Lượng khí đốt Nga chuyển qua Ukraine sang EU giảm 1/3
Trước đó, công ty vận hành đường ống Ukraine (GTSOU) thông báo dừng vận chuyển khí đốt qua trạm trung chuyển Sokhranivka từ ngày 11/5.
Hãng tin Interfax dẫn thông báo từ Gazprom cho biết lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu qua Ukraine ngày 12/5 ở mức 50,6 triệu m3, giảm so với 72 triệu m3 một ngày trước đó.
Tuyến đường ống qua Ukraine là tuyến trung chuyển khí đốt quan trọng từ Nga sang châu Âu. Tuyến đường ống này vẫn được duy trì kể cả sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 vừa qua.
Ngày 11/5, Đức ước tính lượng khí đốt chuyển qua Ukraine sang châu Âu giảm khoảng 25%. Những thông tin này càng làm dấy lên lo ngại giá khí đốt vốn đã cao tại châu Âu sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung giảm.
Liên quan vấn đề trên, ngày 12/5, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định việc thiếu nguồn cung dầu mỏ từ Nga sẽ không khiến nguồn cung toàn cầu bị khan hiếm trầm trọng trong ngắn hạn vì các nước sản xuất khác đang tăng sản lượng, trong khi nhu cầu từ Trung Quốc giảm do đại dịch COVID-19 hoành hành.
Trước đây, IEA đã cảnh báo xung đột tại Ukraine có thể gây ra cú sốc nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Trong nhận định ngày 12/5, IEA cho rằng việc EU và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga sẽ thúc đẩy quá trình định hướng lại dòng chảy thương mại và buộc Nga giảm sản lượng.
Cho dù như vậy, việc một số nhà sản xuất khác bắt đầu tăng sản lượng, cùng với thực trạng nhu cầu giảm, đặc biệt là ở Trung Quốc, được cho là sẽ giúp thế giới tránh được giai đoạn khan hiếm nguồn cung trong ngắn hạn.
Theo IEA, sau khi giảm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 4, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu có thể giảm đến 3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2022. Mỹ và một số nước giàu có đã quyết định trích kho dự trữ khẩn cấp để giúp bình ổn giá dầu thế giới.
Giá dầu bắt đầu tăng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2. Tuy nhiên, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc đã tạm thời khiến nhu cầu dầu mỏ của nền kinh tế thứ 2 thế giới giảm, giúp điều hòa ảnh hưởng từ tình trạng giảm nguồn cung.
Bên cạnh đó, IEA cho rằng việc Mỹ và một số thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác, còn gọi là OPEC+, ở Trung Đông dần tăng sản lượng sẽ giúp bù đắp lượng dầu mỏ thiếu hụt do gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Theo IEA, không tính Nga thì sản lượng dầu mỏ thế giới có thể tăng khoảng 3,1 triệu thùng/ngày từ tháng 5 đến hết tháng 12/2022.
Ngược lại, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới được dự báo giảm xuống mức 1,9 triệu thùng/ngày trong quý II/2022. Chỉ số này sẽ tăng trở lại từ tháng 4 đến tháng 8 khi tiêu thụ nhiên liệu cho hoạt động vận tải tăng trở lại trong mùa nghỉ Hè.
Nhu cầu dầu mỏ năm 2022 được cho là sẽ lên mức 99,4 triệu thùng/ngày, cao hơn 1,8 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine sẽ ngừng vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu
07:53' - 11/05/2022
Ngày 10/5, công ty điều hành hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine GTSOU tuyên bố sẽ tạm ngừng quá trình vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu qua trạm Sochranovka vào sáng thứ Tư (11/5).
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản: Sẽ khó cấm nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga
15:17' - 10/05/2022
Nhật Bản và G7 sẽ khó cấm nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức và Qatar bất đồng trong cuộc đàm phán về nguồn cung khí đốt LNG
09:05' - 10/05/2022
Đức và Qatar ngày 9/5 đã vấp phải nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc đàm phán liên quan đến các thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Đức chuẩn bị kịch bản Nga cắt nguồn cung khí đốt
08:34' - 10/05/2022
Giới chức Đức đang âm thầm chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung khí đốt từ Nga có thể đột ngột bị cắt bất cứ lúc nào.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Mỹ ngăn chặn tình trạng "thổi" giá sữa công thức cho trẻ em
15:41'
Thị trưởng New York vừa ký sắc lệnh hành pháp khẩn cấp, trao quyền cho Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và người lao động New York ngăn chặn tình trạng "thổi" giá với sữa công thức cho trẻ em.
-
Thị trường
Xử lý nạn phân bón giả, kém chất lượng
14:14'
Trong bối cảnh này, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả cũng bùng nổ, vì thế cần hơn nữa sự vào cuộc của cơ quan chức năng để xử lý, chấn chỉnh tình trạng này.
-
Thị trường
Hong Kong (Trung Quốc) dự kiến thiếu 100.000 nhân tài công nghệ
11:06'
Dự kiến, trong 5 năm tới Khu hành chính đặc biệt này sẽ cần khoảng 100.000 nhân tài IT bên ngoài để bù đắp tình trạng thiếu hụt.
-
Thị trường
Saudi Arabia: OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng nếu thị trường có nhu cầu
08:03'
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman cho biết, Riyadh hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận mới với Tổ chức các Nước Xuất khảu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất liên minh.
-
Thị trường
Còn nhiều dư địa xuất khẩu nhựa vào thị trường Australia
17:56' - 23/05/2022
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu nhựa và các sản phẩm từ nhựa lớn thứ 11 tại Australia.
-
Thị trường
Hàn Quốc tham gia sáng kiến kinh tế mới nhằm đa dạng hóa và ổn định chuỗi cung ứng
08:47' - 23/05/2022
Hàn Quốc đã quyết định tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn dắt vì nó có thể giúp đa dạng hóa và ổn định chuỗi cung ứng của nước này.
-
Thị trường
Kết nối chuỗi giá trị nông sản Tây Nguyên
15:21' - 22/05/2022
"Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên" sẽ mở ra cơ hội để các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển nông nghiệp.
-
Thị trường
Sản xuất tiêu thụ nông sản qua liên kết, phân phối hài hòa lợi ích
15:12' - 22/05/2022
Sóc Trăng đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, ký các cam kết tiêu thụ nông sản cho người trồng lúa, người trồng cây ăn trái, tạo đầu ra ổn định cho nhà nông.
-
Thị trường
Sơn La: Quảng bá thương hiệu mận Mộc Châu đến du khách
13:19' - 22/05/2022
Ngày 22/5, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La diễn ra Ngày hội hái quả năm 2022. Đây là sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu mận hậu Mộc Châu đến người dân, du khách trong nước và quốc tế.