Lương tối thiểu sẽ đáp ứng 80% mức sống tối thiểu
Phiên họp thứ ba của Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4%, cụ thể, vùng 1 tăng 400 nghìn; vùng 2 tăng 350 nghìn; vùng 3 tăng 300 nghìn và vùng 4 tăng 250 nghìn.
Nhân dịp này, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã có cuộc trao đổi với các phóng viên Thông tấn, báo chí về một số nội dung liên quan đến căn cứ tính lương tối thiểu; các giải pháp để thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu cho người lao động.
* Phóng viên: Ông có thể đánh giá sơ bộ về tình hình phiên họp lần thứ ba của Hội đồng Tiền lương Quốc gia?
* Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Tại phiên họp này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra mong muốn làm sao sớm đạt được mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng được mức sống tối thiểu theo quy định của Bộ Luật Lao động.Phía Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra các lập luận về việc tăng chi phí cũng như tác động đối với doanh nghiệp. Đây là khoảng cách giữa vấn đề thực tế và mong muốn.
Nếu khả năng của doanh nghiệp tốt hơn, mức tăng lương sẽ được đi nhanh hơn để đáp ứng được mong muốn như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất. Phía các hiệp hội doanh nghiệp đề nghị mức tăng thấp hơn vì ngoài mức lương tối thiểu, việc điều chỉnh các chính sách trong quá trình hội nhập sẽ tác động lớn đến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu.
Trong quá trình hội nhập, ngoài việc phải chăm lo đời sống người lao động, doanh nghiệp sẽ phải dành chi phí đáng kể đổi mới công nghệ để có thể trụ vững và phát triển.
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thực hiện 3 phiên họp. Các phương án của hai bên (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đều có lý do chính đáng nhưng trong quá trình phân tích, thương lượng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho rằng phương án 12,4% là hợp lý.
Việc tăng lương sẽ đặt gánh nặng lên vai người sử dụng lao động. Vì vậy, nếu doanh nghiệp nào chỉ có thể chịu được mức tăng khoảng 6- 8%, doanh nghiệp đó sẽ phải tiếp tục phải đẩy mạnh năng suất lao động, tìm các đơn hàng, tổ chức lao động hợp lý, tiết kiệm các chi phí để có thêm nguồn chăm lo cho người lao động, bởi người lao động chính là của cải, nguồn lực lớn giúp cho doanh nghiệp tồn tại, ổn định và phát triển.
Hội đồng Tiền lương Quốc gia mong muốn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục động viên các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh với mức tiết kiệm chi phí thấp nhất, dành nguồn điều chỉnh lương cho người lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đánh giá việc thay đổi chính sách đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn để xem sự tác động và khả năng chịu đựng của doanh nghiệp như thế nào, báo cáo các cơ quan chức năng để kiến nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
* Phóng viên: Hiện nay khi tăng lương tối thiểu vùng, các doanh nghiệp lo sẽ tăng bảo hiểm xã hội. Trong điều kiện nhiều doanh nghiệp không thể chi trả được thì thực tế việc chi trả lương tối thiểu và bảo hiểm xã hội sẽ được doanh nghiệp thực hiện như thế nào? Cơ chế gì để giám sát việc thực hiện chi trả này của các doanh nghiệp không, thưa ông? *Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Hiện nay, việc chi trả lương tối thiểu theo nguyên tắc thị trường và theo thỏa thuận. Chính phủ quyết định lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để hai bên thỏa thuận, không được thấp hơn mức này, chứ không phải lấy mức lương tối thiểu để chi trả cho người lao động.Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đều phải chi trả cho người lao động theo đúng công việc và mặt bằng tiền công trên thị trường, bởi, người lao động có quyền tự do, nếu trả lương thấp, điều kiện lao động không thuận lợi, họ sẽ chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp khác có điều kiện tốt hơn. Đây là nguyên tắc của thị trường, vì vậy mức lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để hai bên thỏa thuận.
Về bảo hiểm xã hội, hiện nay tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cao nhưng đóng trên nền lương thấp nên Quốc hội đã quyết định dần dần điều chỉnh chi phí đóng bảo hiểm xã hội đóng trên tổng thu nhập trong lộ trình 3 năm. Vấn đề là cần có lộ trình điều chỉnh như thế nào để từ năm 2016-2018 tăng cho phù hợp.
Các cơ quan chức năng của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ phải đánh giá, xem xét, kiến nghị để thực hiện được chính sách điều chỉnh lương tối thiểu tăng lên, bảo đảm đúng luật; đồng thời thực hiện luật bảo hiểm xã hội để người lao động đang làm việc đóng bảo hiểm xã hội trong mức thu nhập hợp lý để sau này có mức lương hưu, bảo đảm cuộc sống cho phù hợp.
* Phóng viên: Với việc tăng 12,4%, mức lương tối thiểu sẽ đáp ứng bao nhiêu phần trăm mức sống tối thiểu? Dự kiến đến khi nào mức lương tối thiểu sẽ đáp ứng mức sống tối thiểu, có theo đúng lộ trình không, thưa ông? * Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Trong quá trình thương lượng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Gs Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra phương án là cách tính dựa trên hệ số chi phí lao động 1 giờ bình quân của người lao động và GDP đầu người. Đây là cách tiếp cận từ mức lương trung bình.Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để hai bên thỏa thuận, không được thấp hơn mức này, chứ không phải lấy mức lương tối thiểu để chi trả cho người lao động.
Đối với mức lương tối thiểu cần có sự tính toán để giữa mức tối thiểu và trung bình có khoảng cách nhằm tăng tính thỏa thuận và thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mức tăng lương tối thiểu như hiện nay, theo tôi, sẽ đáp ứng khoảng trên 80% mức sống tối thiểu của người lao động.
Khi lương tối thiểu tăng, lương trung bình tác động như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế thương lượng. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và hệ thống công đoàn trong các doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với người sử dụng lao động để bảo đảm được mức lương cụ thể đáp ứng công việc cụ thể.
Kinh nghiệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy mức lương tối thiểu bằng khoảng 40-60% mức lương trung bình, còn lại một khoảng cách để hai bên thương lượng. Nếu quy định mức lương tối thiểu quá cao, sát với mức lương trung bình sẽ không có cơ chế thương lượng, lúc đó người sử dụng lao động và người lao động chỉ cần lấy mức lương tối thiểu để áp vào.Vấn đề này đang trong quá trình điều hành. Hiện, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã chỉ đạo bộ phận kỹ thuật đến cuối 2015, đầu 2016 sẽ chuẩn bị lại các số liệu tính toán, kể cả nhu cầu, yếu tố để xác định lại mặt bằng mới thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu.
Việc tính toán mức lương tối thiểu được Hội đồng Tiền lương Quốc gia tiếp cận bằng hai cách.Thứ nhất là tiếp cận từ nhu cầu mức sống tối thiểu. Thứ hai là cách Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân gợi ý. Hai cách tính này cũng cho kết quả gần giống nhau. Theo quy định, sau 5 năm, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ xem xét lại mặt bằng nhu cầu mức sống tối thiểu để có sự điều chỉnh cho phù hợp…
* Phóng viên: Xin cảm ơn ông! Phúc Hằng (ghi)Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng lương tối thiểu vùng: Cần hài hòa các lợi ích
11:29' - 28/08/2015
Theo đại diện nhiều doanh nghiệp ở Đồng Nai, hiện nay, tiền lương và các khoản phụ cấp mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động đang chiếm tới 60% tổng doanh thu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hài hòa nguyện vọng của người lao động và sức chịu đựng của doanh nghiệp
17:37' - 26/08/2015
Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 một lần nữa lại không đạt được sự thống nhất giữa đại diện người sử dụng lao động và lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
09:47'
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
09:39'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhịp cầu kết nối thương mại hàng hóa Việt Nam - Canada
08:23'
Thông qua các doanh nghiệp kiều bào hàng Việt Nam không những vào được hệ thống bán lẻ và siêu thị tại Canada mà còn vươn tới được khu vực Bắc Mỹ nói riêng và châu Mỹ nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
19:14' - 12/01/2025
Theo Ban Chỉ đạo, kết quả cập nhật của 42 địa phương, đến nay, đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 88.488 căn nhà, với 48.989 căn nhà đã khánh thành và khởi công mới 35.899 căn nhà.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 2, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát
16:10' - 12/01/2025
Từ Phiên họp thứ nhất đến nay, cả nước đã hoàn thành, bàn giao hơn 44.000 căn nhà và đang xây dựng 34.200 căn. Từ nay đến cuối năm 2025 còn khoảng 240.000 căn phải hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát hoạt động hệ thống, thiết bị đảm bảo an toàn bay dịp Tết
15:30' - 12/01/2025
Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu các đơn vị đảm bảo tất cả giấy phép khai thác đều còn hiệu lực, đảm bảo duy trì hoạt động liên tục.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng sản xuất công nghiệp có thể đột phá trong năm 2025
15:29' - 12/01/2025
Riêng đối với ngành sản xuất điện tử bán dẫn, những chính sách mới sẽ góp phần tạo sức hút FDI trong năm 2025 cũng như thu hút sự dịch chuyển luồng đầu tư từ các nước sang Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung chuyến cho các đường bay có tỉ lệ đặt chỗ trên 90%
14:04' - 12/01/2025
Cục Hàng không Việt Nam đang cùng các hãng nghiên cứu, triển khai bổ sung tăng chuyến bay đối với các đường bay hiện có tỷ lệ đặt chỗ cao, đặc biệt với các đường bay có tỉ lệ đặt chỗ đã trên 90%.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút đầu tư phát triển đô thị hóa nhanh và bền vững
08:33' - 12/01/2025
Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược để xây dựng các đô thị mới hiện đại, xanh và thông minh.