Minh bạch, rõ ràng trong điều độ huy động các nguồn điện
Trong những tháng vừa qua, do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều nhà máy điện đã phải cắt giảm công suất phát lên lưới. Điều này cũng khiến nhiều chủ đầu tư nguồn điện gặp khó khăn. Giải đáp những vấn đề này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay, các mệnh lệnh điều độ huy động nguồn điện đều thực hiện một cách minh bạch, rõ ràng, tuân thủ đúng các thông tư của Bộ Công Thương về vận hành hệ thống điện và vận hành thị trường điện.
*Phụ tải giảm mạnh Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, trong thời gian vừa qua, đặc biệt là đối với đợt dịch lần thứ 4 bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 4 trở lại đây đã ảnh hưởng lớn về nhiều mặt đến sản xuất điện. Nhu cầu phụ tải hệ thống điện thay đổi liên tục ảnh hưởng đến việc lập phương thức vận hành hệ thống điện. Điển hình, phụ tải miền Nam trong các tháng 8-9/2021 đã giảm thấp dẫn đến khó khăn trong việc lập cơ cấu nguồn tối thiểu và duy trì chế độ vận hành an toàn hệ thống điện miền Nam, đặc biệt trong điều kiện tỷ lệ thâm nhập nguồn năng lượng tái tạo tăng cao. Như tập đoàn này đã thông tin, mức tiêu thụ điện toàn quốc trong 2 tuần đầu tháng 9 vừa qua đã thấp hơn 24% so với trước khi bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội diện rộng từ giữa tháng 7; đồng thời cũng thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm 2020, đồng thời mức tiêu thụ điện toàn miền Nam trong 2 tuần đầu tháng 9 vừa qua đã thấp hơn tới 29% so với trước khi bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội từ giữa tháng 7; đồng thời cũng thấp hơn 23% so với cùng kỳ năm 2020. Theo Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải: “Để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia khi tiêu thụ điện xuống thấp do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều loại hình nguồn điện bắt buộc phải giảm phát để đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện”. Ông Ngô Sơn Hải cho biết thêm, việc huy động nguồn điện được thực hiện bởi Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0). Các mệnh lệnh điều độ huy động nguồn điện thực hiện trên nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, tuân thủ đúng các thông tư của Bộ Công Thương về vận hành hệ thống điện và vận hành thị trường điện. Theo đó, việc chỉ huy điều độ cần phải đảm bảo phù hợp cơ cấu nguồn điện, công suất truyền tải giữa các vùng/miền, đảm bảo mức dự phòng quay và dự phòng khởi động nhanh cần thiết,... Chủ đầu tư các đơn vị phát điện cần duy trì việc phối hợp chặt chẽ với A0 và các cấp điều độ trong việc thực hiện nghiêm các mệnh lệnh điều độ để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, nhất là khi mức độ tiêu thụ điện giảm thấp do tác động của dịch bệnh COVID-19. Các đơn vị phát điện có đấu nối và phát điện vào hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm tuân thủ nghiêm phương thức vận hành, mệnh lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển và kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BCT quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Thông tư số 31/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm. Đại diện Bộ Công Thương cũng cho hay, sự phát triển nhanh với quy mô công suất lớn của các nguồn năng lượng tái tạo tập trung tại một số khu vực miền Trung, miền Nam đã gây ra hiện tượng quá tải cục bộ, quá tải lưới điện truyền tải liên kết miền và hệ thống điện dư thừa công suất phát so với nhu cầu phụ tải trong một số thời điểm, tình huống cụ thể. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu phụ tải điện tăng trưởng thấp, dẫn tới trong một số tình huống hệ thống điện dư thừa công suất phát so với phụ tải tiêu thụ. Theo Bộ Công Thương, đây là các tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an ninh hệ thống điện vì có thể khiến tần số hệ thống điện tăng cao (thậm chí gây sự cố lan tràn trên toàn bộ hệ thống điện quốc gia) nếu không có ngay các mệnh lệnh điều độ chuẩn xác, được thực hiện kịp thời và các giải pháp khẩn cấp khác. Mặc dù A0 đã thực hiện giảm phát các nguồn năng lượng truyền thống đến giới hạn kỹ thuật với cấu hình tối thiểu nhưng hệ thống điện vẫn dư thừa công suất, do đó A0 bắt buộc phải cắt giảm tiếp các nguồn điện để đảm bảo giữ tần số hệ thống điện trong giới hạn kỹ thuật cho phép, tránh sụp đổ hệ thống điện, gây tổn thất nghiêm trọng tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh tế và đời sống nhân dân trên cả nước.*Minh bạch nguồn điện huy động
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay, để tăng cường thông tin công khai, minh bạch về tình hình vận hành hệ thống điện quốc gia, A0 công bố vào cuối giờ chiều hàng ngày số liệu về dự kiến công suất nguồn điện được huy động của ngày hôm sau theo từng loại hình nguồn điện vào các thời điểm: thấp điểm trưa và cao điểm chiều-tối. Các thông tin về vận hành được A0 đăng tải trên trang web của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (https://www.nldc.evn.vn) tại chuyên mục: HỆ THỐNG ĐIỆN >> Công suất nguồn điện được huy động. Ngoài ra, các thông tin nêu trên cũng được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đăng tải từ ngày 27/9/2021 trên trang web của Tập đoàn (http://www.evn.com.vn) tại chuyên mục: NL tái tạo >> Thông tin tính toán vận hành hệ thống điện. Về vấn đề này, Bộ Công Thương cũng đã có hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và A0; trong đó yêu cầu EVN và A0 tính toán và công bố mức điều tiết giảm công suất huy động của các nhà máy điện, chỉ huy thực hiện, phù hợp với cơ cấu nguồn điện đang phát, công suất truyền tải giữa các vùng/miền, mức dự phòng quay và dự phòng khởi động nhanh cần thiết… tại thời điểm phải điều tiết giảm, tuân thủ theo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, thực hiện đồng đều giữa các loại hình, không phân biệt đó là các loại hình nguồn điện phải có giấy phép hoạt động điện lực hay được miễn trừ. Đồng thời, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 478/QĐ-BCT (ngày 9/2/2021) về việc dịch chuyển giờ phát cao điểm các nhà máy thủy điện nhỏ nhằm tối ưu huy động các nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục yêu cầu EVN và các đơn vị có liên quan rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với tình hình vận hành thực tế của hệ thống điện. Đặc biệt, bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu EVN nghiên cứu, xây dựng nguyên tắc huy động, điều độ hệ thống điện tổng thể trong cả ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở rà soát, tính toán kỹ và kiểm tra, đánh giá với các tình huống và kịch bản cơ cấu nguồn điện khác nhau trong vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng cho rằng, dù sửa đổi thế nào thì vẫn phải tuân thủ nguyên tắc là an toàn vận hành hệ thống điện phải luôn được bảo đảm trong mọi trường hợp. Các nhà máy điện; trong đó có các nguồn điện năng lượng tái tạo phải tuyệt đối tuân thủ lệnh điều độ trong các trường hợp thừa nguồn, thiếu nguồn, quá tải đường dây và trạm. Điều này đã được nêu rõ trong các quy định hiện hành về điều độ hệ thống điện. Tình hình phụ tải giảm thấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19 không chỉ tác động đến các nhà đầu tư nguồn điện mà cũng ảnh hưởng rất lớn về nhiều mặt đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, tất cả các nhà đầu tư nguồn điện cùng chia sẻ khó khăn chung. EVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng các đường dây truyền tải theo quy hoạch để giải toả nguồn điện; kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước về điều chỉnh tiến độ các nguồn mới trong thời gian tới, phân bổ nguồn mới trong quy hoạch phù hợp với nhu cầu sử dụng điện từng khu vực; kiến nghị đầu tư các nguồn điện tích trữ linh hoạt để chuyển dịch phát điện các giờ khác nhau;… Trong thời gian ngắn tới, hy vọng rằng khi dịch bệnh được đẩy lùi và từng bước khôi phục sản xuất, nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng trở lại và tình hình sẽ bớt khó khăn hơn./.- Từ khóa :
- evn
- tập đoàn điện lực việt nam
- hệ thống điện
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVN ủng hộ 500 triệu đồng hưởng ứng thi đua phòng chống dịch COVID-19
19:52' - 22/09/2021
Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định ủng hộ số tiền 500 triệu đồng hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, chung lòng thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”.
-
Doanh nghiệp
Giá nhiên liệu đầu vào đẩy chi phí mua điện EVN tăng khoảng 16.600 tỷ đồng
13:00' - 21/09/2021
Theo tính toán sơ bộ, chi phí mua điện của EVN năm 2021 có thể tăng tới khoảng 16.600 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
EVNCPC cấp điện trở lại cho 99,83% khách hàng sau bão Côn Sơn
13:08' - 13/09/2021
Sáng 13/9, Tổng công ty Điện lực miền Trung EVNCPC cho biết, đơn vị đã cấp điện trở lại cho 99,83% khách hàng bị mất điện do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và hoàn lưu bão số 5 (bão Côn Sơn).
-
Doanh nghiệp
EVN ủng hộ 24.000 máy tính cho trẻ em khó khăn
08:09' - 13/09/2021
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định tham gia ủng hộ Chương trình này tổng cộng 24.000 máy tính (tương đương số tiền 60 tỷ đồng).
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.