Lý do EU không vội vàng trong đàm phán Brexit với nước Anh
Nước Anh càng tỏ ra sốt ruột muốn sớm bắt đầu đàm phán với EU về tương lai quan hệ giữa hai bên thì EU lại cho thấy xu hướng ngược lại.
Richard von Weizsäcker, nghiên cứu viên cao cấp của học viện Robert Bosch (Đức), đã viết trên tờ Thời báo Tài chính rằng những gì đang diễn ra hiện nay là điều tất yếu. Điều khoản 50 của hiệp ước Lisbon được viết ra nhằm gây khó khăn cho nước nào muốn rời bỏ liên minh.
Ngay sau khi Thủ tướng nước Anh Theresa May đưa ra tuyên bố thời hạn 2 năm để "xứ sở sương mù" rời khỏi EU hồi tháng Ba vừa qua, bà đã thừa nhận rằng lợi thế đang ở phía người ngồi bên kia bàn đàm phán.
Bà May cũng đã nhận được những lời cảnh báo từ những người cố vấn của mình, nhưng đó là khi bà chưa gặp thất bại với kế hoạch tại cuộc tổng tuyển cử khiến nước Anh phải đối mặt với thực tế khó khăn là đất nước không thể có cái "bánh riêng và ăn một mình được".
Vấn đề mà Thủ tướng nước Anh đang phải đối mặt là hệ thống rích rắc được quy định trong hiệp ước, khiến cái giá của việc "không đạt được thỏa thuận" hay một sự ra đi "đầy trúc trắc" đối với nước rời khỏi liên minh sẽ cao hơn nước ở lại. Điều này càng được khẳng định là đúng trong bối cảnh Brexit hiện nay.
Trừ Ireland là ngoại lệ, chính phủ các nước EU còn lại cho dù đều mong muốn có một quan hệ tốt đẹp gắn kết với nước Anh thời hậu Brexit, song họ cũng nhận ra mục đích lợi hại của việc kéo dài các cuộc đàm phán. Cuối cùng, điều này có thể khiến nước Anh suy nghĩ lại về quyết định ra đi của mình, dù tiến trình này rất ít khả năng đảo ngược.
Một điều hiển nhiên nữa là EU chẳng được lợi lộc gì trong việc sớm ký kết thỏa thuận với một chính phủ mà hiện giờ vẫn còn đang trong tình trạng bàn luận tranh cãi nội bộ về điều họ thực sự muốn khi rời khỏi liên minh. Truyền thông có thể chú trọng tập trung đưa tin vào những mặc cả đôi bên đang diễn ra tại Bỉ, nhưng những tranh luận gay cấn nhất lại xảy ra tại London.
Thủ tướng May đã tiến gần đến chủ nghĩa hiện thực hơn khi chấp nhận sự cần thiết phải có một thời kỳ chuyển đổi hậu Brexit, một giai đoạn mà hầu như quan hệ Anh - EU vẫn nguyên trạng như hiện nay, chỉ trừ mỗi một điều đó là nước Anh bị hạ xuống từ vị thế của một nước luôn đưa ra những quy định luật chơi nay bị chuyển thành nước phải chấp nhận luật chơi của EU.
Bà May tuy nhiên vẫn chưa đánh giá tổn thất thực sự của việc không tiếp cận các thị trường châu Âu. Nước Anh không thể chỉ đơn giản đánh đổi tư cách thành viên của thị trường chung và liên minh thuế quan bằng những thỏa thuận song phương khác để vẫn giữ được tất cả các quyền lợi hiện nay.
Trong bối cảnh này, thật dễ hiểu khi người đứng đầu đám phán Brexit của EU, ông Michel Barnier và đội ngũ tham gia đàm phán của EU sẽ gây sức ép về mặt thời gian với London sau đó mới đồng ý chuyển từ các cuộc thảo luận về nghĩa vụ đóng góp tài chính, quyền của công dân EU sang bàn về mô hình quan hệ tương lai giữa hai bên.
Đen đủi trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, bà May đã không đạt được ý định là củng cố quyền lực của mình cũng như của đảng Bảo thủ, kết quả là chính phủ thiểu số đã làm vấn đề đàm phán Brexit trong nội bộ nước Anh rối ren hơn.
Cũng chẳng có gì đảm bảo những ý kiến của bà sẽ được EU đồng ý. Bà May nghĩ rằng những bế tắc có thể được giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp với các chính phủ. Cụ thể là, khi bầu cử ở Đức kết thúc vào ngày 24/9, dự kiến Thủ tướng tái đắc cử của Đức bà Angela Merkel sẽ giúp thúc giục ông Barnier đẩy nhanh tiến trình đàm phán với nước Anh.
Nhiều người từng cho rằng Đức là một trong những nước quan trọng và đáng tin cậy với London trong 44 năm qua khi nước Anh là thành viên EU. Nhiều ý kiến ở London cho rằng nước Đức là một nước có cách nhìn hướng ngoại và có nhiều quan điểm chính sách kinh tế gần với nước Anh.
Vương quốc Anh cũng là một trong những thị trường màu mỡ nhất cho ngành công nghiệp của Đức và hai nước luôn đứng về cùng phía với nhau trong EU.
Nếu như trước kia người tiền nhiệm của bà May là Thủ tướng David Cameron đã nhầm khi hy vọng bà Merkel sẽ nghe theo yêu cầu của nước Anh để yêu cầu EU cải cách, thực tế là bà Merkel cũng luôn là người bảo vệ tính toàn vẹn của các khuôn khổ pháp luật của EU.
Đến nay bà May dường như lại lặp lại sai lầm của ông David Cameron khi hy vọng bà Merkel sẽ lách các quy định của EU để tạo điều kiện cho Brexit.
Nhưng nước Đức có chính trị và lợi ích của riêng mình. Theo thăm dò dư luận hiện nay tại Đức, phần lớn đều nhất trí với phỏng đoán bà Merkel sẽ tiếp tục nhiệm kỳ Thủ tướng lần thứ 4 của mình, nhưng những người được hỏi không ai có thể đoán biết bà Merkel sẽ sắp xếp một chính phủ liên minh như thế nào.
Trong vài tháng trước mắt, vấn đề giữ vững vị thế của mình đối với bà Merkel sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với việc tìm cách bảo lãnh giúp nước Anh.
Và đối với chính sách chung của châu Âu thì ưu tiên hàng đầu đối với Đức là đảm bảo sự ổn định của 27 nước thành viên còn lại của EU.
Các vấn đề như bảo lãnh cho Hy Lạp, hội nhập sâu mạnh hơn nữa giữa các nước trong khối đồng tiền chung châu Âu và các biện pháp nhằm thắt chặt đường biên giới giữa các nước trong khối Schengen đều sẽ được Đức xếp thứ tự ưu tiên trên vấn đề Brexit trong chương trình nghị sự châu Âu của nước Đức.
Cuối cùng tác giả mượn câu nói nổi tiếng của Thủ tướng May "Brexit có nghĩa là Brexit" nhưng với hàm ý: nước Anh không thể rời EU và hy vọng mình có thể thoát khỏi những hậu quả của việc ra đi.
Đối với nước Đức, sự toàn vẹn của liên minh phụ thuộc vào việc tuân theo các quy định của khối. Những ai muốn bước ra khỏi khối thì không thể giữ được các lợi ích mà khối này đem lại./.
- Từ khóa :
- liên minh châu âu
- đàm phán brexit
- anh quốc
- anh rời eu
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Triển vọng trong bảo vệ quyền công dân EU tại Anh hậu Brexit
11:20' - 22/09/2017
Thủ tướng Anh Theresa May bày tỏ quyết tâm tăng cường bảo hộ về mặt pháp lý cho các công dân EU hiện đang sinh sống tại "Đảo quốc Sương mù".
-
Kinh tế Việt Nam
Anh muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại với Việt Nam hậu Brexit
08:39' - 20/09/2017
Tổng Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Anh Katie White khẳng định Anh muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại với Việt Nam hậu Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Anh muốn giai đoạn chuyển tiếp kéo dài ít nhất 3 năm sau Brexit
07:03' - 19/09/2017
Trong số những người ký vào bức thư ngỏ có đại diện của các công ty lớn như Centrica, Zurich Insurance, Johnson & Johnson và Harrods.
-
Kinh tế Thế giới
Anh, Canada thúc đẩy thỏa thuận thương mại hậu Brexit
18:30' - 18/09/2017
Hai nhà lãnh đạo Anh và Canada sẽ cùng thành lập nhóm làm việc chung để biến thỏa thuận hợp tác kinh tế-thương mại toàn diện mới ký gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ đề xuất hiệp ước an ninh mới với EU hậu Brexit
07:49' - 17/09/2017
Anh sẽ đề xuất một hiệp ước an ninh mới với Liên minh Châu Âu sau khi Anh rời khối này.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC: Cơn sốc Brexit đã qua, EU đang đón "làn gió thuận"
17:32' - 13/09/2017
Chủ tịch EC Jean Claude-Juncker cho biết cơn sốc Brexit đã qua và EU đang đón "cơn gió thuận" nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế và sự thống nhất giữa các lãnh đạo châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này