹ sẽ tác động hạn chế đến giá dầu
19:02' - 03/02/2025
Các mức thuế mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt lên hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc có khả năng sẽ chỉ tác động hạn chế trong ngắn hạn đến giá dầu và khí đốt toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung - Bài cuối: Nguy cơ xuất hiện rào cản thuế quan và kiểm soát xuất khẩu mới
06:30' - 03/02/2025
Công nghệ AI đã trở thành lĩnh vực cốt lõi của cạnh tranh công nghệ toàn cầu và là chiến trường quan trọng trong cuộc đọ sức khốc liệt hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung - Bài 1: Chiến lược độc đáo của DeepSeek
05:30' - 03/02/2025
Ngày 27/1, ứng dụng DeepSeek đã vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng các ứng dụng được tải xuống miễn phí trên “chợ phần mềm” App Store tại cả Trung Quốc và Mỹ, vượt qua cả ChatGPT của OpenAI.
-
Phân tích - Dự báo
"Xanh hóa" năng lượng - Xu thế tất yếu
08:30' - 02/02/2025
Với cam kết đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050, chuyển dịch năng lượng đang là xu thế tất yếu với Việt Nam và với các doanh nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
Giá cà phê Arabica toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục
13:50' - 30/01/2025
Ngày 29/1, giá cà phê Arabica toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục trên 3,6 USD/lb (1lb=0,45kg), khi Brazil - quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới thông báo sắp cạn kiệt nguồn cung xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ thông báo thời điểm rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
12:32' - 29/01/2025
Theo Điều 28, khoản 2 của Thỏa thuận Paris, việc rút lui của Mỹ sẽ có hiệu lực vào ngày 27/1/2026.