McKinsey & Company đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam
Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hành trình của Việt Nam trên con đường trở thành nền kinh tế có hiệu suất cao, song một số điều chỉnh cơ cấu phù hợp có thể giúp Việt Nam trở lại đúng lộ trình.
Đó là nhận định của McKinsey & Company, công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh.
Trong bài viết vừa đăng trên trang web riêng, McKinsey cho biết cho đến nay, với số ca mắc và tử vong do COVID-19 ở mức tương đối thấp, Việt Nam có cơ hội, cũng như bắt buộc phải cân nhắc những khát vọng kinh tế dài hạn, ngay cả khi đất nước đang phải đối phó với sự bùng phát trở lại của virus SARS-CoV-2. Để thành công lâu dài, Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề và cơ hội có từ trước đại dịch. Theo báo cáo được Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp thực hiện năm 2019, muốn thành công, Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 7- 7,5% trong giai đoạn 2021 - 2030, cao hơn nhiều so với mức 6,3% trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm, trước năm 2018. Vào năm 2018, một nghiên cứu của McKinsey xác định Việt Nam là một trong 11 quốc gia đạt hiệu suất vượt trội toàn cầu trong thời gian gần đây, nhờ ghi nhận mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người hơn 5%/năm trong 20 năm, bên cạnh thành công trong việc nâng đáng kể tỷ lệ dân số thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để duy trì hiệu suất vượt trội, ví dụ như thu nhập khả dụng ngày càng tăng, tiếp tục đầu tư vào các dự án hạ tầng, và môi trường kinh doanh hấp dẫn. Những điều chỉnh trong 4 lĩnh vực lớn dưới đây có thể giúp Việt Nam đi vào quỹ đạo tăng trưởng cần thiết. * Đưa Việt Nam trở thành điểm đến quốc tế hấp dẫn Trước COVID-19, Việt Nam đã là điểm đến hấp dẫn cho ngành sản xuất gia công và du lịch. Ngay cả khi phải “chiến đấu” với dịch COVID-19, tổng số ca bệnh và số trường hợp tử vong được ghi nhận ở mức thấp đã chứng minh năng lực của Việt Nam trong truy vết và quản lý ổ dịch một cách hiệu quả. Điều này giúp Việt Nam xác lập một vị thế tốt khi du lịch quốc tế hoạt động trở lại. Khi đó, Việt Nam có thể chú trọng các hoạt động quảng bá du lịch tại châu Á, nơi có những du khách sớm nhất khi các quốc gia mở cửa biên giới. Các đơn vị vận hành khách sạn và du lịch cần tận dụng cơ hội này để đa dạng hóa cả sản phẩm du lịch và phân khúc thị trường. Có thể đẩy mạnh du lịch nội địa để thử nghiệm các dịch vụ mới, nhưng cần giảm giá do sức chi tiêu nội địa đang ở mức tương đối thấp. Tái thu hút và tăng tốc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam. Việt Nam hiện có vị thế thuận lợi để đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI, đặc biệt khi các nhà sản xuất tìm cách tăng cường và đa dạng hóa chuỗi cung ứng để đối phó với những mắt xích yếu kém do đại dịch gây ra. * Tăng đầu tư cho công nghệĐể duy trì tăng trưởng lâu dài hơn, Việt Nam cũng có thể xem xét một số thay đổi cơ cấu. Ba điều kiện hỗ trợ cần thiết là giáo dục, lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng. Về giáo dục, Việt Nam có thể khai thác những thế mạnh nổi bật. Theo nghiên cứu của McKinsey năm 2017 về động lực thúc đẩy thành tích của học sinh, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có thành tích học tập cao.
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã tăng đáng kể tỷ lệ phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp học. Tỷ lệ đi học tiểu học của Việt Nam gần như đã đạt phổ cập, chỉ xếp sau Nhật Bản, cao hơn Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có thành tích cao ở châu Á. Các sáng kiến giáo dục tập trung vào phát triển kỹ năng nhận thức, hành vi và thực hành, đẩy mạnh phát triển các trường dạy nghề cũng được Việt Nam chú trọng. Việc đầu tư cho giáo dục trong phạm vi các sáng kiến tăng năng suất có thể nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động và vẫn duy trì chi phí lao động cạnh tranh. Lực lượng lao động có trình độ cao hơn có thể là yếu tố hấp dẫn đối với các nhà sản xuất đang muốn khám phá các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0), giúp đất nước vươn lên trong chuỗi giá trị, tiến sang các lĩnh vực có năng suất và thu nhập cao hơn. Một cuộc khảo sát gần đây của McKinsey cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam hào hứng với cuộc cách mạng 4.0 nhất so với các doanh nghiệp ngang hàng trong ASEAN, nhưng tỷ lệ áp dụng vẫn còn thấp. Vì vậy, Việt Nam cần nỗ lực phối hợp giữa các bên liên quan trong khu vực công, khu vực tư và giới học thuật để chuyển ý định này thành hành động triển khai cụ thể. Ngoài ra, Việt Nam có thể mở rộng quy mô đầu tư vào việc tái phát triển cơ sở hạ tầng. Các cảng đang hoạt động ở mức quá tải. Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ cần những khoản đầu tư đáng kể để xây dựng đường sá và sân bay. * Tạo cơ hội cho doanh nghiệp Bên cạnh sản xuất và du lịch, Việt Nam có thể tập trung tăng cường khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực chiến lược khác trong nước, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp để tăng khả năng phục hồi của quốc gia. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực phi chính thức cùng nhau tạo thành nguồn cầu nội địa quan trọng và cần được tiếp tục hỗ trợ, đặc biệt là trong ngắn hạn khi tốc độ tăng trưởng và thu nhập tiếp tục suy giảm. Có thể ưu tiên triển khai tài chính toàn diện và củng cố hệ thống ngân hàng với trọng tâm tăng số lượng ngân hàng tuân thủ chuẩn Basel. Việt Nam cũng không thể bỏ qua một "cỗ máy" tăng trưởng lớn nhưng chưa phát huy hết hiệu quả, đó là doanh nghiệp nhà nước - hiện đóng góp 1/3 GDP nhưng tăng trưởng chậm hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác. Mặc dù Việt Nam đã giảm hơn 90% số doanh nghiệp nhà nước kể từ năm 2001, song vẫn còn cách xa đích đến vì khu vực kinh tế này vẫn chưa tinh gọn hơn. Mục tiêu các chương trình cổ phần hóa, thoái vốn đảm bảo sự bền vững và đổi mới là nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trên sân nhà và thậm chí vươn xa hơn nữa ra toàn cầu. Ngoài ra, còn một tiềm năng đáng kể chưa được khai phá trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam. Năm 2019, các công ty khởi nghiệp Việt Nam nhận được 741 triệu USD đầu tư, so với 2,38 tỷ USD của Indonesia (In-đô-nê-xi-a). Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam chỉ tạo ra 1 “kỳ lân” so với 6 “kỳ lân” của Indonesia. Nỗ lực cho một hệ sinh thái bài bản hơn có thể loại bỏ các hạn chế về mặt cơ cấu đối với hoạt động kinh doanh tư nhân, cung cấp nguồn tài chính cho các dự án có tiềm năng lớn và cơ cấu ươm mầm hiệu quả cho các loại hình kinh doanh tăng trưởng cao. *Nỗ lực giảm khí thải carbon Với nhu cầu cao về các nguồn năng lượng mới và nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam có thể đẩy nhanh hành trình tiến tới tương lai giảm lượng phát thải khí carbon. Một kế hoạch quốc gia mới sẽ tạo động lực lớn cho bước chuyển đổi này. Theo đề xuất mới nhất, dự kiến than đá sẽ chiếm 37% sản lượng năng lượng tạo ra đến năm 2025 thay vì tỷ lệ bằng một nửa như kế hoạch trước đây. Năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 25%, thay vì 13% theo đề xuất cũ. Đề xuất mới này thể hiện sự thu hẹp đáng kể các kế hoạch phát triển nhà máy điện than, vốn đang chịu nhiều áp lực và đối mặt với những thách thức về tài chính trong những năm gần đây. Việt Nam có thể xem xét cơ hội khuyến khích vốn đầu tư mới vào năng lượng tái tạo thông qua các chính sách ưu đãi mạnh mẽ và đánh giá chi tiết năng lực lưới điện cho các dự án sản xuất điện mới. Khi tình hình dịch COVID-19 đi vào trạng thái “ổn định” và thương mại toàn cầu tăng trưởng trở lại, các điều chỉnh cơ cấu được đề xuất như trên có thể kích hoạt lại ngành xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam và giúp mục tiêu chuyển đổi của đất nước trở lại trong tầm tay. Song song với biện pháp ứng phó hợp lý thời kỳ hậu COVID-19 mở đường cho sự phục hồi kinh tế, những điều chỉnh như vậy đối với nền kinh tế có thể giúp Việt Nam trở thành một quốc gia sản xuất hiệu suất cao trong tương lai./. TTXVNTin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt từ 2-3%
11:42' - 17/09/2020
Kinh tế Việt Nam sẽ còn được hưởng lợi từ thực thi các hiệp định thương mại tự do; đặc biệt, thực hiện hiệp định thương mại tự do với EU là cú hích cho tăng trưởng của khu vực nông nghiệp, thủy sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá với nhiều lạc quan
16:57' - 16/09/2020
Lần đầu tiên trong gần 6 thập niên qua, tăng trưởng trong năm nay của các nền kinh tế đang phát triển trên khắp châu Á sẽ bị thu hẹp và có thể sẽ được phục hồi vào năm 2021.
-
Ý kiến và Bình luận
ICAEW: Triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam "tươi sáng" nhất khu vực Đông Nam Á
12:44' - 10/09/2020
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới được công bố của Oxford Economics được ủy quyền bởi CAEW, Việt Nam sẽ là nền kinh tế duy nhất ở khu vực Đông Nam Á có tăng trưởng dương trong năm 2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Asiatimes: Kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi
16:40' - 03/09/2020
Trang mạng Asiatimes nhận định dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trở lại nhưng về dài hạn, các chuyên gia vẫn lạc quan rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể phục hồi sau đợt bùng phát này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.