May rủi đan xen cho nền kinh tế thế giới khi giá dầu vượt ngưỡng 80 USD/thùng
Đây là một động lực lớn đối với các nhà sản xuất, nhưng lại gây ra những tác động về lạm phát đối với người tiêu dùng.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2021 đã chạm mức 80,75 USD/thùng trong phiên 28/9, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018, nhưng sau đó đã giảm xuống trong phiên 29/9.
Dù giá dầu đã vượt ngưỡng 80 USD/thùng, nhưng nhiều nguồn thạo tin cho hay Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, có thể sẽ vẫn duy trì thỏa thuận hiện tại trong việc tăng sản lượng tháng 11 thêm 400.000 thùng/ngày tại cuộc họp dự kiến diễn ra vào tuần tới.
Thị trường “vàng đen” nhìn chung đang khởi sắc nhờ những đồn đoán về nhu cầu tăng cao và những lo ngại về nguồn cung thắt chặt, giữa lúc thế giới đang dần phục hồi từ cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19.
Nguồn cung toàn cầu đang bị gián đoạn khi hoạt động sản xuất của Mỹ vẫn chưa thể phục hồi sau tác động của cơn bão Ida. Mỹ là nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, cũng là nước tiêu thụ nhiều mặt hang này nhất.
Trong khi đó, nhu cầu dầu lại tăng lên trong những tuần gần đây do giá khí đốt tăng mạnh trên toàn thế giới và tình trạng gián đoạn nguồn cung than đá ở Trung Quốc.
Ông Simon MacAdam, một chuyên gia phân tích của công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế Capital Economics, cho rằng giá dầu tăng sẽ đem lại lợi ích cho các nước sản xuất ròng các sản phẩm dầu mỏ bằng cách gia tăng doanh thu thuế và xuất khẩu của họ.
Thị trường dầu khởi sắc mạnh mẽ cũng sẽ nâng cao lợi nhuận của các “ông lớn” năng lượng như BP, ExxonMobil, Shell và Total.
Trong khi đó, theo ông, các nền kinh tế tiêu thụ ròng dầu mỏ sẽ bị thiệt hại, vì giá dầu tăng sẽ làm giảm giá trị thực của thu nhập khả dụng và có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, ngay tại thời điểm mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực chi phí ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, giá dầu tăng mạnh còn đe dọa đà phục hồi toàn cầu và gây ra áp lực lạm phát vì nó làm gia tăng chi phí sản xuất, từ đó đẩy giá tiêu dùng tăng lên.
Lạm phát hiện đã đang tăng cao do tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu, giá khí đốt đang ở mức cao kỷ lục và xu hướng mở cửa của các nền kinh tế.
Các thị trường đã bị chao đảo trong năm nay trước những lo ngại rằng ngân hàng trung ương các nước sẽ thu hồi các chính sách kích thích kinh tế và nâng lãi suất hiện đang ở các mức thấp kỷ lục nhằm kiềm chế đà tăng giá./.
- Từ khóa :
- giá dầu
- kinh tế thế giới
- giá dầu brent
- opec
- covid 19
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Phiên 29/9, giá dầu châu Á giảm do quan ngại về nhu cầu "vàng đen"
15:28' - 29/09/2021
Trong phiên giao dịch 29/9, giá dầu châu Á đi xuống, sau số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng giữa những quan ngại về nhu cầu dầu mỏ.
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent giảm trong phiên 28/9 sau khi chạm ngưỡng 80 USD/thùng
08:03' - 29/09/2021
Giá dầu Brent giảm trong phiên giao dịch 28/9 sau khi chạm mức 80 USD/thùng lần đầu tiên trong gần ba năm và sau khi tăng 5 ngày liên tiếp do các nhà đầu tư chốt lời.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng phiên thứ sáu liên tiếp chiều 28/9
15:55' - 28/09/2021
Giá dầu châu Á ngày 28/9 tăng phiên thứ sáu liên tiếp, khi thị trường lo ngại về nguồn cung thắt chặt trong khi giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá cũng tăng mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu thô vào các nước thứ ba
15:18'
Nhu cầu các nguyên liệu thô dự kiến sẽ bùng nổ trong những năm tới. Liên minh châu Âu (EU) phải tìm cách để đảm bảo đảm bảo nguồn cung của mình do rất phụ thuộc vào các nước thứ ba.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất gia hạn 1 năm biện pháp giảm nhu cầu sử dụng khí đốt
15:17'
EC vừa đề xuất các nước EU gia hạn 1 năm biện pháp khẩn cấp đang được áp dụng nhằm giảm nhu cầu sử dụng khí đốt để giúp châu Âu vượt qua mùa Đông tới khi nguồn cung khí đốt từ Nga trở nên khan hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia muốn xây nhà máy điện hạt nhân sử dụng thorium
14:44'
Chính quyền tỉnh Quần đảo Bangka Belitung của Indonesia đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy điện hạt nhân sử dụng thorium trên đảo Gelasa, huyện Trung Bangka.
-
Kinh tế Thế giới
G7 chưa định đánh giá lại việc áp giá trần dầu mỏ của Nga
13:37'
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhiều khả năng chưa xem xét lại mức áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu của Nga trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sử dụng quyền phủ quyết đầu tiên trong nhiệm kỳ
10:37'
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/3 đã bác bỏ đề xuất của đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn các nhà quản lý quỹ hưu trí đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên các yếu tố như biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Nhật Bản hướng tới đưa nhau trở lại "danh sách trắng" đối tác thương mại đáng tin cậy
21:29' - 20/03/2023
Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ mất khoảng hai tháng để đưa nhau trở lại danh sách các quốc gia được ưu đãi thương mại do các thủ tục cần thiết, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Ahn Duk-geun vừa cho biết.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố kế hoạch mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
20:23' - 20/03/2023
Ngày 20/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố một kế hoạch mới nhằm thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở và tự do.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẽ cấp khí hydro cho thủ đô mới của Indonesia
18:15' - 20/03/2023
Malaysia đã đạt được thỏa thuận về việc đầu tư và cung cấp khí hydro cho thủ đô mới Nusantara của Indonesia.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thúc đẩy 7 ưu tiên tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp
16:53' - 20/03/2023
Indonesia sẽ trình bày 7 ưu tiên kinh tế (PED) tại Hội nghị AEM Retreat 29, phù hợp với trụ cột Cộng đồng kinh tế ASEAN, với mục tiêu xây dựng một hệ thống thương mại thị trường tự do.