Liệu Trung Quốc có đang dẫn đầu “cuộc chiến” kim loại chủ chốt?
Theo số liệu của Cục khảo sát địa chất Mỹ (USGS), trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc năm 2016 là 55 triệu tấn, nhưng đến năm 2020 đã giảm xuống còn 44 triệu tấn. Tỷ trọng trong trữ lượng đất hiếm toàn cầu của Trung Quốc đã giảm từ gần 50% xuống còn khoảng 36%, và tỷ trọng này sẽ tiếp tục giảm trong tương lai.
Đất hiếm không thực sự hiếm trên phạm vi toàn cầu. USGS nhấn mạnh những nguyên tố này ban đầu được cho là hiếm nhưng trên thực tế lại tương đối phong phú trong vỏ Trái đất. Những năm gần đây, khắp nơi trên thế giới xuất hiện cơn sốt thăm dò tìm kiếm đất hiếm dưới sự thúc đẩy của năng lượng sạch. Từ Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi cho đến châu Á đều có tài nguyên khoáng sản đất hiếm mới được phát hiện, trong đó rất nhiều mỏ đã ở trong giai đoạn khai thác. Gần đây, Cục khảo sát địa chất Trung Quốc cũng có bài viết nhấn mạnh rằng cùng với việc khai thác tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc và sự phát hiện tài nguyên đất hiếm mới của các nước khác, bố cục trữ lượng tài nguyên đất hiếm thế giới đã có sự thay đổi, “lợi thế tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc đang dần suy yếu”. Một vấn đề nan giải khác là nhu cầu cấp thiết phải gia tăng sản lượng lithium ở trong nước. Lithium là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất pin sạc dùng cho điện thoại di động và xe điện.Cùng với việc Trung Quốc phát triển thành nước sản xuất xe điện lớn nhất thế giới trong những năm gần đây, nhu cầu đối với lithium không ngừng tăng lên. Hiện nay, mặc dù Trung Quốc là cường quốc gia công muối lithium (Lithium salts), nhưng với tài nguyên lithium, nước này lại phụ thuộc cao vào nhập khẩu.
Ở Trung Quốc có ý kiến cho rằng tình hình này có thể gây nên rủi ro “nút thắt cổ chai” nếu có một số nhân tố bên ngoài nào đó khiến cho các mỏ khoáng sản do doanh nghiệp trong nước nắm giữ ngừng hoạt động và cung cấp hàng.Ngoài ra còn có rủi ro địa chính trị. Chẳng hạn, năm 2021, quốc gia Tây Phi Guinea giàu tài nguyên nhôm và quặng sắt đã xảy ra đảo chính quân sự, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và nhập khẩu bauxite cũng như các dự án quặng sắt lớn của Trung Quốc. Cuối cùng là việc các nước khác tích cực tham gia vào thị trường. Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó đã tuyên bố sẽ cùng các nước đối tác chủ chốt thiết lập quan hệ đối tác an ninh khoáng sản để đảm bảo an ninh nguồn cung các khoáng chất chủ chốt như đất hiếm, lithium…, nhằm kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, nhờ hưởng lợi từ việc sớm đi đầu trong vấn đề kim loại chủ chốt, hiện nay lợi thế của Trung Quốc trên phương diện này vẫn nổi trội, về lâu dài có lợi cho việc duy trì vị trí dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt này./.- Từ khóa :
- trung quốc
- kim loại đất hiếm
- tài nguyên đất hiếm
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Trung Quốc chưa thể nổi lên thành siêu cường tài chính?
06:30' - 24/06/2022
Theo tờ Financial Times của Anh, Trung Quốc chưa đạt được tiến triển trong việc vươn lên để trở thành một siêu cường tài chính.
-
Thị trường
Thị trường việc làm Trung Quốc "khắc nghiệt nhất" trong hàng thập kỷ
20:18' - 23/06/2022
Vật lộn để tìm việc làm là điều mà những người trẻ có học thức ở Trung Quốc không hề mong đợi, sau nhiều thập kỷ chứng kiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chóng mặt.
-
Ô tô xe máy
BMW đưa nhà máy mới tại Trung Quốc đi vào hoạt động
17:30' - 23/06/2022
Ngày 23/6, Tập đoàn chế tạo ô tô hàng đầu của Đức BMW thông báo nhà máy mới tại Trung Quốc với vốn đầu tư 15 tỷ Nhân dân tệ (2,24 tỷ USD) đã chính thức bắt đầu đi vào hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Thêm ý kiến trái chiều về việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu nhằm vào Trung Quốc
12:37' - 23/06/2022
Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai nhận định việc áp đặt thuế đối với hàng hóa Trung Quốc là một đòn bẩy quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán nickel trong giấc mơ xe điện của Ấn Độ
06:30'
Cam kết của Ấn Độ về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và phát triển bền vững phần lớn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhanh sự thâm nhập của xe điện.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc: Những điểm sáng và thách thức tiềm ẩn
05:30'
Mặc dù có những điểm sáng, nhu cầu nội địa yếu kém vẫn là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 17/07/2025
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30' - 17/07/2025
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.