Lý do khiến thị trường tiêu dùng Trung Quốc tăng trưởng chậm lại
Đại dịch COVID-19 là một cú sốc đối với người dân, khiến thu nhập của nhiều người giảm mạnh. Những người làm việc trong doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn như kinh doanh nhà hàng hoặc ngành giải trí, phải nghỉ việc do các biện pháp hạn chế và phong tỏa. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh lây lan, cần ưu tiên cho cuộc sống và sức khỏe của con người, do đó không thể thỏa hiệp trong cuộc chiến chống lại đại dịch.Mặt khác, không phải người sử dụng lao động nào cũng có thể duy trì mức chi trả ổn định cho nhân viên của họ trong bối cảnh tạm ngừng kinh doanh. Trung Quốc đã đối phó với đại dịch nhanh hơn nhiều nước, nền kinh tế và hoạt động kinh doanh đã bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, người dân vẫn lo ngại về những làn sóng lây nhiễm mới có thể xảy ra.
Cùng với đó, các số liệu thống kê về xuất khẩu và nhập khẩu cho thấy ngoại thương hàng hóa và dịch vụ cũng tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều yếu tố không chắc chắn liên quan đến sự lây lan của các biến thể mới.Trong năm ngoái, trừ quý đầu tiên, nền kinh tế Trung Quốc đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng. Không giống như hầu hết các quốc gia, trong năm 2020, Trung Quốc đã duy trì tăng trưởng khả quan. Xuất khẩu, nhập khẩu, khối lượng sản xuất của Trung Quốc đã có kết quả cao hơn so với các kỳ trước.
Tuy nhiên, tiêu dùng bị tụt hậu phần nào. Vấn đề này khiến Chính phủ Trung Quốc và các nhà phân tích lo lắng, bởi Bắc Kinh đã "đặt cược" vào lĩnh vực tiêu dùng như một động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Sự lây lan của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trung Quốc đang đối mặt với một đợt bùng phát mới, chủ yếu do biến thể Delta, bắt đầu từ ngày 20/7 ở Nam Kinh (tỉnh Giang Tô). Đợt bùng phát đã buộc chính quyền nhiều địa phương phải áp dụng trở lại các lệnh hạn chế và tiến hành xét nghiệm hàng loạt. Vào mùa cao điểm du lịch năm nay, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc buộc phải khuyến nghị tất cả công ty lữ hành ngừng cung cấp các gói du lịch nhóm đến những khu vực có nguy cơ cao và trung bình. Điều này chắc chắn dẫn đến việc khách hàng không thể tiếp cận một số tour du lịch và sản phẩm du lịch trong một thời gian nhất định.Theo chuyên gia Huang Weiping, Giáo sư tại Viện Kinh tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng đến hoạt động của người tiêu dùng. Mọi người lo ngại về biến thể virus mới và không muốn một lần nữa đối mặt với rủi ro.Trong tháng Bảy, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng đã giảm 3% so với dự báo của các nhà phân tích trong cuộc khảo sát trước đó của Reuters. Hơn nữa, người tiêu dùng hầu như “phớt lờ” các sản phẩm không thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu.
Ví dụ, doanh số bán nước hoa và mỹ phẩm chỉ tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 6/2021, tăng trưởng của nhóm hàng này so với cùng kỳ năm ngoái đạt 13,5%. Doanh số bán ô tô và các sản phẩm liên quan thậm chí giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2020. Các chỉ số kinh tế khác cũng không đáp ứng được mong đợi của các nhà phân tích. Sản lượng công nghiệp tăng 6,4%, thấp hơn mức tăng 7,8% theo dự đoán. Đầu tư vào tài sản cố định trong giai đoạn tháng 1-7/2021 tăng 10,3%, mặc dù mức tăng trưởng dự kiến là hơn 11%.
Hoạt động ngoại thương đang hồi phục tốt hơn bởi vì các sản phẩm của Trung Quốc bắt đầu thay thế hàng hóa không còn được sản xuất ở các nước khác do các doanh nghiệp ngừng hoạt động. Tuy nhiên, ở đây cũng có những khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực hậu cần.Các nhà chức trách Trung Quốc hiểu rõ rằng, do những bất ổn mới, nền kinh tế một lần nữa cần được hỗ trợ. Vào tuần này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã bơm 600 tỷ NDT vào nền kinh tế thông qua các khoản cho vay trung hạn.
Trước đó, PBoC đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng. Theo các nhà chức trách, biện pháp này sẽ làm tăng các khoản vay mà ngân hàng có thể cung cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tránh kịch bản “tiền rẻ tràn ngập trên thị trường” như một số nước phương Tây đã làm. Trong cuộc họp mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức gần 0-0,25%. Tại châu Âu, lãi suất âm đã phá vỡ quy tắc cơ bản của thị trường tín dụng, cho phép ngân hàng nợ tiền người đi vay. Trong bối cảnh này, Trung Quốc vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế nhờ lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Do đó, bất chấp việc các ngân hàng đầu tư quốc tế như Goldman Sachs hay Nomura đã hạ dự báo tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng vẫn nỗ lực mở rộng thị phần kinh doanh tại thị trường Trung Quốc và đang tích cực hợp tác với các đối tác Trung Quốc.
Động lực này là dễ hiểu, bởi mặc dù Trung Quốc đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng các ngân hàng này tin rằng, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sẽ có thể đối phó với những khó khăn nhanh hơn so với nhiều quốc gia khác./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- covid 19
- tiêu dùng trung quốc
- pboc
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc: Đầu tư vào tài sản cố định tăng hơn 10%
07:49' - 18/08/2021
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, đầu tư vào tài sản cố định của nước này trong giai đoạn từ tháng 1-7/2021 đã tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài “đặt cược” vào thị trường bất động sản cho thuê Trung Quốc?
06:30' - 18/08/2021
Nhu cầu mua nhà ở Trung Quốc rất lớn, nhưng giá nhà đã tăng quá cao và vượt khả năng chi trả của nhiều người, do đó lĩnh vực nhà cho thuê sẽ phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc tăng tốc phát triển vaccine đặc biệt cho biến thể Delta
20:52' - 17/08/2021
Một viện nghiên cứu ở thành phố Vũ Hán thuộc Tập đoàn công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình phát triển liều vaccine đặc biệt để chống lại biến thể delta.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội của phương Tây trong cuộc đua đất hiếm với Trung Quốc
20:00' - 17/08/2021
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ghi nhận tốc độ gia tăng tiềm lực tài chính mạnh mẽ nhờ vào nỗ lực mở cửa thị trường vốn và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố dự thảo quy định chống cạnh tranh không công bằng trên internet
13:32' - 17/08/2021
Tổng cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) ngày 17/8 công bố dự thảo quy định ngăn chặn cạnh tranh không công bằng trong lĩnh vực internet.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.