Lợi thế của các hãng hàng không Trung Quốc khi chính sách "Không COVID-19" chấm dứt
Tạp chí La Libre của Bỉ cho biết, với việc mở cửa trở lại ở Trung Quốc, các hãng hàng không nước này có thể cung cấp chuyến bay rẻ hơn và ngắn hơn đến châu Âu bằng cách bay qua lãnh thổ Nga, điều bị cấm đối với các hãng hàng không phương Tây.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra, Nga đã cấm các hãng hàng không châu Âu và Mỹ bay qua lãnh thổ rộng lớn của nước này, buộc các hãng hàng không phải bay qua các đường vòng vài trăm km tới một số điểm đến châu Á.
Lệnh cấm các chuyến bay qua Nga này khiến hãng hàng không phải trả hàng chục nghìn euro cho mỗi chuyến bay vì tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn so với các đối thủ cạnh tranh không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt này của Nga. Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và giá cả của các hãng hàng không châu Âu.
Lợi thế rẻ hơn và thời gian bay ngắn hơnSo sánh chuyến bay một chiều giữa Frankfurt và Bắc Kinh vào ngày 22/4. Hãng hàng không Trung Quốc Air China cung cấp mức giá 1.300 euro (khoảng 1429 USD) cho hành trình dài 9 tiếng 20 phút. Còn hãng hàng không Đức Lufthansa cung cấp mức giá 1.650 euro cho hành trình dài 11 tiếng 05 phút do phải bay vòng để tránh lãnh thổ rộng lớn của Nga.Carsten Spohr, ông chủ của tập đoàn Lufthansa, đã chỉ ra rằng sự an toàn của du khách là vô giá. Ông nói: "Tôi nghĩ hành khách thà dành thêm hai giờ trên máy bay của chúng tôi hơn là bay qua không phận Nga thời điểm này".Hiệp hội các hãng hàng không châu Âu (A4E), cho biết số lượng chuyến bay giữa châu Âu và các thành phố chính của châu Á đã giảm đáng kể. Hiệp hội nhấn mạnh, lệnh cấm có tác dụng làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu và do đó ảnh hưởng đến doanh thu của các chuyến bay.Điểm dừng ngoài kế hoạch làm cạn kiệt nhiên liệuCác hàng không phương Tây cho đến nay đã buộc phải thích nghi với tình huống mới này, bằng cách xem xét lại hoàn toàn đường bay của họ. Kể từ cuộc xung đột tại Ukraine, hãng hàng không Mỹ American Airlines đã buộc phải hạ cánh máy bay của mình ở Bangor, bang Maine, trong khoảng một tiếng rưỡi tới 19 lần cho hành trình từ New Delhi tới Big Apple (New York). Nguyên nhân phải hạ cánh ở Bangor là do ngoài tuyến đường vòng tránh Nga, gió và điều kiện thời tiết không thuận lợi đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ nhiên liệu của máy bay.Tình huống này thường khiến các nhà quản lý đau đầu về mặt hậu cần. Đôi khi các hãng hàng không phải giải phóng ghế hành khách trên các máy bay đường dài để có thể vận chuyển thêm nhiên liệu và tính toán kỹ lưỡng các tuyến đường để tôn trọng thời gian nghỉ ngơi của phi hành đoàn.Phản ứng của MỹViệc Trung Quốc đóng cửa do chính sách phòng dịch "Không COVID" (Zero COVID) đã hạn chế đáng kể các chuyến bay đến nước này - một thị trường hàng không khổng lồ. Điều này khiến các hãng hàng không phương Tây ít chịu tác động tiêu cực của lệnh cấm. Tuy nhiên giờ đây, mọi thứ đã thay đổi.Kể từ giữa tháng Ba, Chính phủ Trung Quốc cấp thị thực du lịch trở lại. Các công ty Trung Quốc đang nối lại các chuyến bay đến các sân bay của Mỹ và châu Âu. Với một lợi thế đáng kể vì có thể cung cấp các chuyến bay "ngắn hơn và rẻ hơn", các hãng hàng không Trung Quốc khiến các đối thủ phương Tây phải lao đao. Theo ước tính, các hãng hàng không lớn của Mỹ thiệt hại đến 2 tỷ USD mỗi năm vì lệnh cấm của Nga.Được “chống lưng” bởi một số chính trị gia có ảnh hưởng, các công ty Mỹ kêu gọi chính phủ chấm dứt những gì họ coi là "sự bóp méo cạnh tranh", thậm chí kêu gọi loại khỏi thị trường Mỹ các hãng hàng không Trung Quốc, Ấn Độ, cũng như khu vực vùng Vịnh, vì những đối thủ này vẫn được phép bay qua lãnh thổ Nga.Sự thận trọng của châu ÂuTrong khi đó, châu Âu tỏ ra thận trọng hơn. Ông Laurent Donceel, Giám đốc của A4E, giải thích rằng khi đến thời điểm, nếu cần đưa ra phản hồi, thì phản hồi đó sẽ phải mang tính tập thể và mang tính châu Âu. Tuy nhiên, ngày nay ưu tiên hàng đầu là hòa bình.Ông lưu ý rằng lệnh cấm này cũng ảnh hưởng tới các công ty Nga, vì trước xung đột, mỗi năm, Nga nhận được hàng trăm triệu euro tiền "quyền bay qua" lãnh thổ của mình từ các công ty phương Tây.Theo trang tin theo dõi lịch trình máy bay Flightradar24, một số người dùng Internet đã ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng một chiếc máy bay Trung Quốc đến từ Moskva đã hạ cánh xuống sân bay Brussels, trong bối cảnh xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga. Đó thực chất là một chuyến bay chở hàng của hãng hàng không Tứ Xuyên.Đại diện phía sân bay Brussels cho rằng điều này không có gì bất thường và vi phạm các quy tắc hiện hành. Vì các công ty phương Tây bị cấm bay qua lãnh thổ Nga và các hãng hàng không Nga không được đến các nước phương Tây. Do đó, không gì có thể ngăn cản một máy bay Trung Quốc hoạt động như một “trung gian” và cung cấp một liên kết giữa Nga và châu Âu./.- Từ khóa :
- trung quốc
- châu âu
- hãng hàng không
- hàng không trung quốc
- nga
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các hãng hàng không Trung Quốc liên tục tuyển tiếp viên
16:10' - 11/04/2023
Các hãng hàng không Trung Quốc tiếp nhận dồn dập đơn ứng tuyển vào các vị trí tiếp viên, khi những sinh viên mới tốt nghiệp tìm kiếm các công việc được trả lương tương đối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam: Giá vé máy bay không được vượt giá trần
22:10' - 04/04/2023
Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu tuân thủ các quy định về giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.
-
Doanh nghiệp
Các hãng hàng không châu Âu mất lợi thế cạnh tranh trước các hãng đối thủ
07:51' - 03/04/2023
Các hãng hàng không châu Âu lo ngại có thể mất lợi thế tranh cạnh trước các hãng đối thủ do phải áp dụng các quy định giảm khí thải của Liên minh châu Âu (EU).
-
Doanh nghiệp
Các hãng hàng không châu Âu kêu gọi hạn chế gián đoạn giao thông hàng không ở Pháp
16:20' - 30/03/2023
Lãnh đạo các hãng hàng không châu Âu vừa kêu gọi đưa ra các biện pháp ngăn chặn các cuộc đình công dai dẳng của ngành kiểm soát không lưu nước Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
THEO DÒNG THỜI SỰ: Rạn nứt
18:49' - 16/02/2025
Trái ngược với thông lệ vài năm trở lại đây, khi MSC là một sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này phản ánh những căng thẳng và rạn nứt ngày càng gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Brexit vẫn tiếp tục định hình kinh tế Anh
06:30' - 16/02/2025
Sau 5 năm rời EU, nền kinh tế Anh tiếp tục vật lộn với những thay đổi về cấu trúc, trong khi cố gắng vạch ra một lộ trình mới giữa bối cảnh toàn cầu ngày càng cạnh tranh và khó lường.
-
Phân tích - Dự báo
Thế chấp bằng tiền điện tử: Lợi nhuận cao hay bẫy tài chính?
05:30' - 16/02/2025
Thế chấp bằng tiền điện tử là một hình thức cho vay mới nổi lên ở Australia, trong đó tất cả mọi người (kể cả những người cho vay) đều thừa nhận rằng hình thức cho vay này rất rủi ro.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ sẽ là “điểm sáng” của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025
09:01' - 15/02/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng với linh kiện xe điện, tấm pin Mặt Trời và đồ gia dụng.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài cuối: Những cơ hội mới
06:30' - 15/02/2025
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Samjeong (KPMG), xu hướng bầu bạn cùng thú cưng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài 1: Những "thành viên" gia đình không thể thiếu
05:30' - 15/02/2025
Bloomberg Intelligence dự đoán thị trường thú cưng toàn cầu sẽ tăng trưởng gấp 1,5 lần so với năm 2022, đạt 493 tỷ USD vào năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế EAEU sắp vượt qua Eurozone?
06:30' - 14/02/2025
Viện Hàn lâm Khoa học Nga dự báo nền kinh tế các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) sẽ tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi năm, cho đến năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt quan trọng của các tập đoàn thương mại Nhật Bản
05:30' - 14/02/2025
Các tập đoàn Nhật Bản đang đứng trước thách thức phải chứng minh rằng họ không chỉ là công ty đầu tư giá trị và làm thế nào để duy trì niềm tin của nhà đầu tư trong bối cảnh không chắc chắn.
-
Phân tích - Dự báo
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm
16:38' - 13/02/2025
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên 13/2, khi hy vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine lấn át nỗi lo về lạm phát cao hơn dự báo tại Mỹ.