Mua bán và sáp nhập: Giải pháp doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn lực
Các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) sẽ giúp cho các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn lực của mình; đồng thời cũng là giải pháp đầu tư hiệu quả khi có thể tiếp cận thị trường một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, các nhà đầu tư kỳ vọng sự phục hồi của M&A lạc quan hơn vào năm 2021 chứ chưa phải là 6 tháng cuối năm nay.
Để hiểu rõ hơn, Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Xuân Minh, Viện Nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (CMAC) xung quanh vấn đề này. BNEWS/TTXVN: Thưa ông, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt gặp khó khăn và đây được xem là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể thâu tóm với giá rẻ, xin ông cho biết nhận định về vấn đề này? Ông Đặng Xuân Minh: Thực tế 6 tháng đầu năm 2020, các giao dịch M&A cũng suy giảm do dịch bệnh COVID-19, các nhà đầu tư nước ngoài hạn chế trong việc tiếp xúc, thẩm định, đàm phán… Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài có những khó khăn nhất định, hoặc thay đổi chiến lược. Vì vậy, thị trường chưa chứng kiến hiện tượng “doanh nghiệp Việt lao đao dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm với giá rẻ”. Tất nhiên, về mặt dài hạn, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm và tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. Những thương vụ trong đó nhà đầu tư nước ngoài là bên mua vẫn tiếp tục xuất hiện, dù không nhiều như giai đoạn trước. Các thương vụ đáng chú ý như: nhà đầu tư Thái Lan mua lại Công ty Bao bì Biên hòa, Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát và Công ty cổ phần Kim loại màu và nhựa Đồng Việt (Dovina) hay như năm 2019 KEB Hana trở thành cổ đông lớn sở hữu 15% của BIDV, VietinBank bán 50% cổ phần tại công ty cho thuê tài chính… BNEWS/TTXVN:Có nhiều ý kiến cho rằng, trong vài tháng tới, khi doanh nghiệp Việt vượt quá ngưỡng chịu đựng khó khăn, khi đó các thương vụ M&A những doanh nghiệp này sẽ tăng cao? Ông đánh giá như thế nào về ý kiến này? Ông Đặng Xuân Minh: Thị trường cũng đang hy vọng các giao dịch M&A trong thời gian tới sẽ nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên, chúng tôi không nhất trí hoàn toàn với ý kiến cho rằng các doanh nghiệp Việt quá ngưỡng chịu đựng khó khăn và phải bán. Bởi lẽ các doanh nghiệp có phương án khác nhau để đối mặt và vượt qua những khó khăn trong khủng hoảng. Có một số nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp nước ngoài không dễ thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam như: nhiều doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng tỷ lệ sở hữu của nhà nước vẫn giữ chi phối từ 51 – 95%. Vì vậy, các doanh nghiệp này không dễ để các nhà đầu tư tiếp cận vì phụ thuộc hoàn toàn vào các quyết định thoái vốn tiếp theo của cổ đông nhà nước. Bên cạnh đó, số các công ty niêm yết có chất lượng tại Việt Nam không nhiều, nhiều doanh nghiêp tốt đã được các nhà đầu tư nắm giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần chi phối rồi nên không dễ thâu tóm được trên sàn. Và đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp muốn bán nhưng lại không được các nhà đầu tư quan tâm. Lý do bởi nhiều yếu tố hạn chế như: chất lượng doanh nghiệp thấp, báo cáo tài chính chưa minh bạch, quản trị công ty chưa đạt chuẩn. BNEWS/TTXVN: Theo ông, khi các thương vụ mua bán và sáp nhập xuất hiện nhiều hơn trong thời gian gần đây, liệu đây có thực sự là liều thuốc hưng phấn cho nhà đầu tư lạc quan hơn vào thị trường tài chính trong nửa cuối năm nay? Ông Đặng Xuân Minh: Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng đầu năm có tăng trưởng nhưng vẫn có những tâm lý thận trọng. Còn giới đầu tư quốc tế cũng đang theo sát tình hình COVID-19 trên thế giới để có những động thái phù hợp.Qua trao đổi với các nhà đầu tư trên thế giới, chúng tôi thấy họ vẫn đánh giá tình hình với sự thận trọng nhất định. Các nhà đầu tư kỳ vọng sự phục hồi lạc quan hơn vào năm 2021 chứ chưa phải là 6 tháng cuối năm nay.
Dịch COVID-19 ảnh hưởng rất nhiều đến toàn bộ quá trình thực hiện, triển khai và hoàn tất giao dịch mua bán chuyển nhượng. Vì vậy, dù giá có thể sẽ rẻ hơn nhưng thủ tục và điều kiện thực hiện không phải là dễ dàng.Có thể sang năm 2021 thì chúng ta mới được chứng kiến nhiều hơn kết quả của các nỗ lực mà nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhà tư vấn đang thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
BNEWS/TTXVN: Nhiều ý kiến cho rằng, các thương vụ M&A ngày càng gia tăng, đây sẽ là xu thế phát triển mới, chúng ta cần cởi mở để đón nhận. Theo ông, chúng ta có cần những cơ chế để kiểm soát các thương vụ này? Ông Đặng Xuân Minh: Việc góp vốn, mua cổ phần tại những doanh nghiệp là bình thường, nên để diễn ra tự nhiên theo quy luật thị trường. Các thương vụ M&A giúp cho các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn lực của mình; đồng thời cũng là giải pháp đầu tư hiệu quả khi có thể tiếp cận thị trường một cách tối ưu nhất. Kinh nghiệm trên thế giới thì các giao dịch M&A vẫn được kiểm soát thông qua cơ chế báo cáo hoặc phê duyệt, đặc biệt với những giao dịch M&A lớn. Một số quốc gia yêu cầu doanh nghiệp báo cáo những thương vụ chuyển nhượng cổ phần cho phía nước ngoài, đặc biệt trong một số lĩnh vực được coi là nhạy cảm đối với quốc gia. Ở góc độ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, nhà nước có thể xem xét kỹ thời điểm tổ chức đấu giá hoặc chào bán, do các cuộc đấu giá thoái vốn nhà nước trong giai đoạn này có thể không đạt mục tiêu về giá, về đối tác chiến lược như kỳ vọng tái cấu trúc doanh nghiệp. Việt Nam cần thúc đẩy hoạt động M&A thông qua các hoạt động thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Bên cạnh đó, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để vừa quản lý tốt, vừa khuyến khích hoạt động M&A. BNEWS/TTXVN: Ông có thể cho biết, quan điểm về hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp và một vài khuyến nghị để những doanh nghiệp này sẽ hoạt động tốt hơn trong thời gian tới? Ông Đặng Xuân Minh: Theo quan điểm của tôi, các hoạt động M&A nói chung thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, tạo kênh thu hút đầu tư, góp phần chuyển dịch dòng đầu tư đến các cơ hội tốt. Vì vậy cần có quan điểm và nhìn nhận tích cực về hoạt động này. Vấn đề đáng quan tâm trước nay là sự minh bạch khi thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước có tiềm năng, có quỹ đất; cũng như quản lý việc cấp phép cho các dự án, tránh hiện tượng xin giấy phép để bán. Nhà nước có thể nghiên cứu điểu chỉnh kế hoạch thoái vốn và cổ phần hóa trong giai đoạn 2020 - 2022, theo đó chưa thực hiện ngay việc đấu giá, thoái vốn trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, vẫn cần tiếp tục tiến hành xúc tiến các hoạt động thoái vốn, bởi lẽ quá trình tìm nhà đầu tư cho các doanh nghiệp cũng đòi hỏi thời gian. Bên cạnh đó, tranh thủ giai đoạn này để cải tổ và nâng cao chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp mà nhà nước đang quản lý, theo hướng các doanh nghiệp này cần được công bố thông tin minh bạch, theo đúng quy đinh của thị trường; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, đặc biệt là các nước có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến thị trường Việt nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore. BNEWS/TTXVN: Xin cám ơn ông!>>Sáp nhập doanh nghiệp thời COVID-19: Trong nguy có cơ
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
FCA và PSA muốn tăng dự trữ tiền mặt trước khi sáp nhập
10:06' - 08/04/2020
Hai nhà sản xuất ô tô FCA và PSA đã chuyển sang "chế độ" dự trữ để đảm bảo lượng tiền mặt cần thiết trước thời điểm sáp nhập theo kế hoạch,
-
Chứng khoán
Masan nhận 83,74% cổ phần từ một công ty con của Vingroup sau sáp nhập
20:08' - 01/01/2020
Masan sẽ nhận 83,47% cổ phần phổ thông đang lưu hành của Công ty cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM.
-
Chứng khoán
MSN giảm sàn sau thương vụ Vinmart, VinEco sáp nhập vào Masan
15:51' - 03/12/2019
Khối ngoại bán ròng khá mạnh trong phiên hôm nay, tập trung vào cổ phiếu MSN.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
08:00'
Từ nay đến ngày 13/01/2025, khi khách hàng thực hiện cài đặt sinh trắc học thành công, Agribank sẽ tặng ngay 10 lượt quay số trúng thưởng tại chương trình “Vòng quay may mắn”
-
Chuyển động DN
Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - Malaysia trong lĩnh vực năng lượng và Halal
13:37' - 23/11/2024
Cho đến nay, mới chỉ có khoảng 1.000 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Malaysia có chứng chỉ Halal cho khoảng 3.000 sản phẩm.
-
Chuyển động DN
SpaceX phóng thành công hàng chục vệ tinh Internet vào quỹ đạo
10:31' - 22/11/2024
Ngày 21/11, SpaceX - công ty vũ trụ tư nhân của Mỹ thông báo phóng thành công 24 vệ tinh internet Starlink vào quỹ đạo.
-
Chuyển động DN
Hoàn thiện các tiện ích trên dịch vụ công trực tuyến để hỗ trợ khách hàng
17:26' - 21/11/2024
Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước Trà Vinh đã hoàn thiện các tiện ích trên dịch vụ công trực tuyến để hỗ trợ cho người sử dụng.
-
Chuyển động DN
Ford cắt giảm 4.000 việc làm tại châu Âu, đối mặt thách thức chuyển đổi sang xe điện
11:22' - 21/11/2024
Ngày 20/11, hãng sản xuất ô tô Mỹ Ford thông báo kế hoạch cắt giảm 4.000 việc làm tại châu Âu từ nay đến cuối năm 2027.
-
Chuyển động DN
SLP Park Long Hậu được vinh danh Dự án BĐS Công nghiệp Xuất sắc nhất
21:30' - 19/11/2024
SLP Park Long Hậu vừa được vinh danh Dự án Bất động sản (BĐS) Công nghiệp Xuất sắc nhất (Best Industrial Development) tại Giải thưởng BĐS Việt Nam PropertyGuru lần thứ 10 diễn ra ở Tp. Hồ Chí Minh.
-
Chuyển động DN
Thêm nguồn cung DAP chất lượng cao cho nông dân Việt Nam
19:24' - 19/11/2024
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng cao và chi phí cạnh tranh.
-
Chuyển động DN
Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư
18:30' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, các địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án… kịp thời phản ánh, báo cáo trong việc tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện kế hoạch vốn năm
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Boeing thông báo sa thải hàng nghìn nhân viên tại Mỹ
14:10' - 19/11/2024
Ngày 18/11, Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã gửi thông báo đợt sa thải đầu tiên trong kế hoạch cắt giảm 10% lực lượng lao động của hãng toàn cầu.