Mặt trái của xu hướng xã hội già hóa
Theo ước tính mới nhất của Ủy ban Dân số Liên hợp quốc (LHQ), trong những năm qua, nhiều yếu tố đã góp phần nâng cao tuổi thọ trên toàn thế giới, đạt mức 76 tuổi hiện nay đối với phụ nữ và 70,8 tuổi đối với nam giới.
Già hóa toàn cầu thực sự là kết quả của nhiều thành công đạt được nhờ kịch bản kinh tế xã hội hiện tại, nhưng đồng thời, nó có thể gây ra vấn đề cho một số quốc gia có đặc điểm là tỷ lệ sinh thấp, như trường hợp của Italy.Ví dụ, theo dữ liệu của Ủy ban Dân số LHQ cung cấp, Italy là quốc gia đứng thứ hai về dân số già nhất thế giới, với 24,1% dân số trên 65 tuổi vào năm 2022, chỉ đứng sau Nhật Bản (29,9%). Bài viết này xem xét các vấn đề mà Italy phải đối mặt trong vài năm qua và các chính sách mà chính phủ theo đuổi để giải quyết vấn đề này tốt hơn.
Italy là quốc gia nổi tiếng về tuổi thọ cao, nhưng tại quốc gia này gần đây đã nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến tỷ lệ sinh sụt giảm liên tục và dân số ngày càng già đi. Theo dữ liệu của LHQ, người dân Italy có tuổi thọ trung bình là 84 tuổi.Dân số cao tuổi tạo thành một giai đoạn nhân khẩu học mới. Các chính sách quản lý đã thúc đẩy cái gọi là "lão hóa tích cực", được Ủy ban châu Âu (EC) định nghĩa là "giúp mọi người chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính họ càng lâu càng tốt khi họ già đi và nếu có thể, đóng góp cho nền kinh tế và xã hội".Trong trường hợp của Italy, những chính sách này đã được thúc đẩy ở cả cấp quốc gia và cấp vùng. Tuy nhiên, theo báo cáo về tình hình các chính sách lão hóa tích cực tại Italy năm 2022, nước này chưa có định nghĩa về người cao tuổi. Do đó, các nhà lập pháp quốc gia hoặc cấp vùng được giao nhiệm vụ xác định, theo từng ngành/lĩnh vực, ngưỡng tuổi liên quan, tôn trọng quy định của cộng đồng khi cần thiết.Ngược lại, như Viện nghiên cứu chính trị quốc tế (ISPI) của Italy đã chỉ ra, ở cấp vùng, những sự phát triển đang diễn ra đáng khích lệ nhưng vẫn chưa đủ. Cho đến nay, dân số suy giảm tại Italy đang góp phần gây ra sự bất ổn kinh tế trong tương lai ở một số lĩnh vực. Vì lý do này, Chính phủ Italy hiện tại đã đổi tên “Bộ Gia đình” thành “Bộ Gia đình, sinh con và cơ hội bình đẳng” để giải quyết vấn đề này tốt hơn.Mặt khác, như báo Le Monde (Pháp) nhấn mạnh, đây cũng là cách khai thác một trong những nét văn hóa mạnh mẽ nhất của Italy: sự gắn bó với xã hội phụ hệ và gia đình.Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2021, tỷ lệ sinh trung bình tại Italy chỉ đạt 1,3, trong khi mức trung bình trên toàn thế giới là 2,3, khiến Rome đứng cuối bảng xếp hạng châu Âu.Xu hướng trở nên tồi tệ hơn do đại dịch COVID-19 trong các năm 2020-2021, và những người trẻ tuổi hiện có tỷ lệ thất nghiệp cao, công việc bấp bênh và lương thấp. Hơn nữa, phúc lợi nhà nước thường không thể cung cấp đủ dịch vụ cho những gia đình đang cố gắng kết hợp công việc và cuộc sống gia đình.Báo cáo của Save the Children 2022 cho biết 77,2% số người tự nguyện nghỉ việc là lao động nữ. 38% trong số họ nói rằng một trong những vấn đề chính là không thể tiếp cận các dịch vụ chữa bệnh. Hơn nữa, theo dữ liệu từ MoneyFarm, nuôi một đứa trẻ tại Italy tốn trung bình 700 euro (756 USD) mỗi tháng.Đồng thời, như dữ liệu của báo cáo Donna e Finanza của MasterCard đã chỉ ra, 70% phụ nữ dưới 40 tuổi thừa nhận rằng tự do kinh tế được coi là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của họ. Có nhiều yếu tố văn hóa cần được xem xét khi họ đưa ra quyết định này. Nhà báo Anna Ferry nói: "Ý tưởng làm mẹ không còn gắn liền với ý tưởng hy sinh – bạn là mẹ, bạn phải từ bỏ mọi thứ và thể hiện lòng biết ơn – mà là sự chia sẻ vai trò chăm sóc và quyền trở thành một cái gì đó khác mà không bị đè bẹp bởi những kỳ vọng và phán xét xã hội".Rủi ro mà nền kinh tế Italy hiện đang phải đối mặt là tình trạng đình trệ: nhiều người Italy chuyển ra nước ngoài và số người sinh con trong nước ít hơn. Lực lượng lao động của Italy ngày càng giảm và các vấn đề khác, như những vấn đề liên quan đến hệ thống hưu trí, đang trở nên tồi tệ hơn.Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (Istat), trong năm 2021, chi tiêu lương hưu lên tới 17,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Cuối cùng, với tỷ lệ người cao tuổi cần chăm sóc sức khỏe cao hơn, cần phải có nhiều nguồn tiền lớn hơn để chi cho lương hưu, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến mọi người dân Italy.Xã hội già hóa không phải là một chủ đề chỉ giới hạn tại Italy, mà hiện đã trở thành một thách thức lớn đối với một số nền kinh tế. Ví dụ, ở Đông Á, Hàn Quốc có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Theo Ủy ban Dân số LHQ, vào năm 2050, Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc dự kiến sẽ trở thành những nền kinh tế đứng thứ nhất và thứ hai về dân số già nhất trên thế giới.Điều cơ bản hiện nay là giới chức chính quyền cần có các biện pháp chính xác và thực hiện chính sách mới để xử lý tốt hơn những thách thức mới này. Mặc dù không thể tìm ra câu trả lời duy nhất cho vấn đề, nhưng các nhà hoạch định chính sách cần nỗ lực trên nhiều khía cạnh, bao gồm cả các khía cạnh văn hóa, xã hội và khả năng của một quốc gia trong việc điều chỉnh các chính sách mới./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc đối phó với dân số già hóa
10:06' - 17/08/2023
Hàn Quóc đang triển khai các giải pháp nhằm đối phó tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa công bố hồi tháng 3 năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Hậu quả kinh tế khi tỷ lệ sinh giảm
21:44' - 07/06/2023
Từ nay đến cuối thế kỷ XXI, số người trên hành tinh lần đầu tiên có thể giảm kể từ Cái chết Đen (đại dịch Dịch hạch tại châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV).
-
Kinh tế & Xã hội
Chính phủ Nhật Bản nỗ lực nguồn tài chính để tăng tỷ lệ sinh
08:31' - 25/05/2023
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét tăng thêm một phần khoản thu bảo hiểm xã hội để “ứng trước” nguồn tài chính cho các giải pháp ứng phó với tỷ lệ sinh giảm đang ở mức báo động hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nguyên nhân tỷ lệ sinh của Hong Kong (Trung Quốc) ở mức thấp nhất thế giới
06:30' - 05/05/2023
Hong Kong (Trung Quốc) đang giữ vị trí số 1 trong cuộc khảo sát về tỷ lệ sinh thấp trên toàn cầu do Liên hợp quốc công bố vào tháng trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của đồng USD trong tài chính toàn cầu đang bị thách thức?
06:30'
Đồng USD giảm khi các nhà đầu tư đặt câu hỏi về triển vọng dài hạn của thị trường Mỹ và niềm tin của họ vào vị thế của USD như một nền kinh tế ổn định, pháp quyền và một ngân hàng trung ương độc lập.
-
Phân tích - Dự báo
EU và tham vọng tự chủ nguồn cung lithium
05:30'
Khánh thành vào tháng 11/2024, nhà máy Hochst mang sứ mệnh tối ưu hóa quy trình chuyển đổi lithium chloride thành lithium hydroxide – thành phần thiết yếu cho pin xe điện mật độ cao, dung lượng lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội lịch sử cho đồng euro
06:30' - 08/05/2025
Châu Âu không nên chần chừ hoặc chờ đợi lâu hơn nữa mà cần thúc đẩy và hoàn thiện các dự án vẫn dang dở, chẳng hạn như Liên minh thị trường vốn hay đồng euro kỹ thuật số.
-
Phân tích - Dự báo
EU tìm kiếm các thoả thuận thương mại mới
05:30' - 08/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh nỗ lực đàm phán các hiệp định thương mại mới với nhiều nước và khu vực trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ sự cố mất điện đầu tiên của kỷ nguyên xanh
06:30' - 07/05/2025
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang vận hành lưới điện với sự kết hợp phát điện phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết - chiếm hơn 75% sản lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng nhân dân tệ ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư toàn cầu
05:30' - 07/05/2025
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong bối cảnh tính an toàn của tài sản Mỹ đang bị đặt dấu hỏi, một số loại tài sản nước ngoài, trong đó có đồng nhân dân tệ, trở nên hấp dẫn hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm then chốt để kinh tế tư nhân Trung Quốc phát triển
06:30' - 06/05/2025
Là lực lượng quan trọng thúc đẩy sáng tạo khoa học-kỹ thuật, doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 70% sáng tạo công nghệ của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức từ quá trình chuyển đổi năng lượng của Đức
05:30' - 06/05/2025
Bài viết trên báo Die Welt nhận định mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2045 của Đức, như đã nêu trong Luật cơ bản (Hiến pháp của Đức), đang gặp nhiều khó khăn.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong 5 năm tới sẽ thấp hơn dự báo
10:45' - 05/05/2025
Nền kinh tế Hàn Quốc dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 1,73%/năm trong 5 năm tới bắt đầu từ năm 2025, thấp hơn khoảng 0,3% so với mức dự báo trước đó.