Meta và IBM cùng hàng chục đơn vị thành lập Liên minh Trí tuệ nhân tạo
Trong tuyên bố thành lập Liên minh AI, Giám đốc điều hành IBM Arvind Krishna ngày 5/12 nhấn mạnh: “Đây là một thời điểm then chốt trong việc xác định tương lai của AI”.
Cụ thể, IBM, Meta cùng các công ty lớn khác như Intel, Sony, Dell, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA)... sẽ cùng tạo ra một liên minh công nghiệp chuyên phát triển AI nguồn mở, chia sẻ công nghệ và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn liên quan đến công nghệ này.
Ưu tiên quan trọng của Liên minh AI là đảm bảo an toàn và bảo mật cho AI. Việc phát triển phần cứng mới, sử dụng các mô hình AI nguồn mở và cộng tác tích cực với các nhà nghiên cứu khoa học cơ bản là những biện pháp được kỳ vọng đảm bảo phát triển công nghệ AI minh bạch và có đạo đức.
Một trong những cơ chế quan trọng của Liên minh là thành lập Ủy ban Giám sát kỹ thuật và Hội đồng quản trị, với thành phần là chuyên gia nghiên cứu từ các tập đoàn công nghệ lớn.
Điều này sẽ giúp tập hợp được các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau để tiến hành phân tích và đánh giá thường xuyên về sự phát triển trong lĩnh vực AI. Những người ủng hộ AI nguồn mở tin rằng phương pháp này hiệu quả hơn trong việc tạo ra các hệ thống phức tạp.
Mới đây, Meta phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn đã trở thành nền tảng cho các chatbot AI và hiện chúng có sẵn dưới dạng tài nguyên mở. Điều đó tạo cơ hội cho các nhà phát triển sử dụng các mô hình sẵn có để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tạo sinh.
Ông Nick Clegg - Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta - cho biết: “Chúng tôi tin rằng sẽ tốt hơn nếu AI được phát triển mở, theo đó nhiều người có thể tiếp cận các lợi ích, tạo ra các sản phẩm sáng tạo và hướng tới sự an toàn khi ứng dụng công nghệ này”.
Trong khi đó, ông Darío Gil - Phó chủ tịch cấp cao của IBM - khẳng định sự ủng hộ đối với phương thức tiếp cận “không độc quyền và không khép kín”, theo đó ngăn chặn việc biến AI "thành một thứ bị nhốt trong thùng và không ai biết chúng là gì”.
Việc thành lập Liên minh AI nguồn mở báo hiệu xu thế sử dụng minh bạch và hợp tác cởi mở trong nghiên cứu AI đang ngày càng gia tăng trong thế giới công nghệ thông tin.
Sáng kiến này có thể là một bước quan trọng hướng tới một tương lai cởi mở và an toàn hơn trong ứng dụng AI, thúc đẩy sự cân bằng giữa đổi mới và các tiêu chuẩn đạo đức trong một lĩnh vực đang phát triển nhanh, đầy tiềm năng song cũng ẩn chứa những hiểm họa chưa thể lường hết được.
Động thái này được cho là tạo nên một thế đối trọng rõ rệt đối với phương thức phát triển AI "nguồn đóng" mà OpenAI và một số tập đoàn khác đang triển khai.
Cho đến nay OpenAI - công ty đã tạo ra ChatGPT - vẫn bảo vệ rất cẩn mật các thuật toán và mô hình AI của mình, theo đó phải có sự đồng ý của OpenAI mới có thể truy cập chúng. Hai "gã khổng lồ" khác trong lĩnh vực AI như Google và Amazon cũng không tiết lộ mã nguồn hoặc cho phép các nhà nghiên cứu tải xuống mô hình của họ.
Theo quan điểm của những doanh nghiệp này, việc "đóng nguồn" AI sẽ giúp họ bảo toàn quyền kiểm soát công nghệ nhằm đảm bảo rằng AI được triển khai một cách có đạo đức và có trách nhiệm, đồng thời ngăn chặn các đối tượng xấu tìm cách xâm nhập.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Trí tuệ nhân tạo sẽ tái định hình nền tảng thanh toán tại Việt Nam
08:44' - 05/12/2023
Trong 2 năm, Việt Nam có cơ hội tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao trải nghiệm thanh toán ở cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
-
Công nghệ
G7 công bố bộ quy tắc quốc tế toàn diện đầu tiên về trí tuệ nhân tạo
10:06' - 02/12/2023
Ngày 1/12, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã công bố bộ quy tắc quốc tế toàn diện đầu tiên về hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến.
-
Công nghệ
Hàn Quốc và Anh mở rộng hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
10:10' - 27/11/2023
Hàn Quốc và Anh, những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực chính phủ điện tử đã quyết định mở rộng hợp tác, tạo ra tiêu chuẩn toàn cầu cho chính phủ điện tử thế hệ tiếp theo kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Công nghệ
Lenovo kỳ vọng bùng nổ nhu cầu trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy tăng trưởng
09:02' - 22/11/2023
Lenovo, tập đoàn đa quốc gia về công nghệ máy tính có trụ sở chính ở Bắc Kinh, Trung Quốc và Morrisville, Bắc Carolina, Mỹ vừa công bố doanh thu giảm quý thứ 5 liên tiếp trong quý III/2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Truyền cảm hứng nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống
07:30'
Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành một phần hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống.
-
Công nghệ
Magnificent Seven mất 4.200 tỷ USD sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng
17:41' - 22/04/2025
4,2 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường của nhóm “Magnificent Seven” (biệt danh được giới tài chính đặt cho 7 hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ) đã bốc hơi chỉ sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng.
-
Công nghệ
Vĩnh Phúc: Số hóa di sản để bảo tồn, phát huy giá trị bền vững
07:30' - 22/04/2025
Du khách có thể sử dụng thiết bị thông minh truy cập vào ứng dụng, hoặc quét mã QR tại chỗ để nghe thuyết minh tự động giới thiệu về Văn Miếu tỉnh bằng 4 thứ tiếng.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số tiến tới xây dựng thành công mô hình bệnh viện thông minh
07:30' - 21/04/2025
Chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu, đặc biệt trong ngành y tế.
-
Công nghệ
Những thay đổi đáng chú ý trong bản cập nhật của ChatGPT
13:30' - 20/04/2025
OpenAI vừa tung ra một bản cập nhật cho ChatGPT, giới thiệu hai mô hình ngôn ngữ mới mang tên o3 và o4-mini, dự kiến mang lại trải nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) khác biệt so với trước đó cho.
-
Công nghệ
Cuộc cách mạng của YouTube và nền kinh tế sáng tạo
08:00' - 20/04/2025
Theo MIDiA, đến năm 2031, ước tính sẽ có 696 triệu người sáng tạo nội dung ở mọi lĩnh vực, tăng từ 239 triệu người vào năm 2022.
-
Công nghệ
Điện toán lượng tử có thể thúc đẩy tham vọng AI của Google
23:00' - 19/04/2025
Các nhà khoa học tại doanh nghiệp công nghệ Alphabet - công ty mẹ của Google - đang làm việc cho một trong những dự án đầy tham vọng nhất của doanh nghiệp này cho đến nay.
-
Công nghệ
Trang bị kỹ năng số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho nhân lực địa phương
07:30' - 19/04/2025
Năm 2025, Quảng Nam đặt ra nhiệm vụ có 80% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về chuyển đổi số, kiến thức và kỹ năng số.
-
Công nghệ
Bình Thuận: Chuyển đổi số tạo động lực quan trọng cho phát triển
13:30' - 18/04/2025
Chiều 17/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số cho tỉnh Bình Thuận - Vấn đề và giải pháp”.