Một năm sau vụ khủng bố Paris: "Bóng ma" khủng bố vẫn ám ảnh nước Pháp
Một năm đã trôi qua kể từ sau các vụ tấn công khủng bố kinh hoàng do những kẻ Hồi giáo cực đoan thực hiện gần như đồng thời ở 6 địa điểm công cộng tại thủ đô Paris và vùng ngoại ô nước Pháp thứ Sáu ngày 13/11/2015, trong đó có vụ bắt cóc con tin tại nhà hát Bataclan, làm 130 người thiệt mạng và 350 người bị thương.
Mặc dù chính phủ Pháp ngay lập tức có những động thái mạnh tay nhằm thắt chặt an ninh nội địa bằng việc tuyên bố tiến hành “cuộc chiến không khoan nhượng chống khủng bố”, ban bố “tình trạng khẩn cấp”, đồng thời tăng cường quân số cho lực lượng cảnh sát và quân đội, nhưng từ đầu năm đến nay, nước Pháp vẫn liên tục là mục tiêu của khủng bố, tiếp tục hứng chịu đau thương trong nhiều vụ tấn công với những hình thức biến tấu khác nhau nhưng đều mang “dấu ấn” của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.
Sau loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris, chính phủ Pháp đã tăng cường trang thiết bị cho các lực lượng tình báo và an ninh. Quốc hội Pháp cũng đã thông qua đạo luật trao thêm nhiều quyền cho lực lượng cảnh sát và giới chức tư pháp nhằm ngăn chặn các vụ tấn công, như tăng thời hạn giam giữ các nghi phạm khủng bố mà không cần đưa ra cáo buộc, được phép sử dụng vũ lực đối với các nghi phạm đang chuẩn bị gây ra một vụ tấn công chết người…
Biên chế của các lực lượng này cũng được tăng lên đáng kể. Dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy từ 2007-2012, Pháp đã giảm 12.000 cảnh sát và hiến binh.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống François Hollande đã bổ sung gần 9.000 biên chế, chủ yếu cho lực lượng tình báo, đồng thời tổ chức lại các đơn vị với việc thành lập Tổng cục Tình báo An ninh nội địa (DGSI) và Cơ quan Trung ương tình báo lãnh thổ (SCRT).
Trong khuôn khổ chương trình chống khủng bố Sentinelle, năm 2016, Pháp đã triển khai lực lượng an ninh lên đến 100.000 người, gồm 53.000 cảnh sát, 36.000 hiến binh và 10.000 binh sĩ nhằm đảm bảo an ninh trên toàn lãnh thổ. Trong số 10.000 binh sĩ trên đường phố, 4.000 người sẽ tuần tra tại Paris và vùng Ile-de-France, 6.000 người tại các tỉnh trên toàn quốc. Bên cạnh đó, chính quyền Pháp cũng đã kêu gọi các công dân từ 17 đến 30 tuổi gia nhập lực lượng dự bị tác chiến.
Theo kế hoạch, nhà chức trách Pháp sẽ huy động khoảng 25.000 quân dự bị hoạt động song song với lực lượng quân đội để giám sát những địa điểm nhạy cảm. Chính phủ Pháp cũng đã thông qua sắc lệnh thành lập Lực lượng vệ binh quốc gia nhằm tăng cường an ninh trước các vụ tấn công cực đoan trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, bất chấp những phương tiện tối tân, hiện đại cùng hồ sơ theo dõi các đối tượng cực đoan của các cơ quan an ninh, nguy cơ khủng bố vẫn luôn hiện hữu, thách thức các lực lượng an ninh Pháp. Từ gần hai năm qua, lực lượng này luôn phải căng mình để đối phó với những kẻ thù vô hình sẵn sàng gieo rắc nỗi kinh hoàng trên đường phố bằng các vụ đánh bom liều chết.
Sau mỗi vụ tấn công, lực lượng IS đều tuyên bố đây là hành động đáp trả việc Pháp “báng bổ nhà tiên tri của đạo Hồi”, yêu cầu Pháp ngừng tấn công vào Syria và Iraq, vốn là lãnh địa của IS.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc Pháp là một trong những nước phương Tây đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố và chống chủ nghĩa cực đoan khiến IS luôn coi Pháp là mục tiêu hàng đầu chỉ là nguyên nhân trực tiếp. Vấn đề gốc rễ là những mâu thuẫn xã hội âm ỉ, bắt nguồn từ sự cực đoan hóa về văn hóa và tôn giáo.
Để hàn gắn những chia rẽ này, các chính quyền kế tiếp nhau của Pháp phải kết hợp rất nhiều chính sách kinh tế-xã hội nhằm tạo cơ hội phát triển cho tất cả các tầng lớp dân cư, để các vùng ngoại ô nghèo-nơi sinh sống của những người nhập cư, không trở thành “vườn ươm khủng bố”.
Bên cạnh các hoạt động tưởng niệm một năm xảy ra các vụ tấn công khủng bố, báo chí Pháp đã khơi lại những lỗ hổng an ninh và yếu kém của các cơ quan tình báo trong việc lập hồ sơ và theo dõi các đối tượng cực đoan. Phải thừa nhận rằng đây là công việc hết sức khó khăn do các đối tượng khủng bố giờ đây đã trở nên “muôn hình vạn trạng”, rất khó nhận diện.
Đó có thể là những phần tử đã tham gia thánh chiến ở Trung Đông, nhưng cũng có thể là những thanh niên sinh ra và lớn lên trong những khu phố nghèo, giống như những "xóm liều" trên đất Pháp. Thực tế cho thấy đến tận ngày 8/11 vừa qua, tức là gần một năm sau, danh tính của kẻ điều phối các vụ tấn công đêm 13/11 tại Paris mới được các cơ quan an ninh Pháp công bố.
Trong bối cảnh phần lãnh thổ do IS kiểm soát tại Syria và Iraq đang bị thu hẹp đáng kể, cuộc chiến chống khủng bố tại Pháp ngày càng trở nên phức tạp do các phần tử cực đoan sẵn sàng tiến hành cuộc “Thánh chiến” ngay trong lòng nước Pháp. Một năm đã trôi qua, nỗi ám ảnh khủng bố vẫn đang thường trực ở Pháp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp công bố danh tính kẻ điều phối loạt vụ tấn công đẫm máu tại Paris và Brussels
20:47' - 08/11/2016
Các nhà điều tra Pháp ngày 8/11 đã xác định phần tử cực đoan Oussama Atar mang quốc tịch Bỉ và Maroc, là kẻ điều phối loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại các thủ đô Paris (Pháp) và Brussels (Bỉ).
-
Kinh tế & Xã hội
Tokyo, Paris - điểm đến yêu thích nhất của du khách Trung Quốc
07:01' - 25/09/2016
Thủ đô Tokyo của Nhật Bản và thủ đô Paris của Pháp là hai điểm đến hấp dẫn nhất đối với du khách Trung Quốc trong hành trình du lịch chặng ngắn và chặng dài.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Paris thiệt hại 750 triệu euro
14:36' - 24/08/2016
Du lịch Paris đang gặp khó khi ngày càng ít du khách nước ngoài chọn là điểm đến du lịch, do quan ngại liên quan tới các vụ tấn công khủng bố, đình công cũng như tình hình thời tiết xấu gây lụt lội.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành du lịch Paris vẫn chưa thoát khỏi bóng đen u ám
12:08' - 02/06/2016
Theo một báo cáo của Hội đồng du lịch Paris, ngành du lịch Paris đang phải đối mặt với thách thức làn sóng đình công và biểu tình đang diễn ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.