Luồng gió mới cho sản xuất lúa gạo
Vùng chuyên canh này là cách làm đầu tiên trên thế giới, giúp thay đổi tư duy gắn sản xuất lúa gạo với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đề án không chỉ từng bước hiện đại hoá ngành sản xuất lúa gạo cả nước, mà còn hướng theo sản xuất xanh, giảm phát thải, chất lượng cao để trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam.
Trước khi Đề án được Chính phủ phê duyệt, tỉnh An Giang đã tổ chức thực hiện thí điểm 10.000 ha trong vụ Thu Đông 2023 tại các tiểu vùng đã tương đối về hạ tầng sản xuất, nông dân đáp ứng cơ bản tiêu chí đề án và liên kết với Tập đoàn Lộc Trời. Tham gia Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, An Giang gặp thuận lợi do có điều kiện về diện tích sản xuất lúa rất lớn. Nông dân An Giang hầu hết đã hình thành được tập quán sử dụng giống lúa xác nhận trong sản xuất. Sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp vào chuỗi liên kết đã giúp cho An Giang mạnh dạn đăng ký 150.000 ha đất trồng lúa tỉnh này vào đề án.
Ông Tôn Thất Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết: Đây là đề án rất thiết thực hỗ trợ nông dân đạt lợi nhuận bình quân trên 35%; tăng diện tích sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh. Đồng thời, nâng cao vai trò của hợp tác xã trong liên kết tiêu thụ.
Ngành nông nghiệp An Giang đã làm việc với các huyện, thị, thành và thống nhất lộ trình sẽ triển khai đề án. Cùng đó, triển khai cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói giúp cho nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng đạt tiêu chuẩn chất lượng truy xuất nguồn gốc sản phẩm để xuất khẩu, phục vụ cho kế hoạch liên kết tiêu thụ…
Là một hợp tác xã đã có vùng nguyên liệu liên kết đến gần 770 ha, ông Lê Văn Chính, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tân Đông, xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết: Không chỉ áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tiết kiệm vật tư trong canh tác lúa, hợp tác xã còn liên kết với Tập đoàn Lộc Trời sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học nhiều năm nay.
Ông Lê Văn Chính mong muốn vùng nguyên liệu của hợp tác xã sớm được duyệt vào đề án vì hợp tác xã vẫn đốt rơm sau mỗi vụ thu hoạch. “Khi nông dân, hợp tác xã, công ty cùng sử dụng sản phẩm hữu cơ, sinh học vào sản xuất và cùng tham gia vào đề án thì mô hình sẽ được nhân rộng. Nông dân được tuyên truyền hiểu về phát thải nhà kính để chủ động sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý rơm rạ”, ông Lê Văn Chính cho hay.
Lúa gạo là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp trong tái cơ cấu nông nghiệp. Để cụ thể hóa mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tỉnh Đồng Tháp đã đăng ký diện tích tham gia đề án đến năm 2025 là 70.000 ha, đến năm 2030 là 163.000 ha. Riêng vụ Đông Xuân 2023 - 2024, tỉnh Đồng Tháp đảm bảo các tiêu chí tham gia đề án với trên 40.000 ha.
Theo ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, tỉnh tiếp tục thực hiện giải pháp phát triển ngành hàng lúa gạo trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực và theo hướng bền vững thông qua phát triển vùng sản xuất tập trung chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tỉnh chú trọng áp dụng đồng bộ giải pháp giảm giá thành sản xuất, chuyển dịch cơ cấu giống sang nhóm giống chất lượng cao.
Không chỉ An Giang hay Đồng Tháp, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đều rất tích cực và chủ động tham gia đề án này với mong muốn đổi mới ngành hàng trọng tâm của khu vực. Sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị ngày càng rõ, song ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, thách thức lớn nhất là nhận thức của nông dân, doanh nghiệp. Bởi đây là đối tượng sản xuất trực tiếp trong ngành hàng lúa gạo.
Ông Nguyễn Như Cường cho biết: Bộ cũng có các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, phát triển hạ tầng để thay đổi về tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp trong đề án. Ngành trồng trọt cũng sẽ hoàn thiện kỹ thuật để giảm vật tư đầu vào, giảm chi phí, giúp tăng giá trị sản phẩm.
Các cơ chế chính sách cũng cần tập trung vào nông dân hợp tác xã để tạo động lực cho họ thay đổi nhận thức, tư duy, phương thức sản xuất. Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò động lực, đầu tàu trong thực hiện đề án.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời bày tỏ, may mắn khi tham gia đề án này là nhiều năm qua tập đoàn đã đi theo mục tiêu bảo đảm năng suất, nâng cao thu nhập, vị thế nông dân, xây dựng vùng nông thôn đáng sống và nay sẽ thêm tiêu chí giảm phát thải khí nhà kính.
"Các vùng sản xuất lúa sẽ quy hoạch vào đề án đều là những vùng mà tập đoàn có quan hệ trong sản xuất, liên kết hay vùng nguyên liệu mẫu của tập đoàn. Nay, tập đoàn tham gia với tư cách làm cân bằng lợi ích giữa các bên trong chuỗi giá trị lúa gạo", ông Huỳnh Văn Thòn cho hay.
Ông Huỳnh Văn Thòn cũng cho biết: Tập đoàn đã nhận tham gia đề án với diện tích lúa 365.000 ha. Tại các vùng đó, tập đoàn sẽ đưa toàn bộ các giải pháp bảo vệ cây trồng đến nông dân để bảo đảm về năng suất, giá sản phẩm.
Tham gia cùng tập đoàn, nông dân được đầu tư toàn bộ giống, vật tư đầu vào với tiêu chí đúng, đủ, giảm chi phí, bảo vệ môi trường. Nông dân sản xuất được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ: máy gặt, máy cày, máy cuộn rơm, máy sạ... với tiêu chí sản xuất là mặt ruộng không dấu chân. Nông dân được nợ chi phí đến cuối vụ và khấu trừ vào tiền bán lúa. Đây được gọi là tiêu chí canh tác không dùng tiền mặt của tập đoàn.
"Nhà nước mong muốn lợi nhuận cho nông dân 30%, nhưng tập đoàn luôn đảm bảo lợi nhuận cho nông dân cao hơn con số đó rất nhiều", ông Huỳnh Văn Thòn chia sẻ.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, đề án sẽ được triển khai đồng loạt với các giống lúa xác nhận, sản xuất theo hướng đa giá trị. Điều này không những đảm bảo an ninh lương thực và đảm bảo vùng nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và dinh dưỡng cho người tiêu dùng mà còn đảm bảo thu nhập cho người nông dân. Thực hiện đề án sẽ xây dựng được thương hiệu lúa gạo giảm phát thải để nâng cao giá trị hạt gạo Việt.
Tin liên quan
-
Thị trường
Đồng Tháp xuống giống vụ Hè Thu khi giá lúa đang tăng cao
08:17' - 16/03/2024
Hiện nay diện tích lúa Đông Xuân 2023-2024 thu hoạch xong đến đâu là bà con nông dân trong tỉnh Đồng Tháp đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ lúa Hè Thu đến đó.
-
Kinh tế tổng hợp
Khuyến nông cộng đồng giữ vai trò chính trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
17:56' - 15/03/2024
Ngày 15/3, tại Trà Vinh, đã diễn ra Hội thảo “Vai trò, nhiệm vụ của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng trong Đề án một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Agribank chủ lực cung ứng vốn cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
15:00' - 12/03/2024
Đến nay, dư nợ cho vay của Agribank đối với lĩnh vực lúa gạo tại khu vực ĐBSCL đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng với hơn 33 nghìn khách hàng, là khu vực cho vay ngành lúa, gạo lớn nhất cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Lúa gạo Đồng Tháp và mục tiêu chi phí giảm, chất lượng tăng
09:58' - 07/03/2024
Lúa gạo là một trong những ngành hàng của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Hơn 2 tháng, tình hình sản xuất, tiêu thụ của ngành hàng lúa gạo ở Đồng Tháp tiếp tục có tín hiệu khả quan.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang tăng sản xuất lúa chất lượng cao
15:50' - 05/03/2024
An Giang sẽ tập trung tăng sản xuất lúa chất lượng cao trong năm 2024 do giá bán tốt hơn, năng suất cao hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài toán cân bằng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo
16:40' - 02/03/2024
Những ngày qua, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, nhưng lại thấp thỏm với giá lúa nhảy múa và các biến động với hợp đồng mua gạo của quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20'
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49'
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05'
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59'
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59'
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59'
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27'
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35'
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.