MoMo: Cú đánh cược với tương lai của startup Việt
"Nếu làm tử tế thì câu chuyện 30 hay 50 triệu người dùng sẽ chỉ là vấn đề thời gian!", ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ Di động trực tuyến (M_Service) - đơn vị chủ quản của Ví điện tử MoMo - đặt niềm tin ngay khi ứng dụng này vừa cán mốc 20 triệu người dùng vào đầu tháng 9 vừa qua.
Từ một dịch vụ nạp tiền, chuyển tiền trên điện thoại “cục gạch”, MoMo đã có bước tiến dài với số lượng người dùng năm 2020 nhảy vọt gấp đôi so với năm trước đó và gấp đến 40 lần so với mốc 500.000 người dùng hồi đầu năm 2015. Không gì là không thểÝ tưởng ra đời MoMo đến từ Nhà sáng lập - bà Nguyễn Thị Minh Hiền khi bà bị "hớp hồn" bởi cách sử dụng điện thoại để chuyển tiền của người dân Bangladesh trong một lần công tác.“Mọi người đều nói đó là ý tưởng viển vông, phi thực tế, chỉ là việc làm “đan gàu tát biển, ghẹo người cung trăng”. Công bằng mà nói, lúc ấy, ngoài ý tưởng, chúng tôi chưa có gì để thuyết phục mọi người. Tiền ít, chưa có sản phẩm và thậm chí không biết làm thế nào để ra được sản phẩm”, ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị MoMo nhớ lại thời điểm năm 2007.Dù vậy, các cộng sự vẫn miệt mài nghiên cứu để rồi đến năm 2010, ý tưởng "viển vông" đã chính thức thành hình. MoMo ra mắt người dùng với vai trò là dịch vụ nạp tiền, chuyển tiền qua số điện thoại di động, được ứng dụng ngay trên thẻ SIM điện thoại của Vinaphone.Vạn sự khởi đầu nan, dịch vụ gặp phải nhiều phản ứng thiếu tích cực từ người dùng vì khó sử dụng và ít tiện ích. Thay đổi, bứt phá hoặc biến mất là bài toán đặt ra với đội ngũ sáng lập.“Chúng tôi quyết định phải có cú đánh cược với tương lai của MoMo”. Cú đánh cược mà ông Diệp nhắc đến chính là quyết sách tập trung vào ứng dụng di động, thay vì giao diện web như trình tự thông thường, dù rằng tương lai về sự phổ biến của điện thoại thông minh khi đó còn chưa rõ ràng.
Không chỉ có vậy, theo ông Nguyễn Mạnh Tường, khó khăn trong những ngày đầu thành lập còn là việc phải thuyết phục bản thân, thuyết phục đối tác, ròng rã gõ cửa từng nơi để trình bày và thuyết phục chấp nhận thử nghiệm mô hình ví điện tử. Thậm chí hồi đó ngân hàng còn nhìn nhận MoMo như là đối thủ thay vì một đối tác, phải mất 2-3 năm để có thể kết nối với một ngân hàng.
Nhưng nay thì khác, MoMo trở thành đối tác của 27 ngân hàng, từ Vietcombank, VPBank, ACB, TPBank... tới các ngân hàng nước ngoài như Shinhan Bank, Woori Bank của Hàn Quốc hay UOB của Singapore."Quý giá nhất trong 10 năm vừa rồi là tạo ra niềm tin mạnh mẽ về sứ mệnh mình làm, tạo ra sự thay đổi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, thay đổi về thói quen của người dùng Việt Nam, chuyển thành niềm tin vững chắc", ông Tường khẳng định.>>>Tạo hành lang pháp lý để phát triển công nghệ tài chính
Tin liên quan
-
Công nghệ
Ví điện tử MoMo đạt mốc 20 triệu người dùng
18:32' - 04/09/2020
Ví điện tử MoMo đã chính thức chạm mốc 20 triệu người dùng sau 10 năm ra mắt thị trường Việt Nam.
-
DN cần biết
Liberty Việt Nam bổ sung tính năng thanh toán phí bảo hiểm trên Ví MoMo
21:00' - 22/08/2020
Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty Việt Nam vừa bổ sung tính năng thanh toán phí bảo hiểm hợp đồng mới và hợp đồng tái tục trên Ví MoMo, bên cạnh các tính năng sẵn có là bảo hiểm ung thư, du lịch, xe máy.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.