Loại bỏ những nghịch lý trong phát triển nhà ở công nhân
Kiến nghị với cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy loại hình nhà ở công nhân trong khu công nghiệp phát triển mạnh trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu thực tế. Đây cũng là nội dung của tọa đàm “Phát triển nhà ở cho công nhân – Thực trạng và giải pháp” do Báo Xây dựng tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến diễn ra ngày 19/11.
Đại diện các Sở Xây dựng, doanh nghiệp từ 10 điểm cầu trên cả nước như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hải Phòng... cùng một số khu công nghiệp trên cả nước được kết nối trực tuyến để tham gia.
* Khi cung - cầu chưa sát thực tế
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 575 khu công nghiệp được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm. Hệ thống khu công nghiệp của Việt Nam đang là điểm đến của hàng ngàn doanh nghiệp, từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tuy nhiên, các khu công nghiệp chủ yếu thiên về tạo ra quỹ đất và kêu gọi các doanh nghiệp thuê để tổ chức sản xuất, chưa thực sự quan tâm đến đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội. Nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp còn thiếu, nhiều thiết chế văn hóa, hạ tầng xã hội như nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, phòng khám… chưa được đầu tư, xây dựng.
Hiện nay, Việt Nam có trên 16 triệu công nhân, hàng năm đang trực tiếp sản xuất, tạo ra trên 60% tổng sản phẩm trong nước và đóng góp 70% ngân sách Nhà nước. Là lực lượng có đóng góp lớn cho xã hội nhưng đời sống người lao động còn nhiều khó khăn, nhiều khu công nghiệp chưa có nhà ở cho công nhân.
Vấn đề đặt ra là người lao động tại các khu công nghiệp cần được đảm bảo về phúc lợi xã hội, cần được chăm lo đời sống tinh thần, có việc làm bền vững để họ yên tâm gắn bó với doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp cần người lao động phải làm việc với thái độ tích cực, năng suất lao động hiệu quả, thực hiện tốt kỷ luật, nội quy lao động, gắn bó lâu dài thì doanh nghiệp mới ổn định sản xuất và kinh doanh có lãi. Đây là mối quan hệ có tính gắn bó mật thiết, hai chiều và tác động qua lại.
Trong gần 2 năm qua, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn. Đặc biệt là đợt bùng phát lần thứ 4 bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam đã xuất hiện làn sóng người lao động về quê do lo sợ dịch bệnh quay trở lại, gây tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Hiện nay, ở các các khu công nghiệp đang thiếu hụt hạ tầng xã hội cho người lao động như: nhà ở, khu vui chơi giải trí, trường mẫu giáo cho con em công nhân… khiến họ phải ra thuê trọ ngoài nhà dân và sinh sống ở nơi chật chội, thiếu thốn, đông đúc. Khi dịch COVID-19 bùng phát, những khu nhà ở này tiềm ẩn nhiều mối lo do mật độ đông, điều kiện sống và sinh hoạt không đảm bảo…
Theo ông Nguyễn Anh Dũng – Tổng biên tập Báo Xây dựng, có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; trong đó, có nhà ở dành cho công nhân. Điển hình là việc Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội. Tuy nhiên, các chính sách này chưa đủ mạnh, thiếu hấp dẫn doanh nghiệp tham gia đầu tư và thực tế thực hiện còn nhiều vướng mắc, độ “vênh” giữa quy định và thực tiễn.
* Gỡ dần điểm nghẽn
Ông Hà Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, tính đến năm 2020, cả nước đã dành khoảng 600 ha đất làm nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp. Theo báo cáo của các địa phương, đến nay cả nước có 214 dự án nhà ở dành cho công nhân với quy mô sử dụng đất khoảng 600 ha; trong đó, đã hoàn thành 116 dự án với diện tích đất hơn 250 ha và đang tiếp tục triển khai 98 dự án với diện tích đất hơn 350 ha. Như vậy, việc dành quỹ đất làm nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 41% diện tích đất được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng.
Nhìn chung, kết quả phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân tuy đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận những vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Văn Ân – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cho rằng, nhu cầu về nhà ở công nhân rất lớn và đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi nhưng vẫn ít nhà đầu tư quan tâm đến loại hình này. So với nhà ở thương mại thì dự án nhà ở xã hội cần thêm một số thủ tục liên quan đến phê duyệt giá, danh sách khách hàng, thậm chí còn bắt buộc phải bố trí một phần diện tích nhà ở cho thuê nên phần nào làm giảm sự hấp dẫn của phân khúc này…
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, đây là ngách thị trường với sự cạnh tranh đầu vào ở mức độ thấp hơn, thuận lợi hơn để có thể tham gia nhưng vẫn cân nhắc để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội mới được Chính phủ ban hành đã cơ bản tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc trước đây. Nhiều điểm mới trong Nghị định 49/2021/NĐ-CP sẽ mang lại những ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho cả nhà đầu tư và người mua nhà, nhất là đối với người mua nhà như nguồn vốn, quỹ đất phát triển dự án... – ông Ân phân tích.
Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viglacera – CTCP Trần Ngọc Anh đồng tình với quan điểm, dù chính sách đã có nhưng vẫn còn “điểm nghẽn” gây khó khăn cho công nhân và cả những công ty tại khu công nghiệp. Theo ông Ngọc Anh, nhiều khu công nghiệp có đầy đủ và đồng bộ hạ tầng, tạo ra môi trường, cảnh quan rất hiện đại nhưng qua khảo sát thì có từ 80–90 % công nhân lao động đều đang ở tạm cư bên ngoài.
Ngay như Khu công nghiệp Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) có đến 100 nghìn công nhân nhưng số lượng lao động vào ở tại các khu nhà kiểu này chỉ khoảng 10 nghìn người. Còn lại hơn 90 nghìn công nhân thuê nhà trọ bên ngoài. Cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều mong muốn được thuê, sử dụng nhà ở nhưng không được thuê do còn vướng chính sách – ông Ngọc Anh dẫn chứng
Tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, bà Vũ Thị Hợp – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thương mại Dạ Hợp Công ty Dạ Hợp cho biết, doanh nghiệp này đã triển khai đầu tư nhà ở công nhân từ những năm 2011. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đang gặp phải là pháp lý và quy định pháp luật còn xung đột, chồng chéo với nhau.
Xuất phát từ thực tế, bà Hợp đề xuất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, văn hóa… của người lao động; quan tâm hơn đến vai trò, vị trí của công nhân. Cùng đó, Chính phủ nên ưu tiên bố trí nguồn vốn xây dựng nhà ở công nhân thông qua các ngân hàng thương mại thay vì chỉ có ngân hàng chính sách thực hiện nhiệm vụ này thì việc sử dụng vốn sẽ được hiệu quả hơn.
Đồng thời, chỉ tiêu nhà ở công nhân cho cần tiếp tục được giao các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Khi xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp mong muốn các dự án không cần qua đấu thầu mà nên chấm điểm để lựa chọn nhà đầu tư – bà Hợp kiến nghị.
Đồng quan điểm, ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec cho rằng, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi nhất là về tín dụng để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở công nhân. Để xây dựng Luật Nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cần tích hợp giữa các Luật như: Xây dựng, Nhà ở, Đất đai, Luật Thuế và quy định, Nghị định về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp. Đối với Luật Đất đai, Luật Quy hoạch cần quy định rõ ràng và cơ chế thông thoáng về nội dung này.
Để tránh tình trạng những khu công nghiệp đã xây dựng nhà ở cho công nhân thuê nhưng không đạt tỷ lệ lấp đầy, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và không còn “mặn mà” tham gia cần khắc phục sự “lệch pha” từ thực tiễn. Đây chính là bài toán cần giải quyết để tránh trường hợp nhà xây xong không có người thuê, trong khi người lao động vẫn không có chốn an cư để gắn bó lâu dài với doanh nghiệp./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Lo nhà ở cho công nhân để phục hồi kinh tế hậu COVID-19
15:24' - 12/11/2021
Bộ Xây dựng kiến nghị sửa đổi cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội theo hướng tách riêng nhà ở công nhân để đảm bảo phù hợp thực tế, cụ thể hơn và đúng hơn cho nhóm đối tượng này.
-
Bất động sản
Kinh phí bao nhiêu cho phát triển nhà ở công nhân giai đoạn 2021 - 2025?
10:26' - 29/10/2021
Tính đến thời điểm này, số lượng các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp đang triển khai thực hiện là 100 dự án với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ có tổng mức đầu tư ước tính 67.000 tỷ đồng.
-
Bất động sản
Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
17:44' - 28/10/2021
Ngày 28/10, Bộ Xây dựng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về gói tín dụng 65.000 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023.
-
Bất động sản
Cần chính sách riêng nào cho nhà ở công nhân?
15:03' - 20/10/2021
Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nhà công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh thực hiện chi trả bồi thường dự án Vành đai 2 cho các hộ dân
19:19' - 21/11/2024
Ủy ban nhân dân Tp. Thủ Đức đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về dự tháo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó có đơn giá bồi thường.
-
Bất động sản
Hà Nội chấp thuận nguyên tắc xác định giá đất làm căn cứ giải quyết hồ sơ nghĩa vụ tài chính, thuế
17:39' - 21/11/2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp Thái Lan thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh
10:47' - 21/11/2024
Giao dịch Thantawan Industrial thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh với thời hạn 30 năm là một trong những hợp đồng thuê nhà máy sẵn có dài nhất trên thị trường công nghiệp Việt Nam.
-
Bất động sản
Phân loại đô thị khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư
09:58' - 21/11/2024
Việc hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư để thành lập Thành phố Hoa Lư nhằm tiếp nối truyền thống lịch sử lâu đời của vùng đất Cố đô.
-
Bất động sản
Hà Nội bàn giao hơn 127,4 ha đất xây dựng dự án Green City
21:52' - 20/11/2024
Diện tích giao nhận đợt này gồm 296.011,7 m2 đất ở để xây dựng nhà ở thấp tầng (khu A, B, C, D, E, F); 113.774,9 m2 đất ở để xây dựng nhà ở cao tầng, có chức năng như: thương mại dịch vụ, văn phòng...
-
Bất động sản
Chuyển đổi xanh giúp bất động sản thu hút và giữ chân khách hàng
21:10' - 20/11/2024
Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 500 công trình xanh được ghi nhận.
-
Bất động sản
Những dự án bất động sản "vàng” ngủ yên tại Bình Dương
16:40' - 18/11/2024
Bình Dương, một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và phát triển đô thị, đang phải đối mặt với một bài toán khó: hàng loạt dự án bất động sản quan trọng đang bị “đình trệ”.
-
Bất động sản
Cần khơi thông nguồn cung, hạ nhiệt giá nhà đất
21:45' - 16/11/2024
Nếu được Quốc hội thông qua ở Kỳ họp này, nghị quyết thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại sẽ góp phần khơi thông nguồn cung.
-
Bất động sản
Đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội): Giảm nhiệt nhưng vẫn cao hơn giá thị trường
21:45' - 16/11/2024
Ngày 16/11, Hà Nội tiếp tục tổ chức các Phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại các huyện ven đô nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách những tháng cuối năm.