Malaysia ưu tiên giải quyết “khủng hoảng dầu cọ” với Ấn Độ
Tân Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã tuyên thệ nhậm chức ngày 1/3 sau khi Thủ tướng Mahathir Mohamad từ chức. Chính phủ mới của Malaysia giờ đây bày tỏ mong muốn cử một phái đoàn đến Ấn Độ càng sớm càng tốt, trong một nỗ lực cải thiện các mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Theo Bộ trưởng Công nghiệp Đồn điền và Hàng hóa Malaysia Mohd Khairuddin Aman Razali, nước này đặt mục tiêu giải quyết bất đồng về vấn đề dầu cọ với Ấn Độ trong vòng một tháng.
Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ nhiều dầu ăn nhất và là nhà nhập khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới. Hồi tháng 1/2020, Ấn Độ từ chối mua dầu cọ của Malaysia, sau khi sau khi ông Mahathir Mohamad có những phát biểu chỉ trích các chính sách của Ấn Độ liên quan vấn đề Kashmir và Luật Quốc tịch sửa đổi (CAA).Ấn Độ chiếm gần 1/4 tổng khối lượng dầu cọ xuất khẩu của Malaysia trong năm 2019 và là quốc gia mua dầu cọ lớn nhất của Malaysia trong 5 năm trở lại đây.
Việc Ấn Độ hạn chế nhập khẩu dầu cọ từ Malaysia đã tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu dầu ăn toàn cầu, với việc Indonesia chuyển sang cung cấp cho Ấn Độ, Malaysia vội vàng tiếp cận những thị trường do Indonesia bỏ lại và Ấn Độ thay thế dầu cọ bằng các loại dầu khác.
Đáng chú ý, Malaysia trong hai tháng đầu năm nay đã tăng nhập khẩu đường thô từ Ấn Độ. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại Đường Ấn Độ (AISTA), từ đầu năm đến nay, Malaysia đã nhập khẩu gần 324.500 tấn đường thô từ Ấn Độ.
Trong cả năm 2019, Malaysia nhập khẩu tổng cộng 1,95 triệu tấn đường thô, theo Tổ chức Đường Quốc tế. Các chuyên gia cho rằng Malaysia thường mua nhiều đường từ các đối tác như Brazil và Thái Lan, nhưng trong thời điểm này ưu tiên được dành cho Ấn Độ để giải quyết vấn đề dầu cọ giữa hai nước.
Những thay đổi chính trị ở Malaysia có thể thực sự giúp hai nước chấm dứt "cuộc chiến dầu cọ”, mặc dù thực tế Kuala Lumpur chưa đưa ra bất kỳ gợi ý nào trong việc sửa đổi các đánh giá trước đây về vấn đề Kashmir và mối liên hệ với luật quốc tịch Ấn Độ, theo nhận định của bà Ekaterina Kochetkova - nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga.Chuyên gia Kochetkova đánh giá, để giảm thiểu và thậm chí loại bỏ cuộc xung đột này, Malaysia cũng xem xét việc tăng nhập khẩu thịt trâu từ Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ sẽ đáp lại và thỏa hiệp, bởi vượt qua tranh chấp thương mại có lợi cho tất cả các bên.
Sự rạn nứt trong mối quan hệ truyền thống không chỉ khiến Malaysia thiệt hại, mà còn ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng ở Ấn Độ. Chuyên gia Nga cũng lưu ý Ấn Độ có số người di cư lớn thứ ba ở Malaysia. Họ theo dõi sự phát triển của quan hệ song phương và cũng có thể ảnh hưởng đến tình hình.
Bên cạnh đó, bà Kochetkova cho rằng chính phủ mới của Malaysia cũng sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ láng giềng thân thiện, truyền thống với Trung Quốc. Dưới thời ông Mahathir Mohamad, quan hệ song phương trong chính trị, kinh tế phát triển ổn định, mặc dù Malaysia đã đình chỉ một số dự án cơ sở hạ tầng chung.
Hai bên đã có thể tìm ra các giải pháp chấp nhận lẫn nhau và tiếp tục thực hiện một số dự án, điều này khẳng định tính chất cùng có lợi của sự hợp tác song phương. Chuyên gia này tin rằng những khó khăn hiện tại trong việc thực hiện các dự án liên quan đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chỉ là tạm thời.
Trong một diễn biến khác, Cục Thống kê Quốc gia Malaysia cho biết, xuất khẩu tháng 1/2020 của nước này đã giảm 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Kenanga dự đoán xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm này của Malaysia cũng sẽ giảm.Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lý Hiểu Vi, thuộc ngân hàng Hong Leong, nhận định xuất khẩu giảm sẽ kéo tụt tăng trưởng kinh tế của nước này quý I/2020 xuống dưới 3%.
Đối với cả năm 2020, chuyên gia kinh tế trưởng Antonidas, thuộc ngân hàng đầu tư Malaysia (AmInvestment Bank Bhd), chỉ rõ dịch COVID-19 ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng và vận tải của thế giới, thương mại toàn cầu sẽ giảm xuống.Cộng thêm sự suy giảm của giá nguyên liệu thô, sự sụt giảm của ngành công nghệ toàn cầu, rủi ro xuất nhập khẩu lao dốc gia tăng. Dự kiến, tăng trưởng kinh tế của Malaysia năm 2020 có thể giảm tới mức "đáy" là 2,5%, giới hạn dưới của biên độ 2,5-3,8%.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng lớn tới kinh tế của các nước đang phát triển ở châu Á. Kinh tế Malaysia có thể bị tổn thất 3,5 tỷ RM (831 triệu USD), tương đương 0,23% GDP. Nếu tình hình nghiêm trọng, kinh tế Malaysia có thể tổn thất tới 6,3 tỷ RM (1,52 tỷ USD)./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận Mỹ-Trung giai đoạn một có thể tạo mối nguy mới cho Đông Nam Á
06:00' - 26/02/2020
Khả năng chuyển hướng thương mại thế giới gây ra một tương lai u ám cho các nhà xuất khẩu ở Đông Nam Á, vì việc Trung Quốc tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các nước khác trong khu vực.
-
Hàng hoá
Giá nông sản Thái Lan dự báo sẽ tăng cao do hạn hán nghiêm trọng
08:29' - 13/01/2020
Tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại Thái Lan trong năm 2020 được dự báo sẽ làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp ở quốc gia Đông Nam Á này và khiến cho giá các sản phẩm nông nghiệp tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Nở rộ xu hướng sử dụng thực phẩm thân thiện với môi trường
06:12' - 01/01/2020
Trong bối cảnh toàn thế giới nỗ lực chống "ô nhiễm trắng", nhiều nhà hàng hiện sử dụng mỳ ống để làm ống hút, trong khi các siêu thị sử dụng lá chuối bọc sản phẩm tươi sống thay vì túi nilon.
-
Hàng hoá
Giá dầu cọ của Malaysia sẽ không "hạ nhiệt" trong hai năm tới
17:30' - 11/12/2019
Giới phân tích vẫn lạc quan về triển vọng giá dầu cọ năm 2020, sau khi dự trữ dầu cọ của Malaysia đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Cạnh tranh gay gắt về giá khiến ngành lúa gạo Thái Lan lao đao
06:30' - 09/11/2019
Chủ tịch Hiệp hội các công ty xay xát gạo Thái Lan (TRMA) Kriangsak Tapananon khuyến cáo rằng lượng gạo xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này đang giảm sút do cạnh tranh gay gắt về giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá cà phê thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp
08:38'
Giá cà phê Arabica tăng 6,64% lên 6.660 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 13 năm rưỡi, giá cà phê Robusta cũng tăng 4,4% lên gần 5.000 USD/tấn.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.