Moody’s tăng triển vọng tín nhiệm hai bậc với Việt Nam là điều chưa có tiền lệ
Theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), việc Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (Moody’s) giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 và điều chỉnh tăng triển vọng tín nhiệm hai bậc lên “Tích cực” là điều chưa có tiền lệ trong đánh giá của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch COVID-19.
Ông Trương Hùng Long cho biết, kể từ đợt nâng bậc hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên Ba3 vào tháng 8/2018, việc Moody’s lần đầu tiên nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên mức "Tích cực" vừa qua là sự ghi nhận quan trọng về kết quả điều hành chính sách vĩ mô hiệu quả, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của Việt Nam trong việc kiểm soát thành công dịch COVID-19, đưa nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, vượt xa các quốc gia đồng mức xếp hạng trong khu vực cũng như trên thế giới. “Đó cũng là kết quả của sự kiên trì, chủ động của các cơ quan Chính phủ, của Bộ Tài chính trong việc chia sẻ và cập nhật các thông tin về kinh tế vĩ mô với phía Moody’s trong một thời gian dài. Đây cũng là lần đầu tiên Moody’s đánh giá vượt bậc đối với triển vọng tín nhiệm của Việt Nam, nâng liền hai bậc, là điều chưa có tiền lệ trong đánh giá của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch COVID-19”, ông Trương Hùng Long nói. Ông Trương Hùng Long, cho rằng động thái này của Moody’s phản ánh ghi nhận của tổ chức này về nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc của Việt Nam, thành công vượt trội của Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh và tăng trưởng dương của nền kinh tế được duy trì, cũng như vị thế đối ngoại được tăng cường nhờ khả năng hội nhập quốc tế vào chuỗi cung ứng châu Á. Cụ thể, Moody’s cho biết thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam vượt xa các quốc gia có xếp hạng tương đồng trên toàn thế giới, các giải pháp chính sách phát triển và kiềm chế dịch bệnh hiệu quả của Việt Nam đã hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước và giao thương quốc tế phục hồi nhanh chóng và hỗ trợ thu ngân sách. Chính nhờ những thành quả cải thiện vị thế tài khoá và kết quả quản lý nợ công đầy thuyết phục và vững chắc trong giai đoạn vừa qua đã giúp Việt Nam tăng đệm dự phòng chính sách để ứng phó với rủi ro vĩ mô. Việc Việt Nam không phải tăng vay để ứng phó với đại dịch COVID-19 như nhiều quốc gia khác trên thế giới là điểm hết sức tích cực. Bên cạnh đó, Moody’s cũng đánh giá Việt Nam có tiềm năng hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển toàn cầu về sản xuất, thương mại và tiêu dùng hậu đại dịch với sức cạnh tranh của ngành chế biến chế tạo và khu vực kinh tế đối ngoại đầy năng động.Trong bối cảnh các doanh nghiệp đặt mục tiêu đa dạng hóa địa điểm sản xuất tại châu Á, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút vốn FDI nhờ chi phí lao động cạnh tranh, ổn định chính trị và các ưu đãi có lợi cho thương mại và đầu tư.
Ông Trương Hùng Long cho rằng chính những yếu tố trên đã góp phần củng cố triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam, tăng cường chất lượng hồ sơ tín dụng của nước ta trong trung, dài hạn và là những yếu tố quan trọng trong quyết định nâng triển vọng của Moody’s. Với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm chủ trì tổ chức triển khai công tác đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia, ông Trương Hùng Long cho biết, Bộ Tài chính đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình làm việc, cập nhật thông tin thường xuyên với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, trong đó có Moody’s. Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính đã linh hoạt áp dụng đa dạng hình thức làm việc, điện đàm trực tuyến để đảm bảo việc trao đổi thông tin thường xuyên, thông suốt, giúp các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có đầy đủ thông tin để đưa ra những đánh giá cập nhật, chính xác về hồ sơ tín dụng của Việt Nam. Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng chủ động phối hợp với các định chế tài chính, chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm với các cơ quan, tổ chức trong nước nhằm không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, theo đó cải thiện chất lượng thông tin cung cấp cũng như phương pháp làm việc với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm. Ngoài ra, với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, Bộ Tài chính đã kiên trì tập trung giải trình, thuyết phục về những vấn đề các tổ chức xếp hạng tín nhiệm còn quan ngại nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, đảm bảo đánh giá khách quan của các cơ quan này. Trước đó, ngày 18/3, tổ chức Moody’s đã thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm và điều chỉnh tăng triển vọng lên "Tích cực".Cơ sở để tổ chức Moody’s đưa ra quyết định giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia và điều chỉnh tăng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam hai bậc lên "Tích cực" là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam vượt xa các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tương đồng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới.
Moody’s cho biết giải pháp chính sách phát triển và kiềm chế dịch bệnh hiệu quả của Việt Nam đã hỗ trợ hoạt động kinh tế trong nước và giao thương quốc tế phục hồi nhanh chóng và hỗ trợ thu ngân sách. Triển vọng tăng trưởng kinh tế trong trung hạn được nhận định là đầy hứa hẹn nhờ những thành quả cải thiện vị thế tài khoá và nợ đầy thuyết phục và vững chắc. Tổ chức này đưa ra đánh giá nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển toàn cầu về sản xuất, thương mại và tiêu dùng hậu đại dịch với sức cạnh tranh của ngành chế biến chế tạo và khu vực kinh tế đối ngoại đầy năng động. Moody’s ghi nhận điểm số về sức mạnh thể chế của nước ta đã được tăng cường rõ rệt trong việc Chính phủ quản lý ngân sách, quản lý nợ./.Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
129 đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình sau sắp xếp, hợp nhất.
11:12'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập 129 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Bình.
-
Tài chính
Hàn Quốc tách siêu bộ, tái cấu trúc quản lý tài chính
07:43'
Theo Ủy ban Kế hoạch các vấn đề Nhà nước Hàn Quốc hôm 2/7, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc sẽ được tách thành hai bộ là Bộ Kế hoạch và Ngân sách, Bộ Chiến lược và Tài chính.
-
Tài chính
Không gián đoạn thủ tục thuế trong ngày đầu vận hành mô hình tổ chức hai cấp
20:06' - 01/07/2025
Theo thông tin từ Cục Thuế trong ngày làm việc đầu tiên theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bộ máy tổ chức mới vận hành tương đối ổn định.
-
Tài chính
Tổng thống D. Trump cân nhắc áp thuế mới đối với Nhật Bản
10:12' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 để ngỏ khả năng áp mức thuế mới đối với Nhật Bản liên quan tới việc quốc gia châu Á này hạn chế nhập khẩu gạo từ Mỹ.
-
Tài chính
Căng thẳng thương mại, nợ công đẩy kinh tế thế giới vào "ngã rẽ" nguy hiểm
08:13' - 01/07/2025
Mức nợ công cao và ngày càng tăng đang khiến hệ thống tài chính trở nên mong manh hơn trước biến động lãi suất.
-
Tài chính
Kho bạc Nhà nước thông suốt, không để gián đoạn hoạt động từ ngày 1/7
16:53' - 30/06/2025
Kho bạc Nhà nước khẳng định đã sẵn sàng phục vụ mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định và thông suốt từ ngày 1/7.
-
Tài chính
Từ 1/7, bán hàng online sẽ được sàn thương mại điện tử hỗ trợ nộp thuế
12:19' - 30/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, theo quy định tại Nghị định 117/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ, cá nhân.
-
Tài chính
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương cho các bộ, địa phương
22:05' - 29/06/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1402/QĐ-TTg giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương cho các bộ, địa phương.
-
Tài chính
Chính sách thuế nhập khẩu kéo niềm tin tiêu dùng Mỹ đi xuống
21:13' - 29/06/2025
The Conference Board cho biết, các chính sách thuế quan và lo ngại về ảnh hưởng đến tài chính cá nhân tiếp tục là mối bận tâm lớn nhất của người dân tham gia khảo sát.