Lý do châu Âu vẫn do dự cấm vận dầu Nga
Phân tích lý do cho đến nay châu Âu vẫn do dự việc có cấm vận dầu thô của Nga hay không, nhật báo Les Echos số ra gần đây nhận định rằng về lý thuyết, Liên minh châu Âu (EU) có thể có được nguồn cung ở nơi khác nếu họ quyết định cấm vận dầu của Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chuyển hướng trên quy mô toàn cầu không đơn giản như vậy và sẽ dẫn đến sự tăng giá khó tránh khỏi.
Đầu tiên là than, sau đó là dầu, và cuối cùng là khí đốt. Trong những ngày gần đây, chiến lược trừng phạt của EU đối với Nga đã trở nên rõ ràng hơn. Bước đầu tiên là dễ nhất. 27 quốc gia thành viên đã nhanh chóng thống nhất cấm mọi hoạt động nhập khẩu than từ Nga.Đối với khí đốt, việc áp đặt lệnh trừng phạt dường như không có dấu hiệu sắp diễn ra, vì một số quốc gia như Đức cực kỳ phụ thuộc vào nguồn cung từ Gazprom. Đây có thể sẽ là bước thứ ba và cuối cùng trong số các biện pháp trừng phạt liên quan đến lĩnh vực năng lượng.Giữa hai loại, dầu là nội dung tiếp theo trong danh sách cấm vận mà Ủy ban châu Âu dự định thông qua. Trong trường hợp không có sự đồng thuận, sẽ không thể có một lệnh cấm triệt để như đối với than, mà sẽ là các hình thức ít trực tiếp hơn, ví dụ như đặt ra các rào cản thuế quan.Dầu của Nga chiếm gần 1/4 lượng tiêu thụ của EU. Đó là dầu thô và cả các sản phẩm tinh chế như dầu diesel - loại nhiên liệu được tiêu thụ nhiều nhất tại “Lục địa già”.* Từ bỏ dầu dễ hơn khí đốtCó thể thấy rằng giữa dầu và khí đốt của Nga thì việc từ bỏ dầu có vẻ dễ hơn. Hầu hết khí tự nhiên được vận chuyển bằng đường ống dẫn, ràng buộc cả người mua lẫn người bán theo hợp đồng thường rất dài hạn là 10, 15 năm hoặc lâu hơn thế. Trong khi đó, các nguồn nhập khẩu thay thế từ Na Uy, Mỹ hoặc Qatar sẽ không còn đủ trong vài năm nữa.Đối với dầu thì không hẳn như vậy. Francis Perrin, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IRIS), giải thích: "Đó là một hợp chất hydrocarbon lỏng theo mọi nghĩa của từ này".“Vàng đen” chủ yếu được vận chuyển bằng tàu biển. Không gì có thể ngăn cản một tàu chở dầu thay đổi điểm đến. Họ làm điều này thường xuyên, ngay cả trong tình huống bình thường, tùy theo lệnh đặt mua mà họ nhận được. Hơn nữa, loại hàng hóa nhiên liệu này cũng đang chứng kiến sự chuyển hướng mạnh mẽ ở châu Âu. Các nước trong khu vực dự đoán các lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng nên đã và đang quay lưng lại với dầu của Nga do sợ những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của lệnh cấm sẽ tác động đến hoạt động tài chính của họ trong giao dịch với Nga.Các công ty dầu lớn như TotalEnergies và Shell, cũng như các công ty kinh doanh khổng lồ như Vitol, đã thông báo họ sẽ không còn mua dầu thô trên thị trường “giao ngay” trong ngắn hạn. Total thậm chí còn đi xa hơn khi không gia hạn tất cả các hợp đồng cung cấp vào cuối năm nay.* Một sự hoán đổi trên diện rộng
Về mặt kỹ thuật, việc ngừng mua dầu thô dễ thực hiện hơn so với khí đốt, vì hai lý do. Thứ nhất, các hợp đồng dầu hiếm khi được ký trên 12 tháng, do đó người mua có thể linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh đơn hàng. Sau đó, châu Âu có thể tìm kiếm dầu và các sản phẩm tinh chế mà họ cần ở nơi khác. TotalEnergies đang đặt niềm tin vào nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia mà họ là cổ đông, để thay thế dầu diesel mà họ sẽ không còn mua từ Nga.Chính những lý do này đã dẫn đến một sự hoán đổi trên bình diện rộng, diễn ra từ đầu cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, làm đảo lộn bản đồ thế giới về thương mại dầu mỏ. Xuất khẩu của Nga sang châu Âu đã giảm, nhưng châu Á đã thế chỗ. Trung Quốc, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, hay Ấn Độ đều đang đổ xô mua “vàng đen” từ Nga, đặc biệt vì mặt hàng này được bán với giá hời với mức giảm tới 25 hoặc 30 USD/thùng. Về phía châu Âu, họ lại mua dầu mỏ của Saudi Arabia và Iraq, trước đây vốn được sử dụng để bán cho châu Á.Nhưng không phải mọi thứ đều đơn giản như vậy. Thứ nhất, một phần đáng kể dầu của Nga được vận chuyển đến châu Âu bằng đường ống. Nhiều nhà máy lọc dầu ở Trung Âu được cung cấp trực tiếp bởi đường ống Druzhba, được đưa vào hoạt động vào những năm 1960 để vận chuyển dầu của Liên Xô đến các nhà máy lọc dầu ở các nước thuộc khối Warszawa. Các nhà máy lọc dầu của TotalEnergies ở Leuna gần Leipzig của Đức, giờ sẽ phải vận chuyển dầu thô của mình qua Biển Baltic, thông qua nước láng giềng Ba Lan.Trở ngại thứ hai, và cũng là một điểm khác biệt với khí đốt, đó là không phải tất cả các loại dầu đều được tạo ra như nhau. Các nhà máy lọc dầu được thiết kế để xử lý một loại dầu thô nhất định, nhiều nhớt hoặc ít nhớt hơn, nhiều lưu huỳnh hoặc ít lưu huỳnh... Do đó, việc thay đổi nhà cung cấp không phải là không thể, nhưng có thể cần thời gian để điều chỉnh cho phù hợp. Đây là lý do tại sao có một vấn đề thực sự đang nổi lên ở châu Âu; đó là nguồn cung dầu diesel đang căng thẳng và tình hình có khả năng sẽ kéo dài trong thời gian tới.* Một phần sản lượng bị mấtTất cả những thay đổi này, từ đường vận chuyển dầu thô đến thay đổi trong quá trình lọc dầu, sẽ đều có giá của mình. Tệ hơn, Nga có thể không tìm được người mua tất cả số dầu mà châu Âu không còn mua nữa.Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ước tính rằng có từ 1 đến 1,5 triệu thùng dầu Nga "không thể dễ dàng chuyển hướng" để bán cho những người mua khác như Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Do vậy, các nhà phân tích của ngân hàng MUFG đánh giá xuất khẩu dầu của Nga sẽ giảm ròng từ 2 đến 3 triệu thùng mỗi ngày trong vài tháng tới, tương đương 2% đến 3% nguồn cung toàn cầu.Tỷ lệ này có thể không hẳn là nhiều, nhưng trong một thị trường toàn cầu vốn rất chật hẹp, mọi sự sụt giảm đều có tác động và ảnh hưởng trên quy mô rộng lớn. Các nước sản xuất dầu khác cũng không thể thay thế lượng dầu bị rút đi của Nga trong một sớm một chiều, bởi năng lực sản xuất hiện có của họ cũng đã ở mức thấp nhất.Đây là lý do tại sao căng thẳng ở Ukraine làm dấy lên lo ngại về việc giá dầu sẽ đắt hơn đối với châu Âu và phần còn lại của thế giới trong một thời gian dài, và đó cũng là lý do hiện nay dầu chưa thể trở thành mặt hàng cấm vận đối với Nga./.Tin liên quan
-
Tài chính
Mỹ cam kết khoản viện trợ quân sự mới trị giá 700 triệu USD cho Ukraine
14:59' - 25/04/2022
Giới chức Mỹ cam kết khoản viện trợ quân sự mới trị giá hơn 700 triệu USD thông qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp cho Ukraine, trong đó khoảng 300 triệu USD để mua sắm vũ khí cần thiết.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Ukraine kêu gọi nhóm họp với tổng thống Nga nhằm "chấm dứt chiến tranh"
07:47' - 25/04/2022
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã một lần nữa kêu gọi tổ chức cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin với nỗ lực "chấm dứt chiến tranh".
-
Phân tích - Dự báo
Kịch bản khi châu Âu cấm vận dầu khí Nga
05:30' - 16/04/2022
Một lệnh cấm vận của châu Âu đối với khí đốt Nga sẽ gây tổn hại cho “xứ Bạch dương” vì thiếu khách hàng thay thế.
-
Kinh tế Thế giới
Đức bác lệnh cấm vận của EU nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của Nga
22:00' - 13/04/2022
Đức đã bác bỏ lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của Nga ở thời điểm hiện nay
-
Kinh tế Thế giới
Áo bác bỏ cấm vận hoàn toàn với khí đốt của Nga
07:00' - 06/04/2022
Ngày 5/4, Chính phủ Áo tuyên bố tiếp tục nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ của Nga, bất chấp áp lực ngày càng tăng về việc áp đặt lệnh cấm vận đối với Moskva liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Giấc mơ” tiết kiệm cho nước Mỹ của tỷ phú Elon Musk
06:30'
Sự “thiên vị” của người giàu nhất hành tinh và là người đứng đầu mạng xã hội có ảnh hưởng toàn cầu là đòn bẩy vô giá trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Le Monde: Rủi ro lớn trong “bức tranh hạnh phúc” của nước Mỹ
05:30'
Trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở trong điều kiện tốt như hiện nay, câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump có thể giữ được như vậy sau khi ông chính thức quay lại Nhà Trắng hay không.
-
Phân tích - Dự báo
Các tập đoàn lớn đã trốn thuế thế nào?
06:30' - 09/11/2024
"Báo cáo minh bạch thuế doanh nghiệp thường niên" tiết lộ rất ít về hoạt động thuế của các tổ chức đa quốc gia. Câu hỏi đặt ra vẫn là các công ty và đơn vị thuế đang yêu cầu khấu trừ những gì.
-
Phân tích - Dự báo
Công nghiệp ô tô Đức trong cơn khủng hoảng
05:30' - 09/11/2024
3/10 nhà máy ở Đức đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa và hàng chục nghìn nhân viên có nguy cơ mất việc làm. Những người được tiếp tục làm việc sẽ phải đối mặt với việc cắt giảm lương đáng kể.
-
Phân tích - Dự báo
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?
18:32' - 08/11/2024
Theo các chuyên gia, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ đem lại những cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam.
-
Phân tích - Dự báo
Thấy gì từ việc Indonesia cấm bán iPhone 16?
06:30' - 08/11/2024
Những quy định quá nặng nề có thể ngăn cản đầu tư nước ngoài, làm suy yếu sự phát triển kinh tế mà quốc gia Đông Nam Á này mong muốn đạt được.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai tiến trình phi USD hoá
05:30' - 08/11/2024
Vai trò của đồng USD vẫn sẽ khá quan trọng trong tương lai, mặc dù một số quốc gia và khối thương mại đã bắt đầu không coi đây là một phương tiện thanh toán cho xuất nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành năng lượng toàn cầu lo ngại bất ổn Trung Đông
06:30' - 07/11/2024
Các nhà lãnh đạo trong ngành năng lượng bày tỏ lo ngại về những căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông cũng như tác động tiềm tàng của chúng đối với nguồn cung dầu từ khu vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Đức “khập khiễng” thoát được nguy cơ suy thoái
05:30' - 07/11/2024
Tuy tránh được suy thoái kỹ thuật, nhưng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý II/2024 lại bị điều chỉnh với mức sụt giảm lớn hơn là 0,3%, cao hơn so với mức dự báo giảm 0,1% đưa ra trước đó.