Mục tiêu của Mỹ trong "Chiến lược châu Phi mới"
Thuyết trình trước Quỹ Di sản của giới tinh anh thuộc phái bảo thủ ở Mỹ, ông Bolton nêu rõ rằng "Chiến lược châu Phi mới" đặt trọng điểm ở 3 lĩnh vực gồm: tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với các nước châu Phi, sử dụng hiệu quả hơn các khoản Mỹ viện trợ cho châu Phi và tiếp tục tấn công hoạt động của các tổ chức cực đoan tại châu Phi như "Nhà nước hồi giáo" (IS).
Điều đáng chú ý là trong bài thuyết trình về "Chiến lược châu Phi mới", ông Bolton đã chĩa "mũi giáo" vào Trung Quốc và Nga khi cho rằng cách làm mang tính "ăn cướp" của Trung Quốc và Nga tại châu Phi đang cản trở kinh tế của khu vực này phát triển và tăng trưởng, thậm chí đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Ông Bolton nêu rõ: nhiệm vụ hàng đầu của Mỹ là phát triển quan hệ kinh tế với khu vực châu Phi, nhằm tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ, bảo vệ nền độc lập của các nước trong khu vực và phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Hiện Mỹ cung cấp khoản viện trợ trị giá khoảng 8 tỷ USD/năm cho các nước châu Phi nhưng hiệu quả không cao.
Theo "Chiến lược châu Phi mới" lần này, Mỹ sẽ tập trung tiền vốn vào một số quốc gia mấu chốt ở châu Phi và các mục tiêu chiến lược cá biệt, bảo đảm mọi khoản viện trợ cho khu vực này, bất kể là theo nhu cầu an ninh, nhân đạo hay phát triển, đều phải có lợi và phục vụ cho lợi ích quốc gia của Mỹ.
Ông Bolton phê phán lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) bố trí tại châu Phi và tuyên bố Mỹ sẽ không cung cấp viện trợ mà không có sự khác biệt cho cả khu vực châu Phi, trong đó mục tiêu của Mỹ là giải quyết xung đột tại lục địa này.
Ông Bolton phê phán cách làm mang tính “ăn cướp” của Trung Quốc và Nga tại châu Phi đang cản trở châu Phi phát triển kinh tế, thậm chí còn can thiệp vào lợi ích an ninh và lợi ích của quân đội Mỹ tại khu vực này.
Theo ông Bolton, Trung Quốc và Nga đang nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng kinh tế, tài chính và chính trị tại lục địa châu Phi, cố tình dùng các khoản đầu tư của mình thách thức ưu thế tương đối của Mỹ tại khu vực này.
Cụ thể, Trung Quốc dùng phương thức hối lộ, ký kết các thỏa thuận mơ hồ và cung cấp các khoản cho vay chiến lược nhằm sai khiến các nước châu Phi làm theo ý đồ và yêu cầu của Trung Quốc. Ông Bolton nêu rõ: cái gọi là “ngoại giao vay nợ” của Trung Quốc thường được bắt đầu từ các dự án đầu tư hấp dẫn, sau đó khiến các nước tiếp nhận đầu tư phụ thuộc vào các điều khoản vay nợ do Trung Quốc nắm quyền chủ đạo.
Giống như vậy, theo ông Bolton, Nga cũng đang thông qua các vụ giao dịch kinh tế không minh bạch để tăng cường ảnh hưởng tại châu Phi. Thời gian gần đây, Nga dựa vào các thương vụ mua bán vũ khí và năng lượng để để đổi lấy các lá phiếu ủng hộ của các nước châu Phi tại LHQ.
Ông Bolton nhấn mạnh, hiển nhiên các nước bỏ phiếu phản đối Mỹ tại các diễn đàn quốc tế, hoặc về những hành động đi ngược lợi ích của Mỹ sẽ không thể có được các khoản viện trợ từ Mỹ.
Trước tuyên bố của ông Bolton liên quan đến "Chiến lược châu Phi mới" của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nêu rõ: phía Trung Quốc cho rằng hợp tác của cộng đồng quốc tế đối với châu Phi cần tôn trọng ý nguyện của châu Phi, phù hợp với nhu cầu của châu Phi, đồng thời tuân thủ nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ châu Phi và không được gắn kèm với các điều kiện chính trị.
Thực tế cho thấy khi nói đến châu Phi, Trung Quốc đều nhấn mạnh châu Phi cần những gì. Điều này hoàn toàn khác với Mỹ khi nói về châu Phi, vốn chỉ quan tâm đến lợi ích và nhu cầu của Mỹ. Rõ ràng, Mỹ không nghĩ cho châu Phi mà đang tìm cách đối phó với sức ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga tại khu vực này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ vẫn là quốc gia nhập khẩu năng lượng
13:26' - 24/12/2018
Mỹ vẫn là quốc gia nhập khẩu năng lượng cho dù là quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc "đạt được tiến bộ mới" từ điện đàm về thương mại
13:15' - 24/12/2018
Thứ trưởng Thương mại của Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành điện đàm nhằm trao đổi quan điểm "sâu sắc" về tình trạng mất cân bằng thương mại cũng như vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
-
Tài chính
Mỹ xoa dịu lo ngại của các nhà đầu tư tài chính
09:38' - 24/12/2018
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã tiến hành loạt cuộc điện đàm với các ngân hàng hàng đầu của Mỹ nhằm xoa dịu lo ngại của nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia - “trọng tâm” trong chính sách đối ngoại của Mỹ?
06:30' - 24/12/2018
Giới quan sát dự đoán Saudi Arabia sẽ vẫn là đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông bởi Riyadh nằm trong “trọng tâm và cốt lõi” chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Khác biệt trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 24/12/2018
Dù Mỹ và Trung Quốc đều khẳng định sẽ không leo thang cuộc chiến thương mại, truyền thông Hong Kong cho rằng quan điểm của hai bên về khả năng hóa giải hoàn toàn những mâu thuẫn này vẫn xa vời.
-
Đời sống
Người Mỹ chi tiền thuê nhà tăng lên mức kỷ lục
16:28' - 23/12/2018
Người Mỹ đã chi thêm 12,6 tỷ USD USD cho việc thuê nhà trong năm 2018, tương đương với mức tăng khoảng 2,6% so với (con số 504,4 tỷ USD) năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của EU sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế mới
20:25' - 24/05/2025
Ủy viên Thương mại của EU Maros Sefcovic ngày 23/5 kêu gọi Mỹ tôn trọng đối tác thương mại, đồng thời cam kết sẵn sàng làm việc trên tinh thần thiện chí và đảm bảo một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10' - 24/05/2025
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48' - 24/05/2025
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.