Loạt cây xăng đóng cửa: "Lỏng lẻo" trong phối hợp liên Bộ
Trong bối cảnh đó, nguồn cung trong nước cũng gặp khó khăn, nguồn cung giảm do việc giảm công suất từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Chi phí vận chuyển, chi phí mua hàng tăng cao, từ đó ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hoá, nguồn cung từ nhập khẩu cũng tương đối giảm. Các doanh nghiệp đầu mối cũng đã rất nỗ lực trong việc nhập khẩu.
Bên cạnh đó, do quý II/2022, giá xăng dầu thế giới tăng cao nhất, đề phòng giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới thì doanh nghiệp đã nhập khẩu rất nhiều xăng dầu về dự trữ. Nhưng thực tế trong quý III vừa rồi, giá dầu lại giảm xuống. Như vậy có thể thấy, mua giá cao mà bán giá thấp đã ảnh hưởng xấu tới hoạt đông kinh doanh khiến doanh nghiệp thua lỗ. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tài chính của doanh nghiệp, có tâm lý nhập cầm chừng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nguồn cung xăng dầu của mình gặp khó khăn. Ngoài ra, vấn đề rất quan trọng làm cho thị trường xăng dầu thiếu cục bộ là do chi phí kinh doanh, premium (phần thưởng, ưu đãi; tiền lãi, chi phí trả thêm, chi phí thưởng; phí bảo hiểm, tiền đóng bảo hiểm). Trong kinh doanh xăng dầu, đó là phần trả lãi cho người bán và premium thỏa thuận theo quý hoặc 6 tháng/lần…. Việc tính các chi phí này không đủ trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu, không đủ bù đắp được cho các doanh nghiệp kinh doanh, dẫn tới họ nhập khẩu ít và bán cầm chừng. Từ đó dẫn tới chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ cũng thấp và xăng thiếu cục bộ, cửa hàng bán lẻ không kinh doanh nữa. Phóng viên: Việc một số doanh nghiệp đầu mối giảm nhập khẩu xăng dầu thời gian qua có phải là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn cung xăng dầu trong nước? PGS.TS. Ngô Trí Long: Việt Nam không giống với các quốc gia khác như Mỹ hay Nhật Bản chỉ có từ 1 – 2 đơn vị kinh doanh xăng dầu. Các đơn vị kinh doanh xăng dầu ở các quốc gia này sẽ chịu trách nhiệm từ sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu cho đến khâu bán lẻ. Nếu so sánh theo mô hình này, tại Việt Nam chỉ có hai doanh nghiệp là Lọc hóa dầu Bình Sơn và Dung Quất có chức năng sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu xăng dầu. Còn 36 doanh nghiệp đầu mối chỉ chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu xăng dầu mà không có sản xuất chế biến. Vừa qua, cơ quan thanh tra của lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện một số đầu mối vi phạm nên đã tạm đình chỉ có thời hạn một số doanh nghiệp này nên theo tôi, đây cũng là một nguyên nhân khiến nguồn cung giảm. Về nguyên tắc, doanh nghiệp đầu mối muốn nhập khẩu phải xin Bộ Công Thương cấp phép. Tuy nhiên vừa qua, Bộ này cũng đã chủ quan khi chỉ có hơn 10 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Sở dĩ có việc này là do thực trạng của thị trường có nhiều bất ổn, biến động mạnh, dự báo không chính xác cũng như mất cân đối cung cầu dẫn đến nhiều doanh nghiệp đầu mối lo ngại việc nhập khẩu xăng dầu. Phóng viên: Để đảm bảo vận hành thị trường xăng dầu ổn định, theo sát giá thế giới, nhiều ý kiến nêu ra việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá, bỏ quỹ bình ổn… Vậy theo ông, giải pháp cốt lõi là gì? PGS. TS. Ngô Trí Long: Quan điểm là càng rút ngắn càng tốt, nhưng rút ngắn từ 7 ngày xuống 5 ngày và năng lực của cơ quan quản lý liệu có làm được. Hiện trên thế giới không có quỹ bình ổn, họ hỗ trợ cho đối tượng nghèo khác, chứ không dùng quỹ bình ổn để bù đắp giá. Quỹ bình ổn với doanh nghiệp là không có lợi vì họ không được hưởng. Khi trích quỹ thì để lại, nhưng khi giá tiếp tục cao thì doanh nghiệp buộc phải đi vay để bù vào. Với người tiêu dùng, đây thực chất là tiền ứng trước, đến khi giá tăng cao thì được trích ra để giảm bớt tác động. Còn nếu đứng ở góc độ vĩ mô, điều hành kinh tế nhà nước thì rất cần, sử dụng để điều hành, giảm áp lực của giá xăng, kiểm soát lạm phát. Do vậy, đứng ở kinh tế vĩ mô nhìn thì nên có quỹ dự phòng, khoản tài chính để đề phòng khi giá thế giới tăng cao có thể bù vào. Để bình ổn giá xăng dầu thì tất cả các phía, đối tượng phải tham gia, chứ không chỉ riêng bộ phận điều hành. Với cơ quan quản lý nhà nước thì trong bối cảnh giá biến động, cần tiếp tục theo dõi sát sao, điều hành thận trọng, linh hoạt và mềm dẻo. Đồng thời, phải nắm sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu; phải luôn theo dõi sát đừng để khi có sự cố xảy ra mới đi thanh kiểm tra, chế tài xử lý sẽ dẫn đến hệ lụy như vừa rồi. Tiếp theo phải dự báo được diễn biến thế giới để điều hành, có biện pháp nhanh chóng, phù hợp. Với doanh nghiệp, việc dự báo, đánh giá càng quan trọng hơn và nếu cần thiết có thể sử dụng công cụ phòng ngừa về giá, bảo hiểm giá. Còn với người tiêu dùng cũng phải có cái nhìn thông cảm, biết chia sẻ lợi ích, khi giá thế giới cao – thấp thất thường. Phóng viên: Xin cảm ơn ông!- Từ khóa :
- Xăng dầu
- bộ công thương
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thanh tra 15 doanh nghiệp đầu mối và 2 đơn vị sản xuất xăng dầu
14:39' - 14/10/2022
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
-
Doanh nghiệp
Bộ Công Thương yêu cầu nhà máy Nghi Sơn và Bình Sơn đảm bảo nguồn cung xăng dầu
09:28' - 14/10/2022
Bộ này yêu cầu 2 thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu trên duy trì hoạt động sản xuất ổn định của nhà máy lọc dầu, tăng công suất ở mức tối đa có thể để cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Mảng quảng cáo cốt lõi chiếm gần 3/4 tổng doanh thu của Google
08:04'
Doanh thu từ mảng quảng cáo cốt lõi của Google chiếm gần 3/4 tổng doanh thu trong quý I/2025, tăng 8,5% lên 66,89 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Gắn biển dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì
21:34' - 25/04/2025
Dự án nâng công suất Javen 100.000 tấn/năm tại Hóa chất Việt Trì đã được gắn biển công trình chào Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lần thứ IV.
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số - Khai mở toàn bộ tiềm năng nền tảng Tiêu dùng - Bán lẻ - Công nghệ của Masan
20:07' - 25/04/2025
Số hóa và tự động hóa toàn diện – “Go Digital” là mảnh ghép chiến lược cuối cùng trong hành trình tối ưu toàn bộ chuỗi giá trị của Masan.
-
Doanh nghiệp
Hành trình vươn ra thế giới của các hãng xe điện Trung Quốc
18:23' - 25/04/2025
Xe điện (EV) Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến tại các thị trường như châu Âu nhờ vào mức giá hấp dẫn, thiết kế đẹp và các tính năng công nghệ tiên tiến.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào khiến PVOIL tự tin đạt tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
18:22' - 25/04/2025
Trong bối cảnh kinh doanh xăng dầu được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi giá dầu thế giới biến động khó lường, đâu là giải pháp để PVOIL có thể đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
-
Doanh nghiệp
Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn
14:41' - 25/04/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex sáng 25/4, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn.
-
Doanh nghiệp
Các hãng công nghệ lớn công bố doanh thu quý I/2025
14:35' - 25/04/2025
Ngày 24/4, Alphabet Inc., công ty mẹ của Google đã báo cáo doanh thu của công ty này trong quý I/2025 đạt 90,23 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
SCG tiếp tục vào Top 10 doanh nghiệp FDI phát triển bền vững tại Việt Nam
10:21' - 25/04/2025
Sáng 25/4, Tập đoàn SCG cho biết, SCG tiếp tục được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phát triển bền vững tại Giải thưởng Rồng Vàng (Golden Dragon Awards) 2024–2025.
-
Doanh nghiệp
Hiệu ứng tỷ giá giúp Hyundai Motor đạt doanh thu cao kỷ lục
09:11' - 25/04/2025
Ngày 24/4, Hyundai Motor cho biết doanh thu quý I của hãng đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay nhờ tỷ giá hối đoái thuận lợi và doanh số bán xe hybrid tăng, dù doanh số bán ô tô toàn cầu giảm nhẹ.