Mở thị trường xuất khẩu thủy sản - Bài 2: Thách thức không nhỏ
Mặc dù sản xuất, xuất khẩu thủy sản liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây nhưng ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc xây dựng chuỗi liên kết và đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
* Nội lực chưa vữngViệt Nam nằm trong top 5 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới nhưng khả năng duy trì sự phát triển còn hạn chế. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, thách thức tổng thể của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam là quy hoạch và kiểm soát quy hoạch trong cả chuỗi còn thiếu đồng bộ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tăng trưởng cũng như khả năng cạnh tranh.
Chất lượng con giống và nguồn cung con giống không ổn định, cụ thể là tỷ lệ sống thấp, trại ương giống quy mô nhỏ, khó quản lý. Chi phí con giống, thức ăn, hóa chất, nhiên liệu đều cao nên giá thành sản phẩm cao. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa đủ khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất nguyên liệu từ con giống cho tới quy trình sản xuất, thu hoạch và chế biến. Xét riêng trong ngành hàng cá tra, Việt Nam đang nổi lên là nước nuôi và xuất khẩu sản phẩm cá tra hàng đầu thế giới nhưng lại thiếu các yếu tố đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững. Ông Ong Hàng Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang chia sẻ, thách thức lớn nhất của ngành cá tra Việt Nam chính là con giống. Việc sản xuất cá giống theo hình thức nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch tập trung là nguyên nhân dẫn đến chất lượng con giống kém, tỷ lệ nuôi sống thành cá thương phẩm rất thấp. Theo ông Ong Hàng Văn, với những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, biến đổi khí hậu như hiện nay, tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra có nguy cơ sẽ tiếp tục tăng. Nếu không có giải pháp cải thiện sẽ gây lãng phí lớn về kinh tế làm giảm sức cạnh tranh.Trong khi đó, chương trình nuôi cá tra 3 cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai từ 3 năm nhằm khắc phục chất lượng con cá giống nhưng hiện tại chỉ mới thực hiện được ở một vài hợp tác xã, một vài công ty mà chưa lan tỏa trong cộng đồng người nuôi cá tra.
Hơn nữa, việc liên kết giữa 3 nhà, nhà chế biến, nhà nuôi và nhà cung cấp giống vẫn đang rời rạc; không có sự kiểm soát nên đầu vào cá giống rất bấp bênh, tạo thành “vùng lõm” trong ngành cá tra.
Khác với cá tra, vấn đề của ngành tôm hiện nay chính là khả năng cạnh tranh về giá do chi phí con giống, thức ăn liên tục tăng. Theo đó, xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá của Ấn Độ cùng với thuế bán phá giá. Tại thị trường Hàn Quốc, tôm Việt Nam cũng chịu sức ép cạnh tranh giá với tôm Trung Quốc và Ấn Độ. Một nguyên nhân khác làm giảm khả năng cạnh tranh về giá thành và giá trị gia tăng của thủy sản Việt Nam là hiệu quả chế biến còn thấp, phần lớn phụ phẩm thủy sản đang bị lãng phí. Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đã đạt trên 7 triệu tấn/năm.Trừ sản lượng phi lê chế biến xuất khẩu thì còn lại từ 15-20% là phụ phẩm. Đây là nguồn nguyên liệu để chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ cho các ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, thực phẩm cho con người và mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn nhưng thời gian qua chưa được quan tâm khai thác.
Ông Phan Thanh Lộc, Giám đốc Công ty Vietnamfood cho biết, chỉ tính riêng ngành chế biến tôm xuất khẩu, mỗi năm có khoảng 320 triệu tấn phụ phẩm tôm nhưng mới chỉ chế biến được một phần rất nhỏ. Phần phụ phẩm được sử dụng cũng thiếu các công nghệ để chiết xuất ra sản phẩm có giá trị cao. Tại Việt Nam mới có 5 công ty tham gia chế biến phụ phẩm tôm và một số dự án đang tập trung vào nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm, thực nghiệm. Tương tự, việc chế biến sâu các phụ phẩm cá tra có thể gia tăng từ 15 -25% giá trị cho toàn bộ chuỗi nuôi – chế biến cá tra. Tuy nhiên, số doanh nghiệp có đủ năng lực đầu tư kinh phí, kỹ thuật vào chế biến sâu phụ phẩm hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. * Nhiều rào cản thị trườngMặc dù mức thuế nhập khẩu thủy sản đã được nhiều thị trường cắt giảm đáng kể, áp lực về thuế chống bán phá giá với tôm, cá tra vào Mỹ cũng được hạ nhưng mặt hàng thủy sản vẫn là một trong những nhóm sản phẩm phải đối mặt với nhiều rào cản nhất hiện nay.
Điển hình là chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) của Hoa Kỳ áp dụng với 13 loài thủy sản tạo nên sức ép lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.Theo đó, sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Mỹ phải tuân thủ theo bộ quy tắc mới về truy xuất nguồn gốc. Dữ liệu về quy trình từ nuôi trồng, đánh bắt đến khi nhập khẩu phải được khai báo và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA). Yêu cầu này khiến việc thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vào Mỹ trở nên khó khăn hơn.
Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam những năm gần đây cũng đang siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc lại gặp khó khăn trong việc đăng ký bổ sung các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào danh sách sản phẩm được chấp thuận nhập khẩu vào quốc gia này.Ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng khiến nhu cầu nhập khẩu tôm nguyên liệu từ Việt Nam của Trung Quốc giảm sút. Ngoài ra, cả Trung Quốc và Mỹ đều có xu hướng dựng lên các hàng rào kỹ thuật gắt gao với thủy sản Việt Nam để ngăn chặn gian lận thương mại.
Với mặt hàng hải sản, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Ủy ban Hải sản của VASEP cho biết, việc bị EU cảnh báo thẻ vàng IUU từ tháng 10/2017 đã khiến xuất khẩu nhiều mặt hàng thủy sản sang EU giảm từ 4 -20% trong năm 2018; tăng trưởng xuất khẩu chung mặt hàng hải sản của Việt Nam bị chững lại. Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, mặc dù phía EU ghi nhận những nỗ lực và tiến bộ của Việt Nam trong việc thực hiện các cảnh báo khai thác IUU nhưng việc khắc phục các tồn tại vẫn chưa đạt yêu cầu.Cụ thể, quy trình thực hiện xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác theo quy định IUU, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản vẫn bị vướng vì những bất cập cũng như sự thiếu đồng bộ giữa quy định, cơ hạ tầng, kỹ thuật tại các đơn vị thực hiện, đặc biệt là cảng cá.
Do đó, cảnh báo thẻ vàng IUU với thủy sản Việt Nam đang được tiếp tục gia hạn. Như vậy, mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỷ USD trong năm 2019 sẽ không dễ dàng./.
>>> Mở thị trường xuất khẩu thủy sản - Bài 1: Lợi thế tăng trưởng từ hội nhập
>>> Bài cuối: Hướng tới phát triển bền vữngTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2019
21:39' - 16/02/2019
Thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu lên 10 tỷ USD trong năm 2019, hoàn thành sớm mục tiêu được đặt ra đến năm 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản
13:21' - 06/02/2019
Năm 2019, tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt 24.460 tấn, tăng 9,82% so với năm 2018; tổng giá trị sản xuất đạt trên 720 tỷ đồng, tăng trưởng 3,7% so với năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Các chuỗi liên kết mang lại thành công cho ngành thủy sản
14:11' - 01/01/2019
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2018 đạt 9 tỷ USD, vượt 8,4% so với kế hoạch. Đáng chú ý, các chuỗi liên kết sản xuất thuỷ sản đều mang lại hiệu quả cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội giải quyết thoát nước để tránh úng ngập cục bộ
11:26'
Sáng 24/5, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại ga thu trên toàn địa bàn quản lý, mở cửa phai của các hồ điều hòa để tránh úng ngập cục bộ sau mưa.
-
Kinh tế & Xã hội
Máy bay American Airlines hạ cánh khẩn cấp vì va phải chim
09:27'
Theo phóng viên TTXVN tại Cuba, một chiếc máy bay của hãng hàng không Mỹ American Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế José Martí ở thủ đô La Habana sau khi va chạm với một con chim.
-
Kinh tế & Xã hội
Phân chim cánh cụt giúp chống biến đổi khí hậu
09:26'
Phân của chim cánh cụt có thể đang làm cho bầu trời Nam Cực trở nên nhiều mây hơn – và góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Phi: Tai nạn hầm mỏ khiến hàng trăm người mắc kẹt dưới lòng đất
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại mỏ vàng Kloof của tập đoàn Sibanye-Stillwater ở Nam Phi, khiến 260 công nhân bị mắc kẹt dưới lòng đất.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 24/5/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/5, sáng mai 25/5 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao sinh học
22:00' - 23/05/2025
Ngày 23/5, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2588/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ cao Sinh học Hà Nội, tỷ lệ 1/2000.
-
Kinh tế & Xã hội
Đại học Harvard kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump
21:49' - 23/05/2025
Ngày 23/5, Đại học Harvard của Mỹ đã kiện chính phủ liên bang về quyết định của Tổng thống Donald Trump thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
19:59' - 23/05/2025
Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế.
-
Kinh tế & Xã hội
Sớm đưa Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức vào hoạt động
19:43' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đã đi kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam.